Motif trừng phạt trong truyện cổ dân gian Đông Nam Á
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 505.32 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tiến hành tiếp cận và phân tích một chỉnh thể motif phổ biến trong truyện cổ dân gian khu vực Đông Nam Á: Motif trừng phạt. Thông qua việc khảo sát một số lượng tương đối các tư liệu truyện cổ dân gian từ các quốc gia khác nhau trong khu vực, bài viết làm sáng tỏ những đặc điểm quan trọng, mang tính quy trình và tính đặc thù rõ nét của motif này trên bình diện cấu trúc – chức năng cũng như trên bình diện nguồn gốc lịch sử và văn hóa tộc người. Những đặc điểm này một mặt vừa có những điểm chung nhất, một mặt vừa có những nét riêng biệt trong tương quan với truyện cổ dân gian thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Motif trừng phạt trong truyện cổ dân gian Đông Nam Á Năm học 2015 - 2016 MOTIF TRỪNG PHẠT TRONG TRUYỆN CỔ DÂN GIAN ĐÔNG NAM Á Trần Khoa Nguyên (Sinh viên năm 3, Khoa Ngữ văn) GVHD:ThS Nguyễn Hữu Nghĩa TÓM TẮT Trên cơ sở kế thừa và vận dụng linh hoạt lí thuyết hình thái học truyện cổ tích của V. Ia. Propp cũng như lí thuyết về nguồn gốc lịch sử – văn hóa – dân tộc của motif được đặt ra từ những năm đầu của thế kỉ XIX, bài viếttiến hành tiếp cận và phân tích một chỉnh thể motif phổ biến trong truyện cổ dân gian khu vực Đông Nam Á: Motif trừng phạt. Thông qua việc khảo sát một số lượng tương đối các tư liệu truyện cổ dân gian từ các quốc gia khác nhau trong khu vực, bài viết làm sáng tỏ những đặc điểm quan trọng, mang tính quy trình và tính đặc thù rõ nét của motif này trên bình diện cấu trúc – chức năng cũng như trên bình diện nguồn gốc lịch sử và văn hóa tộc người. Những đặc điểm này một mặt vừa có những điểm chung nhất, một mặt vừa có những nét riêng biệt trong tương quan với truyện cổ dân gian thế giới. Từ khóa: Propp, motif, trừng phạt, cấu trúc, nguồn gốc. ABSTRACT Basing on inherited and flexibly applied Vladimir Propp’s Morphology of the folk tales theory and the theories of historical, cultural and ethnic origins of motif which were created in the early 1800s, the writer approached and analyzed one of the most popular motives of Southeast Asian folk tales – pusnishment motif in this essay. By carrying out research in some folk tales in Southeast Asian literature, this essay identified some important characteristics of this motif on the level of structure – function, as well as historical, cultural and ethnic origins. These characteristics somehow have both the same and the differences in comparison with the other folk tales all over the world. Keywords: Propp, motif, punishment, structure, origin. 1. Mở đầu Motif trừng phạt là một phần không thể thiếu trong sự cấu thành cốt truyện dân gian Đông Nam Á nói riêng và truyện dân gian thế giới nói chung. Sự trừng phạt diễn ra chính là kết quả tất yếu của quá trình xung đột giữa các phe tuyến nhân vật tồn tại trong diễn biến cốt truyện. Motif trừng phạt được dự đoán có sự khác biệt rất rõ nét trong tương quan với các motif khác như motif tái sinh, motif sự ra đời kì lạ, motif thách cưới… bởi tính mở và tính bao quát nhất định của nó xuyên suốt cốt truyện. Định hướng nghiên cứu biểu hiện của motif này trong truyện cổ dân gian Đông Nam Á là tìm ra một sơ đồ cấu thành hoàn chỉnh các thành tố có trong motif, từ đó kiến tạo nên một trình tự chức năng “cốt lõi” dẫn đến sự trừng phạt tương khớp với mạch cốt truyện 129 Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH nguyên nhân – kết quả thường thấy trong nhiều truyện cổ tích nói riêng và truyện cổ dân gian nói chung lưu truyền ở khu vực Đông Nam Á dựa trên lí thuyết 31 chức năng cổ tích của nhà nghiên cứu truyện cổ tích V. Ia. Propp. Qua đó có thể phần nào nhận biết được những đặc trưng về mặt cấu trúc – chức năng của motif trừng phạt trong truyện cổ dân gian Đông Nam Á. Trong công trình Những gốc rễ của truyện cổ tích thần kì, Propp đã đặt ra các tiền đề quan trọng và lần lượt giải quyết chúng dựa trên nguồn tư liệu là truyện cổ tích dân tộc Nga mà ông có. Đó là các tiền đề về mối quan hệ giữa truyện cổ tích với các quy chế xã hội của quá khứ, với nghi lễ, với phong tục và với thần thoại. Sự truy tìm những căn rễ lịch sử có trong truyện cổ tích hay cụ thể hơn là motif truyện kể là một việc làm thiết thực, không chỉ vạch ra một hướng nghiên cứu motif có ý nghĩa về mặt thực tiễn mà còn mang đến những đóng góp đáng kể cho các lĩnh vực nghiên cứu liên ngành. Những đặc trưng về mặt văn hóa của một dân tộc, một cộng đồng cũng sẽ được nhìn nhận và được thể hiện thông qua cách mà tập thể tác giả dân gian khu vực đó “sáng tác” và “biến báo” những nội dung motif sẵn có từ trong quỹ motif mang tính chất khuôn mẫu chung của nhân loại. 2. Motif trong lí thuyết của V. Ia. Propp: Sự kế thừa và phát huy thành tựu của các trường phái nghiên cứu motif đi trước V. Ia. Propp (1895-1970) là nhà nghiên cứu folklore học người Nga, Giáo sư Ngữ văn của Trường Đại học Tổng hợp Peterburg. Những công trình nghiên cứu giá trị mà ông để lại có ảnh hưởng rất lớn đến định hướng nghiên cứu văn học dân gian mà đặc biệt là thể loại tự sự dân gian ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, rất cần thiết phải kể đến Hình thái học truyện cổ tích (1928) và Những gốc rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kì (1946) - hai công trình mang tính định hướng cao độ, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Motif trừng phạt trong truyện cổ dân gian Đông Nam Á Năm học 2015 - 2016 MOTIF TRỪNG PHẠT TRONG TRUYỆN CỔ DÂN GIAN ĐÔNG NAM Á Trần Khoa Nguyên (Sinh viên năm 3, Khoa Ngữ văn) GVHD:ThS Nguyễn Hữu Nghĩa TÓM TẮT Trên cơ sở kế thừa và vận dụng linh hoạt lí thuyết hình thái học truyện cổ tích của V. Ia. Propp cũng như lí thuyết về nguồn gốc lịch sử – văn hóa – dân tộc của motif được đặt ra từ những năm đầu của thế kỉ XIX, bài viếttiến hành tiếp cận và phân tích một chỉnh thể motif phổ biến trong truyện cổ dân gian khu vực Đông Nam Á: Motif trừng phạt. Thông qua việc khảo sát một số lượng tương đối các tư liệu truyện cổ dân gian từ các quốc gia khác nhau trong khu vực, bài viết làm sáng tỏ những đặc điểm quan trọng, mang tính quy trình và tính đặc thù rõ nét của motif này trên bình diện cấu trúc – chức năng cũng như trên bình diện nguồn gốc lịch sử và văn hóa tộc người. Những đặc điểm này một mặt vừa có những điểm chung nhất, một mặt vừa có những nét riêng biệt trong tương quan với truyện cổ dân gian thế giới. Từ khóa: Propp, motif, trừng phạt, cấu trúc, nguồn gốc. ABSTRACT Basing on inherited and flexibly applied Vladimir Propp’s Morphology of the folk tales theory and the theories of historical, cultural and ethnic origins of motif which were created in the early 1800s, the writer approached and analyzed one of the most popular motives of Southeast Asian folk tales – pusnishment motif in this essay. By carrying out research in some folk tales in Southeast Asian literature, this essay identified some important characteristics of this motif on the level of structure – function, as well as historical, cultural and ethnic origins. These characteristics somehow have both the same and the differences in comparison with the other folk tales all over the world. Keywords: Propp, motif, punishment, structure, origin. 1. Mở đầu Motif trừng phạt là một phần không thể thiếu trong sự cấu thành cốt truyện dân gian Đông Nam Á nói riêng và truyện dân gian thế giới nói chung. Sự trừng phạt diễn ra chính là kết quả tất yếu của quá trình xung đột giữa các phe tuyến nhân vật tồn tại trong diễn biến cốt truyện. Motif trừng phạt được dự đoán có sự khác biệt rất rõ nét trong tương quan với các motif khác như motif tái sinh, motif sự ra đời kì lạ, motif thách cưới… bởi tính mở và tính bao quát nhất định của nó xuyên suốt cốt truyện. Định hướng nghiên cứu biểu hiện của motif này trong truyện cổ dân gian Đông Nam Á là tìm ra một sơ đồ cấu thành hoàn chỉnh các thành tố có trong motif, từ đó kiến tạo nên một trình tự chức năng “cốt lõi” dẫn đến sự trừng phạt tương khớp với mạch cốt truyện 129 Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH nguyên nhân – kết quả thường thấy trong nhiều truyện cổ tích nói riêng và truyện cổ dân gian nói chung lưu truyền ở khu vực Đông Nam Á dựa trên lí thuyết 31 chức năng cổ tích của nhà nghiên cứu truyện cổ tích V. Ia. Propp. Qua đó có thể phần nào nhận biết được những đặc trưng về mặt cấu trúc – chức năng của motif trừng phạt trong truyện cổ dân gian Đông Nam Á. Trong công trình Những gốc rễ của truyện cổ tích thần kì, Propp đã đặt ra các tiền đề quan trọng và lần lượt giải quyết chúng dựa trên nguồn tư liệu là truyện cổ tích dân tộc Nga mà ông có. Đó là các tiền đề về mối quan hệ giữa truyện cổ tích với các quy chế xã hội của quá khứ, với nghi lễ, với phong tục và với thần thoại. Sự truy tìm những căn rễ lịch sử có trong truyện cổ tích hay cụ thể hơn là motif truyện kể là một việc làm thiết thực, không chỉ vạch ra một hướng nghiên cứu motif có ý nghĩa về mặt thực tiễn mà còn mang đến những đóng góp đáng kể cho các lĩnh vực nghiên cứu liên ngành. Những đặc trưng về mặt văn hóa của một dân tộc, một cộng đồng cũng sẽ được nhìn nhận và được thể hiện thông qua cách mà tập thể tác giả dân gian khu vực đó “sáng tác” và “biến báo” những nội dung motif sẵn có từ trong quỹ motif mang tính chất khuôn mẫu chung của nhân loại. 2. Motif trong lí thuyết của V. Ia. Propp: Sự kế thừa và phát huy thành tựu của các trường phái nghiên cứu motif đi trước V. Ia. Propp (1895-1970) là nhà nghiên cứu folklore học người Nga, Giáo sư Ngữ văn của Trường Đại học Tổng hợp Peterburg. Những công trình nghiên cứu giá trị mà ông để lại có ảnh hưởng rất lớn đến định hướng nghiên cứu văn học dân gian mà đặc biệt là thể loại tự sự dân gian ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, rất cần thiết phải kể đến Hình thái học truyện cổ tích (1928) và Những gốc rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kì (1946) - hai công trình mang tính định hướng cao độ, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu khoa học sinh viên Motif trừng phạt Truyện cổ dân gian Đông Nam Á Truyện cổ dân gian Đông Nam Á Phân tích motif trừng phạtTài liệu liên quan:
-
9 trang 592 5 0
-
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi
9 trang 253 2 0 -
12 trang 152 0 0
-
Ứng dụng vi điều khiển PIC 16F877A trong thí nghiệm vật lí phổ thông
12 trang 120 0 0 -
Đánh giá hiệu năng trong mạng có kết nối không liên tục DTN
8 trang 94 0 0 -
10 trang 92 0 0
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lớp 6
70 trang 91 0 0 -
7 trang 49 0 0
-
Nghiên cứu hiệu ứng quang xúc tác và khả năng hấp phụ Cr (VI) của vật liệu Nanocomposite ZnO – CuO
7 trang 48 0 0 -
77 trang 46 0 0