Danh mục

Mức độ áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Việt Nam - Kết quả từ nghiên cứu thực nghiệm

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 311.69 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố ngẫu nhiên đến mức độ áp dụng kế toán quản trị và đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao trình độ kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mức độ áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Việt Nam - Kết quả từ nghiên cứu thực nghiệm n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam MỨC ĐỘ ÁP DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM - KẾT QUẢ TỪ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ADOPTION OF MANAGEMENT ACCOUNTING PRACTICES: AN VIETNAMESE STUDY #Thái Anh Tuấn Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh Tóm tắt: Kế toán quản trị (KTQT) là nguồn thông tin quan trọng hỗ trợ cho các nhà quản trị doanh nghiệp (DN) trong quá trình ra quyết định. Trên thế giới, KTQT đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 100 năm. Tuy nhiên, ở Việt Nam KTQT trong các DN, KTQT còn tương đối sơ khai, nhiều kỹ thuật KTQT hiện đại chưa được áp dụng. Bài viết cũng nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố ngẫu nhiên đến mức độ áp dụng KTQT. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ phân quyền, mức độ áp dụng CNTT và trình độ nhân viên có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ áp dụng KTQT trong các DN. Từ khóa: CNTT, KTQT, mức độ áp dụng, phân quyền, trình độ kế toán Abstract: Management accounting is critical information for decision making. In the developed countries, the management accounting has been developing and adopting for more than 100 years. In Vietnam, however, management accounting is rarely. Many management accounting practices aren’t adopted. Researcher also indicated affect of some contingency factors to adoption of management accounting practices. Level of decentralized, IT and knowledge of accountants has significant affect to the adoption, others are not. Keywords: Adoption, IT, management accounting, decentralized, knowledge of accountants 1. Giới thiệu Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các DN Việt Nam đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các DN trong và ngoài nước. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các DN cần sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đem lại nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng với các chi phí thấp. Để thực hiện được điều này, các DN cần có hệ thống thông tin trợ giúp cho các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định. KTQT là nguồn thông tin quan trọng giúp các nhà quản trị phân tích để đưa ra các quyết định đúng đắn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN. Trên thế giới, KTQT đã được các DN Mỹ áp dụng từ cuối thế kỷ thứ XIX và hiện nay ở các cường quốc kinh tế, KTQT rất được coi trọng và được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn. Tại Việt Nam, mặc dù nền kinh tế đã chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường từ hơn 30 năm nay nhưng hệ thống KTQT trong các DN vẫn còn sơ khai và chưa được quan tâm đúng mức. Thực trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản trị DN nói riêng và khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam trên thị trường nói chung. Bài viết này giới thiệu kết quả nghiên cứu bằng một khảo sát thực nghiệm tương đối toàn diện về mức độ áp dụng KTQT và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng KTQT trong các DN Việt Nam. Nghiên cứu sẽ trả lời hai câu hỏi sau: (i) Các phương pháp và kỹ thuật KTQT được các DN Việt Nam 183 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam áp dụng ở mức độ nào? (ii) Các yếu tố ngẫu nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến việc áp dụng các phương pháp KTQT trong các DN Việt Nam? Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung lý luận về tổ chức áp dụng KTQT trong các DN Việt Nam và cơ sở cho các khuyến nghị và biện pháp, nhằm thúc đẩy việc áp dụng KTQT trên thực tế trong các DN Việt Nam. Sau phần mở đầu, phần hai của bài viết sẽ là tổng quan nghiên cứu về KTQT trong và ngoài nước. Phần ba là phương pháp nghiên cứu. Phần bốn là kết quả khảo sát và phân tích kết quả. Phần cuối cùng là các phát hiện, khuyến nghị và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. 2. Tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu Trong khoảng 30 năm trở lại đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về KTQT, các công trình nghiên cứu tập trung vào các chủ đề như mức độ áp dụng KTQT trong các DN, so sánh mức độ áp dụng KTQT trong các DN ở một số nước và các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT trong các DN. Tiêu biểu cho các công trình nghiên cứu này là công trình nghiên cứu của Chenhall và Langfield-Smith (1998) nghiên cứu mức độ áp dụng các phương pháp KTQT tại 140 DN lớn trong ngành công nghiệp chế biến của Úc. Mô hình nghiên cứu của Chenhall & Langfield-Smith sau này được nhiều công trình nghiên cứu khác áp dụng để nghiên cứu mức độ áp dụng KTQT trong các DN ở các nước hoặc trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau như Abdel- Kader và Luther (2006), Pierce&O’Dea(1998), Shields (1998), Wijewardena & Zoysa(1999), Ahmad(2012), Yalcin (2012); NuatipSumkaew (2012), v.v… Bên cạnh các công trình nghiên cứu về mức độ áp dụng KTQT trong các DN, nhiều công trình nghiên cứu tập trung lý giải nguyên nhân và ảnh hưởng của các yếu tố đến việc áp dụng các phương pháp KTQT trong các DN. Nổi bật trong các công trình này là các nghiên cứu của các tác giả Joshi (2001), Haldma&Laats (2002), Szychta (2002), Sulaimanetal. (2004), Pierce và O’Dea (1998), Karanja và cộng sự (2013), Abdel- Kader và Luther (2006), Abdel- Kaderetal., (2008), Ahmad, K. (2012), Doan Ngoc Phi Anh (2012), Pollanen và Abdel- Maksoud (2010), Ahmad &Leftesi, 2014; Doan, 2016; James, 2013; Maelah & Ibrahim, 2007; Subasinghe & Fonseka, 2009. Hầu hết các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các phương pháp KTQT trong các DN đều dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên để xác định các yếu tố ảnh hưởng. Tuy nhiên, các yếu tố ảnh hưởng được mỗi công trình nghiên cứu không hoàn toàn giống nhau. Yếu tố đầu tiên được nhiều tác giả nghiên cứu là mức độ cạnh tranh trên thị trường. Sulaimanetal. (2004), Halma và Laats (2002), Karanja và cộng sự (2014), Sulaimanetal. (2015), Ahmad, K. (2012), Doan Ngoc Phi Anh (2012), Ahmad, K. etal. (2015), (Leite, 2015), Kariuki, S. N. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: