Môtip nghịch dị trong tác phẩm của Franz Kafka
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 206.88 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Franz Kafka (1883 – 1924) được xem là một trong những nhà văn giàu ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX. Những môtip nghịch dị đóng vai trò quan trọng trong những sáng tác của nhà văn này. Bài viết tập trung vào vai trò và đặc điểm của ba môtip nghịch dị: môtip bất khả thi, môtip biến dạng, và môtip sự phi lý trong nhiều tác phẩm của Kafka.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Môtip nghịch dị trong tác phẩm của Franz Kafka11, Số2017Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 11, SốTập2, 2017,Tr.2,89-94MÔTIP NGHỊCH DỊ TRONG TÁC PHẨM CỦA FRANZ KAFKALÊ MINH KHAKhoa Ngữ văn, Trường Đại học Quy NhơnTÓM TẮTFranz Kafka (1883 – 1924) được xem là một trong những nhà văn giàu ảnh hưởng nhất của thế kỷXX. Những môtip nghịch dị đóng vai trò quan trọng trong những sáng tác của nhà văn này. Bài viết tậptrung vào vai trò và đặc điểm của ba môtip nghịch dị: môtip bất khả thi, môtip biến dạng, và môtip sự philý trong nhiều tác phẩm của Kafka.Từ khóa: Franz Kafka, môtip, nghịch dịABSTRACTThe Grotesque Motifs in Franz Kafka’s WorksFranz Kafka (1883 – 1924) is widely regarded as one of the most influential writers of the 20thcentury. The grotesque motifs play an important role in his works. This article focuses on the role andcharacteristics of three grotesque motifs: the agnostic spirit, the metamorphosis, and the absurdity in manyof Kafka’s works.Keywords: Franz Kafka, motif, grotesque1.Đặt vấn đềLà người khai mở cho dòng Văn học phi lý sau này, nhà văn người Tiệp Khắc Franz Kafka(1883 – 1924) đã sử dụng rất thành công thủ pháp nghịch dị, để biểu hiện ý thức về thực tại vàkhai mở một hiện thực mới. Theo Nguyễn Văn Dân, “gốc gác của cái nghịch dị có thể được tìmthấy ở F.Rabelais, ở M.de Cervantes, với những mẫu hình nhân vật kỳ cục, quái dị,. Sau đó Gogolvà Dostoievski cũng đã sử dụng thủ pháp này. Và đến Alfred Jarry, nhà văn Pháp cuối thế kỷXIX đầu thế kỷ XX, cái nghịch dị được đẩy lên thành nhân vật chính với bộ tác phẩm Ubu…”[2; 238-239]. Cũng theo nhà nghiên cứu, “nguyên tắc của thủ pháp nghịch dị là phá hủy logic”.Ở đây, ta có thể hiểu nghịch dị là: “một kiểu tổ chức hình tượng nghệ thuật dựa vào huyễn tưởng,tiếng cười, sự phóng đại, lối kết hợp và tương phản một cách kỳ quặc cái huyền hoặc với cái thực,cái đẹp với cái xấu, cái bi với cái hài, cái giống như thật với cái biếm hoạ” [1; 215]. Và nghệthuật nghịch dị mang tính chất “ước lệ đặc thù”, nó công nhiên và chú ý trình bày một thế giới dịthường, trái tự nhiên.Thủ pháp sử dụng cái nghịch dị có một quá trình phát triển dài lâu, đến thế kỷ XX, nó trởthành một hình thức nghệ thuật tiêu biểu, được vận dụng trong nhiều trào lưu, khuynh hướng vănhọc của chủ nghĩa hiện đại. Ở kiểu hình tượng nghịch dị hiện đại chủ nghĩa, thế giới quen thuộc*Email: leminhkha@qnu.edu.vnNgày nhận bài: 01/4/2016; Ngày nhận đăng: 10/4/201689Lê Minh Khavới ta bỗng chốc biến thành thế giới thù địch, xa lạ, ở đó ngự trị một cái “vô nghĩa” giống nhưmột sức mạnh siêu nhiên không thể hiểu được, một “tất yếu vô điều kiện” biến con người thànhcon rối; chất nghịch dị ở đây trở thành “nỗi sợ sống”, trở thành “ý thức về sự phi lý của tồn tại”[1; 217]. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, trong tác phẩm của một số nhà văn lớn của thời kỳ này, cácmôtip nghịch dị không loại trừ hoàn toàn thế giới hiện thực. Và việc vận dụng cái nghịch dị, biếnnó trở thành những môtip nghệ thuật trở đi trở lại, cũng là phương thức quan trọng cho việc biểuhiện ý thức mới về thực tại, được tìm thấy trong sáng tác của những nhà văn tiên phong như Kafka.2. Nội dungĐi vào thế giới nghệ thuật của Kafka, ta nhận ra nhiều môtip nghịch dị ẩn chứa sức nặngtư tưởng và cảm quan mới về đời sống, trong sự gắn kết và trộn lẫn, hòa quyện cái bi với cái hài,thực tại và hư ảo, hiện hữu và hư vô. Ở đây, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến ba môtip nghịch dị:môtip bất khả tri, môtip biến dạng, môtip thích nghi với cái phi lý – những môtip đóng vai trò hếtsức quan trọng đối với việc tạo lập cái nhìn nghịch dị về thực tại của nhà văn. Giữa ba môtip nàycó sự gắn kết trong việc biểu hiện một thế giới luôn bất an, tràn ngập cái phi lý và nỗi lo âu thahóa. Đó là cái thế giới của những cơn ác mộng bắt nguồn từ chính thực tại phi nhân và tâm thứccô đơn, khủng hoảng của con người trong thời đại mất Chúa.2.1. Môtip bất khả triỞ nhiều tác phẩm của Kafka, môtip bất khả tri thể hiện sự không thấu hiểu, không nghethấy, không nhìn thấy, là một môtip có tần số xuất hiện rất cao và nói lên được những vấn đề hệtrọng trong cảm quan về hiện thực của nhà văn. Thế giới của Kafka là một thế giới mà nhiều nhânvật không có khả năng tri giác, mặc dù vẫn có đầy đủ mọi giác quan. Trong truyện Hoá thân,nhân vật Gregor, sau một đêm ngủ dậy đã hoá thành một con bọ với hình dáng dị thường “lưngrắn như thể được bọc kín bằng sắt, “cái bụng khum tròn, nâu bóng, phân chia làm nhiều đốt congcứng đờ” [3; 15]. Nhưng khổ sở hơn cho Gregor, cùng với sự hóa thân, anh đã phải từ bỏ tiếngnói của con người để gánh lãnh một thứ thanh âm chút chít khổ sở của loài côn trùng. Mọi ngườitừ bố mẹ anh, em gái anh đến lão quản lý đều không thể nào nghe được, hiểu được tiếng nói củacon bọ người Gregor - cái sinh thể kỳ dị, đêm hôm trước vẫn là một người con kiếm được nhiềutiền cho gia đình, người anh hết lòng với cô em gái, người chào hàng đắc ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Môtip nghịch dị trong tác phẩm của Franz Kafka11, Số2017Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 11, SốTập2, 2017,Tr.2,89-94MÔTIP NGHỊCH DỊ TRONG TÁC PHẨM CỦA FRANZ KAFKALÊ MINH KHAKhoa Ngữ văn, Trường Đại học Quy NhơnTÓM TẮTFranz Kafka (1883 – 1924) được xem là một trong những nhà văn giàu ảnh hưởng nhất của thế kỷXX. Những môtip nghịch dị đóng vai trò quan trọng trong những sáng tác của nhà văn này. Bài viết tậptrung vào vai trò và đặc điểm của ba môtip nghịch dị: môtip bất khả thi, môtip biến dạng, và môtip sự philý trong nhiều tác phẩm của Kafka.Từ khóa: Franz Kafka, môtip, nghịch dịABSTRACTThe Grotesque Motifs in Franz Kafka’s WorksFranz Kafka (1883 – 1924) is widely regarded as one of the most influential writers of the 20thcentury. The grotesque motifs play an important role in his works. This article focuses on the role andcharacteristics of three grotesque motifs: the agnostic spirit, the metamorphosis, and the absurdity in manyof Kafka’s works.Keywords: Franz Kafka, motif, grotesque1.Đặt vấn đềLà người khai mở cho dòng Văn học phi lý sau này, nhà văn người Tiệp Khắc Franz Kafka(1883 – 1924) đã sử dụng rất thành công thủ pháp nghịch dị, để biểu hiện ý thức về thực tại vàkhai mở một hiện thực mới. Theo Nguyễn Văn Dân, “gốc gác của cái nghịch dị có thể được tìmthấy ở F.Rabelais, ở M.de Cervantes, với những mẫu hình nhân vật kỳ cục, quái dị,. Sau đó Gogolvà Dostoievski cũng đã sử dụng thủ pháp này. Và đến Alfred Jarry, nhà văn Pháp cuối thế kỷXIX đầu thế kỷ XX, cái nghịch dị được đẩy lên thành nhân vật chính với bộ tác phẩm Ubu…”[2; 238-239]. Cũng theo nhà nghiên cứu, “nguyên tắc của thủ pháp nghịch dị là phá hủy logic”.Ở đây, ta có thể hiểu nghịch dị là: “một kiểu tổ chức hình tượng nghệ thuật dựa vào huyễn tưởng,tiếng cười, sự phóng đại, lối kết hợp và tương phản một cách kỳ quặc cái huyền hoặc với cái thực,cái đẹp với cái xấu, cái bi với cái hài, cái giống như thật với cái biếm hoạ” [1; 215]. Và nghệthuật nghịch dị mang tính chất “ước lệ đặc thù”, nó công nhiên và chú ý trình bày một thế giới dịthường, trái tự nhiên.Thủ pháp sử dụng cái nghịch dị có một quá trình phát triển dài lâu, đến thế kỷ XX, nó trởthành một hình thức nghệ thuật tiêu biểu, được vận dụng trong nhiều trào lưu, khuynh hướng vănhọc của chủ nghĩa hiện đại. Ở kiểu hình tượng nghịch dị hiện đại chủ nghĩa, thế giới quen thuộc*Email: leminhkha@qnu.edu.vnNgày nhận bài: 01/4/2016; Ngày nhận đăng: 10/4/201689Lê Minh Khavới ta bỗng chốc biến thành thế giới thù địch, xa lạ, ở đó ngự trị một cái “vô nghĩa” giống nhưmột sức mạnh siêu nhiên không thể hiểu được, một “tất yếu vô điều kiện” biến con người thànhcon rối; chất nghịch dị ở đây trở thành “nỗi sợ sống”, trở thành “ý thức về sự phi lý của tồn tại”[1; 217]. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, trong tác phẩm của một số nhà văn lớn của thời kỳ này, cácmôtip nghịch dị không loại trừ hoàn toàn thế giới hiện thực. Và việc vận dụng cái nghịch dị, biếnnó trở thành những môtip nghệ thuật trở đi trở lại, cũng là phương thức quan trọng cho việc biểuhiện ý thức mới về thực tại, được tìm thấy trong sáng tác của những nhà văn tiên phong như Kafka.2. Nội dungĐi vào thế giới nghệ thuật của Kafka, ta nhận ra nhiều môtip nghịch dị ẩn chứa sức nặngtư tưởng và cảm quan mới về đời sống, trong sự gắn kết và trộn lẫn, hòa quyện cái bi với cái hài,thực tại và hư ảo, hiện hữu và hư vô. Ở đây, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến ba môtip nghịch dị:môtip bất khả tri, môtip biến dạng, môtip thích nghi với cái phi lý – những môtip đóng vai trò hếtsức quan trọng đối với việc tạo lập cái nhìn nghịch dị về thực tại của nhà văn. Giữa ba môtip nàycó sự gắn kết trong việc biểu hiện một thế giới luôn bất an, tràn ngập cái phi lý và nỗi lo âu thahóa. Đó là cái thế giới của những cơn ác mộng bắt nguồn từ chính thực tại phi nhân và tâm thứccô đơn, khủng hoảng của con người trong thời đại mất Chúa.2.1. Môtip bất khả triỞ nhiều tác phẩm của Kafka, môtip bất khả tri thể hiện sự không thấu hiểu, không nghethấy, không nhìn thấy, là một môtip có tần số xuất hiện rất cao và nói lên được những vấn đề hệtrọng trong cảm quan về hiện thực của nhà văn. Thế giới của Kafka là một thế giới mà nhiều nhânvật không có khả năng tri giác, mặc dù vẫn có đầy đủ mọi giác quan. Trong truyện Hoá thân,nhân vật Gregor, sau một đêm ngủ dậy đã hoá thành một con bọ với hình dáng dị thường “lưngrắn như thể được bọc kín bằng sắt, “cái bụng khum tròn, nâu bóng, phân chia làm nhiều đốt congcứng đờ” [3; 15]. Nhưng khổ sở hơn cho Gregor, cùng với sự hóa thân, anh đã phải từ bỏ tiếngnói của con người để gánh lãnh một thứ thanh âm chút chít khổ sở của loài côn trùng. Mọi ngườitừ bố mẹ anh, em gái anh đến lão quản lý đều không thể nào nghe được, hiểu được tiếng nói củacon bọ người Gregor - cái sinh thể kỳ dị, đêm hôm trước vẫn là một người con kiếm được nhiềutiền cho gia đình, người anh hết lòng với cô em gái, người chào hàng đắc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học Môtip nghịch dị trong tác phẩm của Franz Kafka Môtip nghịch dị Tác phẩm của Franz Kafka Môtip sự phi lýTài liệu liên quan:
-
6 trang 302 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
5 trang 234 0 0
-
10 trang 216 0 0
-
8 trang 213 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 212 0 0 -
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
6 trang 206 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 204 0 0 -
9 trang 167 0 0