Danh mục

Bàn về mô hình quản trị công mới trong quá trình áp dụng kế toán quản trị vào khu vực công

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.65 MB      Lượt xem: 200      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cung cấp một bức tranh tổng quát về mô hình quản trị công mới này cùng với 5 điểm chính và 8 nội dung cần thiết quan tâm khi ứng dụng vào kế toán quản trị công tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về mô hình quản trị công mới trong quá trình áp dụng kế toán quản trị vào khu vực công n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam BÀN VỀ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG MỚI TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀO KHU VỰC CÔNG #TS. Phạm Quang Huy Khoa Kế toán – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Tóm tắt: Mô hình Quản trị công mới được đánh giá là một công cụ hiện đại đối với công tác cải cách quản trị trong khu vực công của một quốc gia. Đây cũng là một phương thức để giúp minh bạch hơn công tác tài chính kế toán trong khu vực công, giúp tăng cường việc thúc đẩy triển khai công tác kế toán quản trị (KTQT) cho những đơn vị trên cơ sở gia tăng trách nhiệm giải trình, thúc đẩy dự toán trên cơ sở kết quả. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về KTQT chủ yếu thực hiện trong doanh nghiệp nhằm tăng tính hiệu quả hoạt động, trong khi đó thì khu vực công vẫn cần thiết có thông tin do KTQT cung cấp như các công ty, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập kinh tế nhanh của khu vực và thế giới. Mục tiêu chính của bài viết này, là cung cấp một bức tranh tổng quát về mô hình Quản trị công mới này cùng với 5 điểm chính và 8 nội dung cần thiết quan tâm khi ứng dụng vào KTQT công tại Việt Nam. Từ khóa: KTQT, khu vực công, kế toán công, mô hình NPM, quản trị công mới. Abstract: The New Public Management Model is considered to be a modern tool for governance reform in the public sector for any country. This is also an approach to assist more transparent of financial and accounting work in the public sector, enhance the promotion of management accounting for units on the basis of increased the characteristic of accountability, promote the budgeting which is based on the outcome as well as results of entities. However, most of the studies in management accounting have been primarily conducted in the enterprisesfor increasing operational efficiency, while the public sector organizations still needs information provided by management accounting as same as the firms, especially in the fast economic integration of the region and all over the world. Therefore, the main objective of this paper is to provide an overview picture of this new governance model, together with five key points and eightnecessary concerns when applied to public managerial accounting in Vietnam. Keywords: management accounting, public sector, public accounting, NPM, New Public Management 1. Giới thiệu Cần phải khẳng định rằng, KTQT giúp thu thập các thông tin thực hiện (phát sinh trong quá khứ) và những thông tin liên quan đến hoạch định của doanh một tổ chức (dự kiến phát sinh trong tương lai, chẳng hạn như thông tin dự đoán hay dự tính thu chi) để phục vụ cho việc lập kế hoạch, dự toán của chính đơn vị. Theo đó, lập kế hoạch là việc xây dựng các mục tiêu phải đạt và vạch ra các bước thực hiện để đạt được những mục tiêu đó (Garson&Overman, 1983). Các kế hoạch này có thể là kế hoạch dài hạn hoặc trung hạn hoặc sẽ là ngắn hạn. Còn dự toán cũng là một loại kế hoạch nhằm liên kết các mục tiêu và chỉ rõ cách huy động, sử dụng các nguồn lực để đạt các mục tiêu đề ra. Với nội dung này thì KTQT có vai trò thu thập và cung cấp các thông tin đã và đang thực hiện để phục vụ cho việc 94 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam ra quyết định (Arora, 2003). Việc đưa ra quyết định là vô cùng quan trọng và cần thiết không chỉ trong khu vực tư mà còn giữ tính thiết yếu khu vực công. Ngoài ra, công cụ KTQT còn giúp những nhà quản lý có thể thu thập thông tin nội bộ thực hiện phục vụ cho việc kiểm tra đánh giá sau này; giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định bằng cách cung cấp thông tin thích hợp cũng như vận dụng các kỹ thuật phân tích hợp lý vào những tình huống khác nhau. Qua đây cho thấy, KTQT là một công cụ hiện đại, hỗ trợ tốt cho việc ra các quyết định trong tương lai. Nó giữ vai trò chủ đạo và chi phối toàn bộ hoạt động kinh doanh của tổ chức. Đó là cơ sở để đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của chính đơn vị. Xét về sự tiến trình chung của một nền kinh tế, bên cạnh sự vận động của các doanh nghiệp thuộc khu vực tư thì một bộ phận không nhỏ các đơn vị thuộc khu vực công cũng đang nắm giữ một lượng kinh phí khổng lồ, nhằm thực hiện các công việc theo chức năng và nhiệm vụ được giao. Qua nội dung này, các nhà lãnh đạo các đơn vị công không chỉ cần thông tin do công tác kế toán tài chính cung cấp mà KTQT cũng là một công cụ cần thiết, để giúp hoạch định chiến lược chung. Một trong những công cụ được khá nhiều quốc gia lựa chọn áp dụng như là một cách thức điều hành minh bạch, tính giải trình cao, đó chính là vận dụng Mô hình Quản trị công mới (Borins, 1995), được gọi tắt là mô hình NPM (New Public Management). Từ đó, mục tiêu chính của bài viết này là giới thiệu một bức tranh về mô hình NPM trên thế giới, sự ứng dụng trong KTQT cùng một số định hướng cơ bản khi áp dụng vào KTQT ở Việt Nam. 2. Tổng quan về Mô hình Quản trị công mới 2.1. Giới thiệu chung Thuật ngữ “Quản trị công mới” là một khái niệm có tính triết lý thuộc về quản trị và được vận dụng trong công tác KTQT trên thế giới. Nội dung này thường áp dụng trong khu vực công của các quốc gia. Mô hình được sử dụng bởi một số chính phủ các nước vào những năm 1980 nhằm hiện đại hơn công tác điều hành, quản lý khu vực công mà chính phủ đang điều hành (Gruening, 1998). Từ đó, kể từ giai đoạn những năm 1980 trở về sau thì làn sóng cải cách khu vực công được diễn ra mạnh mẽ. Điều này cho thấy nhu cầu về quản trị minh bạch, có trách nhiệm và tính hữu ích của các quyết định kinh tế đã được khẳng định và ngày càng nhấn mạnh (Araujo& Filipe, 2001). Đi vào tìm hiểu thế nào là NPM, vào đầu những năm 1980, Garson và Overman (1983) đã đưa ra khái niệm về NPM, đó là một nghiên cứu liên ngành về các khía cạnh quản trị chung và là một sự pha trộn của việc lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: