Danh mục

Mười năm đánh quân Minh ( 1418 - 1427 ) _2

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 127.00 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

)14. Trận Tụy Động - Vương Thông Thất Thế. Từ khi Bình Định Vương ở Lư Sơn vào đánh Nghệ An đến giờ, đánh đâu được đấy, thanh thế lừng lẫy, quân Minh khiếp sợ, đem tin về cho Minh Triều biết, Minh Đế liền sai Chinh Di Tướng Quân là Vương Thông và Tham Tướng là Mã Anh đem 5 vạn quân sang cứu Đông Quan. Trần Trí và Phương Chính thì phải cách hết cả quan tước bắt phải theo quân đi đánh giặc, còn Trần Hiệp thì cứ giữ chức Tham Tán Quân Vụ....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mười năm đánh quân Minh ( 1418 - 1427 ) _2Mười năm đánh quânMinh ( 1418 - 1427 ) 14. Trận Tụy Động - Vương Thông Thất Thế. Từ khi BìnhĐịnh Vương ở Lư Sơn vào đánh Nghệ An đến giờ, đánh đâu được đấy,thanh thế lừng lẫy, quân Minh khiếp sợ, đem tin về cho Minh Triềubiết, Minh Đế liền sai Chinh Di Tướng Quân là Vương Thông và ThamTướng là Mã Anh đem 5 vạn quân sang cứu Đông Quan. Trần Trí vàPhương Chính thì phải cách hết cả quan tước bắt phải theo quân điđánh giặc, còn Trần Hiệp thì cứ giữ chức Tham Tán Quân Vụ. VươngThông sang đến đất Đông Quan hội tất cả quân sĩ lại được mười vạn,cùng với bọn Trần Hiệp chia làm ba đạo đi đánh Bình Định Vương.Vương Thông đem quân đến đóng ở bến Cổ Sở (thuộc huyện ThạchThất, phủ Quốc Oai, Sơn Tây). Phương Chính đóng ở Sa Thôi (thuộchuyện Từ Liêm), Mã Kỳ đóng ở Thanh Oai, đồn lũy liên tiếp nhau mộtdãy dài hơn mấy mươi dặm. Bọn Lý Triện, Đỗ Bí ở Ninh Kiều đemquân và voi đến phục ở Cổ Lãm, rồi cho quân đến đánh nhữ Mã Kỳ.Mã Kỳ đem tất cả quân đuổi đến cầu Tam La (ở giáp giới huyện ThanhOai và huyện Từ Liêm), quân phục binh của Lý Triện đổ ra đánh, quânMinh thua chạy, nhiều người xuống đồng lầy, chạy không được, bịchém hơn 1.000 người. Lý Triện đuổi quân Minh đến Nhân Mục, bắtđược hơn 500 người. Mã Kỳ một mình một ngựa chạy thoát được. BọnLý Triện thừa thắng tiến lên đánh đạo quân Phương Chính. NhưngPhương Chính thấy Mã Kỳ đã thua cũng rút quân lui, rồi cùng Mã Kỳvề hội với Phương Thông ở bến Cổ Sở. Vương Thông liệu tất thế nàoquân An Nam cũng đến đánh, bèn phục binh và phòng bị trước cả.Chợt có quân của Lý Triện đến. Quân Minh giả ra đánh rồi bỏ chạy,nhử quân ta và chỗ hiểm có chông sắt. Đi đến đấy, voi xéo phảichông đi không được, rồi lại có phục binh đổ ra đánh, Lý Triện thuachạy về giữ Cao Bộ (ở vùng Chương Đức, Mỹ Lương) và cho người vềThanh Đàm (tức là huyện Thanh Trì bây giờ) gọi bọn Đinh Lễ vàNguyễn Xí đến cứu.Đinh Lễ và Nguyễn Xí đem 3.000 quân và hai con voi lập tức đêmhôm ấy đến Cao Bộ, rồi phân binh ra phục sẵn ở Tụy Động (thuộchuyện Mỹ Lương) và ở Chúc Động (thuộc huyện Chương Đức)80. Chợtbắt được tên thám tử của quân Minh, tra ra thì biết rằng quân VươngThông đóng ở Ninh Kiều, có một đạo quân đi lẻn ra đường sau quânLý Triện để đánh tập hậu, đại quân sang đò chỉ chờ lúc nào nghe súngthì hai mặt đổ lại cùng đánh. Biết mưu ấy rồi, đến canh năm đêmhôm ấy, Đinh Lễ sai người bắn súng làm hiệu để đánh lừa quân giặc.Quả nhiên quân giặc nghe tiếng súng đều kéo ùa đến đánh. Bấy giờphải độ trời mưa, đường lầy, quân Minh vừa đến Tụy Động thì bị quânta bốn mặt đổ ra đánh, chém được quan Thượng Thư là Trần Hiệp, vàNội Quan là Lý Lượng. Còn những quân sĩ nhà Minh thì chết hại nhiềulắm: phần thì giày xéo lẫn nhau mà chết, phần thì ngã xuống sôngchết đuối, cả thảy đến hơn năm vạn người; còn bị bắt sống hơn mộtvạn người, các đồ đạc khí giới thì lấy được không biết bao nhiêu màkể. Trận Tụy Động đánh vào tháng mười năm bính ngọ (1426).Phương Chính và Mã Kỳ chạy thoát được, rồi cùng với Vương Thông vềgiữ thành Đông Quan. Bọn Đinh Lễ thừa thắng đem binh về vây thànhvà cho người về Lỗi Giang báo tin thắng trận cho Bình Định Vươngbiết. Vương liền tiến binh ra Thanh Đàm, rồi một mặt sai Trần NguyênHãn đem 100 chiếc thuyền đi theo sông Lung Giang (?)81 ra cửa HátGiang (cửa sông Đáy thông với sông Cái) rồi thuận dòng sông Nhị Hàxuống đóng ở bến Đông Bộ Đầu ; một mặt sai bọn Bùi Bị đem hơn 1vạn quân đi lẻn ra đóng ở Tây Dương Kiều (?), Vương tự dẫn đại quânđến hạ trại ở gần thành Đông Quan. Quân Minh giữ ở trong thànhkhông ra đánh, bao nhiêu chiến thuyền thì Vương lấy được cả.Kể từ ngày Bình Định Vương đem binh vào đánh Nghệ An đến giờ, tuyrằng đánh đâu được đấy, nhưng chưa có trận nào quan hệ bằng trậnTụy Động này. Bởi vì việc thắng bại trong 10 phần, đánh xong trậnnày, thì đã chắc được 7, 8 phần rồi. Quân thế nhà Minh chỉ còn ởtrong mấy thành bị vây nữa mà thôi, mặt ngoài thì viện binh lại chưacó, mà dẫu cho có sang nữa, thì thế của Bình Định Vương cũng đãvững lắm rồi. Nhưng cứ trong Việt Sử thì quân của Lý Triện và ĐinhLễ chẳng qua chỉ có mấy nghìn người mà thôi, làm thế nào mà pháđược hơn 10 vạn quân tinh binh của Vương Thông ? Vả lại sử chéprằng đánh trận Tụy Động quân An Nam giết được hơn 5 vạn quânMinh, lại bắt được hơn 1 vạn người, như thế chẳng hóa ra quân Minhhèn lắm ru! E rằng nhà làm sử có ý thiên vị, cho nên sự thực khôngđược rõ lắm. Nhưng dẫu thực hư thế nào mặc lòng, đại khái trận TụyĐộng là một trận đánh nhau to, mà Vương Thông thì thua, phải rútquân về giữ thành Đông Quan rồi bị vây, còn Bình Định Vương thì rabắc thu phục các châu huyện. Việc ấy chắc là thật có.15. Vây Thành Đông Đô. Từ khi Bình Định Vương ra Đông Đô,những kẻ hào kiệt ở các nơi đều nô nức về theo, xin hết sức đi đánhgiặc. Vương dùng lời úy dụ và lấy cái nghĩa lui tới mà giảng giải chomọi người nghe, rồi cứ tùy tài mà thu dùng. Vương chia đất Đông Đôra làm bốn đạo, đặt quan văn võ để coi việc chính trị.Cứ theo sách Lịch Triều Hiến Chương Địa Dư Chí của ông Phan HuyChú thì những trấn Tam Giang, Tuyên Quan, Hưng Hóa, Gia Hưngthuộc về Tây Đạo; những trấn Thượng Hồng, Hạ Hồng, Thượng Sách,Hạ Sách cùng với lộ An Bang thuộc về Đông Đạo; những trấn BắcGiang, Thái Nguyên thuộc về Bắc Đạo; những lộ Khoái Châu, Lý Nhân,Tân Hưng, Kiến Xương, Thiên Trường thuộc về Nam Đạo.16. Vương Thông Xin Hòa Lần Thứ Nhất. Vương Thông ở ĐôngQuan cứ bị thua mãi, liệu thế đánh không được nữa, muốn bãi binh vềTàu, nhưng sợ mang tiếng, bèn lục tờ chiếu của vua nhà Minh, niênhiệu Vĩnh Lạc (1407), nói về việc tìm con cháu họ Trần, rồi cho ngườira nói với Bình Định Vương tìm người dòng dõi họ Trần lập lên, để xinbãi binh.Vương nghĩ đánh nhau mãi, trong nước tàn hại, dân tình khổsở, bèn y theo lời Vương Thông. Nhân lúc bấy giờ có người tên là HồÔng trốn ở Ngọc Ma, xưng là cháu ba đời vua Nghệ Tông, vương bèncho người đi đón Hồ Ông về đổi tên là Trần Cao, lập nên làm vua, màVương thì xư ...

Tài liệu được xem nhiều: