Mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững: mô hình nào cho Việt Nam
Số trang: 25
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.14 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này nhằm đề xuất mô hình tăng trưởng mới với yếu tố cốt lỗi là chính sách đầu tư mục tiêu trong giai đoạn 2021-2030, góp phần đưa kinh tế Việt Nam tiến tới tăng trưởng bền vững, gia tăng thu nhập cho người dân và tối ưu hoá lĩnh vực sản xuất mà các địa phương có thế mạnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững: mô hình nào cho Việt Nam ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 371 MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG: MÔ HÌNH NÀO CHO VIỆT NAM? Hồ Đức Tiến Học viện Ngân hàng – Phân viện Phú Yên Tóm tắt Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững là mục tiêu mà bất kỳ quốc gia nào cũng đang theo đuổi, nhưng thách thức đi kèm cũng không hề nhỏ nếu chính sách là sai lầm sẽ mang lại hậu quả vô cùng to lớn. Việt Nam là một trong những quốc gia thành công với mục tiêu của mình khi tăng trưởng kinh tế đạt khá trong hơn 20 năm qua, tuy nhiên những năm gần đây mô hình tăng trưởng kinh với ưu tiên phát triển công nghiệp đã bộc lộ những hạn chế, tốc độ tăng trưởng chậm lại, kinh tế các khu vực của đất nước phát triển mất cân đối... Bài viết này nhằm đề xuất mô hình tăng trưởng mới với yếu tố cốt lỗi là chính sách đầu tư mục tiêu trong giai đoạn 2021-2030, góp phần đưa kinh tế Việt Nam tiến tới tăng trưởng bền vững, gia tăng thu nhập cho người dân và tối ưu hoá lĩnh vực sản xuất mà các địa phương có thế mạnh. Từ khoá: Chính sách đầu tư mục tiêu, mô hình cân bằng tổng thể, tăng trưởng kinh tế AN APPROPRIATE MODEL FOR SUSTAINABLE ECONOMIC GROWTH IN VIETNAM Abtracts A rapid and sustainable economic growth is not only a desirable target but also a large challenge for every nation because the consequence in case of wrong policies is so tremendous. In term of economic growth, Vietnam is one of successful countries because of the decent growth rate over the past 20 years. However, the economic growth model that priorities industry in recent years has shown many shortcomings, including a slowdown in growth rate and the increasing imbalance among the development of different economic sectors. This paper proposes a new economic growth model, in which the core factor is the targeted investment policy in the period of 2021 – 2030, contributing to the sustaibable growth of Vietnam’s econmomy, enhancing individuals’ income as well as optimizing the strengths of each geographical area. Keywords: Target investment policy, Computable General Equilibrium (CGE), economic growth 372 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA 1. Giới thiệu Tăng trưởng kinh tế nhanh và thoát bẫy thu nhập trung bình là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam đã áp dụng mô hình “nền kinh tế kép” cho một số vùng địa lý và khu vực kinh tế được ưu tiên và có trình độ phát triển cao hơn so với phần còn lại của đất nước. Các khu vực, lĩnh vực ưu tiên này được kỳ vọng sẽ dẫn dắt quá trình tăng trưởng và hỗ trợ các khu vực, lĩnh vực khác đạt được sự thịnh vượng chung. Mô hình kinh tế kép tập trung vào quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa trong hơn 20 năm qua. Kết quả là, một số khu vực địa lý đã thu hút được nhiều đầu tư hơn và đang tăng với tốc độ chóng mặt. Một số doanh nghiệp có khả năng tiếp cận tốt hơn với các nguồn lực (ví dụ: doanh nghiệp nhà nước và công ty tư nhân quy mô lớn có kết nối xã hội rộng rãi) và họ có nhiều lợi thế hơn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Mô hình nền kinh tế kép ở Việt Nam, mặc dù cho thấy một số thành công ban đầu, nhưng cũng gặp phải nhiều vấn đề đáng kể (Dapice, 2003; Pincus, 2016). Đất nước phát triển kinh tế xã hội không đồng đều, một số vùng thì phát triển năng động, một số vùng còn lạc hậu, thụ động. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu phụ thuộc bởi khai thác tài nguyên thiên nhiên và tăng trưởng kiểu tận diệt đã gây ra các vấn đề về môi trường. Sự đóng góp của lao động chất lượng cao và khoa học còn hạn chế. Khoảng cách về thu nhập và phúc lợi xã hội giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng địa lý ngày càng lớn. Kết quả là kinh tế tăng trưởng chậm lại mà không có dấu hiệu cải thiện, trong khi các chỉ số kinh tế vĩ mô không ổn định với thâm hụt ngân sách lớn và nợ công ngày càng tăng (Busch, 2017). Kết quả này phù hợp với các bài học quốc tế rằng mô hình kinh tế kép, trong hầu hết các trường hợp, sẽ bẫy một quốc gia trong vòng thu nhập trung bình. Ngoài ra, mô hình kinh tế kép, với hậu quả là sự phát triển không đồng đều, có thể là nguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội và môi trường hoặc thậm chí là bất ổn chính trị. Để giải quyết thách thức này, Việt Nam cần phải đi theo một mô hình tăng trưởng kinh tế mới trong thập kỷ tới 2021-2030. Mục tiêu của mô hình mới là giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững trên các phương diện: tăng trưởng GDP cao; cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm ưu thế so với nông nghiệp; không chấp nhận tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá mà ưu tiên sự hiệu quả và có chọn l ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững: mô hình nào cho Việt Nam ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 371 MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG: MÔ HÌNH NÀO CHO VIỆT NAM? Hồ Đức Tiến Học viện Ngân hàng – Phân viện Phú Yên Tóm tắt Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững là mục tiêu mà bất kỳ quốc gia nào cũng đang theo đuổi, nhưng thách thức đi kèm cũng không hề nhỏ nếu chính sách là sai lầm sẽ mang lại hậu quả vô cùng to lớn. Việt Nam là một trong những quốc gia thành công với mục tiêu của mình khi tăng trưởng kinh tế đạt khá trong hơn 20 năm qua, tuy nhiên những năm gần đây mô hình tăng trưởng kinh với ưu tiên phát triển công nghiệp đã bộc lộ những hạn chế, tốc độ tăng trưởng chậm lại, kinh tế các khu vực của đất nước phát triển mất cân đối... Bài viết này nhằm đề xuất mô hình tăng trưởng mới với yếu tố cốt lỗi là chính sách đầu tư mục tiêu trong giai đoạn 2021-2030, góp phần đưa kinh tế Việt Nam tiến tới tăng trưởng bền vững, gia tăng thu nhập cho người dân và tối ưu hoá lĩnh vực sản xuất mà các địa phương có thế mạnh. Từ khoá: Chính sách đầu tư mục tiêu, mô hình cân bằng tổng thể, tăng trưởng kinh tế AN APPROPRIATE MODEL FOR SUSTAINABLE ECONOMIC GROWTH IN VIETNAM Abtracts A rapid and sustainable economic growth is not only a desirable target but also a large challenge for every nation because the consequence in case of wrong policies is so tremendous. In term of economic growth, Vietnam is one of successful countries because of the decent growth rate over the past 20 years. However, the economic growth model that priorities industry in recent years has shown many shortcomings, including a slowdown in growth rate and the increasing imbalance among the development of different economic sectors. This paper proposes a new economic growth model, in which the core factor is the targeted investment policy in the period of 2021 – 2030, contributing to the sustaibable growth of Vietnam’s econmomy, enhancing individuals’ income as well as optimizing the strengths of each geographical area. Keywords: Target investment policy, Computable General Equilibrium (CGE), economic growth 372 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA 1. Giới thiệu Tăng trưởng kinh tế nhanh và thoát bẫy thu nhập trung bình là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam đã áp dụng mô hình “nền kinh tế kép” cho một số vùng địa lý và khu vực kinh tế được ưu tiên và có trình độ phát triển cao hơn so với phần còn lại của đất nước. Các khu vực, lĩnh vực ưu tiên này được kỳ vọng sẽ dẫn dắt quá trình tăng trưởng và hỗ trợ các khu vực, lĩnh vực khác đạt được sự thịnh vượng chung. Mô hình kinh tế kép tập trung vào quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa trong hơn 20 năm qua. Kết quả là, một số khu vực địa lý đã thu hút được nhiều đầu tư hơn và đang tăng với tốc độ chóng mặt. Một số doanh nghiệp có khả năng tiếp cận tốt hơn với các nguồn lực (ví dụ: doanh nghiệp nhà nước và công ty tư nhân quy mô lớn có kết nối xã hội rộng rãi) và họ có nhiều lợi thế hơn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Mô hình nền kinh tế kép ở Việt Nam, mặc dù cho thấy một số thành công ban đầu, nhưng cũng gặp phải nhiều vấn đề đáng kể (Dapice, 2003; Pincus, 2016). Đất nước phát triển kinh tế xã hội không đồng đều, một số vùng thì phát triển năng động, một số vùng còn lạc hậu, thụ động. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu phụ thuộc bởi khai thác tài nguyên thiên nhiên và tăng trưởng kiểu tận diệt đã gây ra các vấn đề về môi trường. Sự đóng góp của lao động chất lượng cao và khoa học còn hạn chế. Khoảng cách về thu nhập và phúc lợi xã hội giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng địa lý ngày càng lớn. Kết quả là kinh tế tăng trưởng chậm lại mà không có dấu hiệu cải thiện, trong khi các chỉ số kinh tế vĩ mô không ổn định với thâm hụt ngân sách lớn và nợ công ngày càng tăng (Busch, 2017). Kết quả này phù hợp với các bài học quốc tế rằng mô hình kinh tế kép, trong hầu hết các trường hợp, sẽ bẫy một quốc gia trong vòng thu nhập trung bình. Ngoài ra, mô hình kinh tế kép, với hậu quả là sự phát triển không đồng đều, có thể là nguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội và môi trường hoặc thậm chí là bất ổn chính trị. Để giải quyết thách thức này, Việt Nam cần phải đi theo một mô hình tăng trưởng kinh tế mới trong thập kỷ tới 2021-2030. Mục tiêu của mô hình mới là giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững trên các phương diện: tăng trưởng GDP cao; cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm ưu thế so với nông nghiệp; không chấp nhận tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá mà ưu tiên sự hiệu quả và có chọn l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chính sách đầu tư mục tiêu Mô hình cân bằng tổng thể Tăng trưởng kinh tế Chính sách đầu tư mục tiêu Tối ưu hoá lĩnh vực sản xuấtTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 742 4 0 -
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 251 0 0 -
13 trang 193 0 0
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
35 trang 165 0 0 -
Tác động của lao động và nguồn vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 trang 157 0 0 -
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ngân sách giáo dục tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012
4 trang 153 0 0 -
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12 trang 144 0 0 -
Những thách thức đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục
13 trang 123 0 0 -
Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
20 trang 114 0 0 -
Vai trò của FDI trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và du lịch ở thị trường Việt Nam
14 trang 112 0 0