Thông tin tài liệu:
MỸ XÂY DỰNG MỘT CHÍNH PHỦ QUỐC GIA 2
Trong số các thành viên tích cực nhất có hai người đến từ bang Pennsylvania: Gouverneur Morris - người đã thấy cần phải có một chính quyền liên bang, và James Wilson - người đã lao động không mệt mỏi vì tư tưởng quốc gia. Bang Pennsylvania cũng đã bầu Benjamin Franklin khi ông sắp kết thúc sự nghiệp phi thường phụng sự nhân dân và đạt những thành tựu khoa học rực rỡ. Từ bang Virginia còn có James Madison, một chính khách trẻ tuổi có suy nghĩ thực tế, một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỸ XÂY DỰNG MỘT CHÍNH PHỦ QUỐC GIA 2
MỸ XÂY DỰNG MỘT CHÍNH PHỦ QUỐC GIA
2
Trong số các thành viên tích cực nhất có hai người đến từ bang Pennsylvania:
Gouverneur Morris - người đã thấy cần phải có một chính quyền liên bang, và
James Wilson - người đã lao động không mệt mỏi vì tư tưởng quốc gia. Bang
Pennsylvania cũng đã bầu Benjamin Franklin khi ông sắp kết thúc sự nghiệp phi
thường phụng sự nhân dân và đạt những thành tựu khoa học rực rỡ. Từ bang
Virginia còn có James Madison, một chính khách trẻ tuổi có suy nghĩ thực tế, một
người am tường chính trị và lịch sử. Theo lời của một người đồng sự thì xét từ góc
độ siêng năng và đầu óc thực tế thì... đây là một người am hiểu tường tận nhất về
bất kỳ một điểm tranh luận nào. Madison được công nhận là cha đẻ của Hiến pháp.
Bang Masachusetts cử hai đại diện tới là Rufus King và Elbridge Gerry, những
thanh niên đầy năng lực và kinh nghiệm. Roger Sherman, từ anh thợ đóng giày trở
thành thẩm phán, là một trong số các đại biểu của bang Connecticut. Đại diện cho
bang New York có Alexander Hamilton, người đã đề xuất tổ chức hội nghị. Vắng
mặt tại hội nghị có Thomas Jefferson - khi đó ông là công sứ đại diện cho Hoa Kỳ
tại Pháp, và John Adams - đang nắm giữ chức vụ như Jefferson ở nước Anh.
Trong số 55 đại biểu thì thanh niên chiếm đa số với độ tuổi trung bình là 42.
Đại hội Lục địa đã ủy quyền cho Hội nghị thảo các điều sửa đổi những Điều khoản
Liên bang, nhưng, như Madison đã viết sau này, các đại biểu với niềm tin mạnh
mẽ vào đất nước của họ đã gác các điều khoản sang một bên và tập trung xây dựng
một hình thức chính quyền hoàn toàn mới.
Họ đã nhận thấy điều vô cùng cần thiết là hài hòa hai cấp chính quyền khác nhau -
chính quyền địa phương hiện có của 13 bang bán độc lập, và chính quyền trung
ương. Họ đã thông qua nguyên tắc khẳng định tất cả mọi chức năng và quyền lực
của chính phủ thống nhất - hoàn toàn mới và mang tính cởi mở - phải được xác
định và công khai cẩn thận trong khi tất cả những chức năng và các quyền lực
khác cần phải được hiểu là thuộc về các bang. Nhưng do hiểu rõ chính phủ trung
ương cần phải có quyền lực thực tế nên các đại biểu cũng nhất trí là chính phủ đó
phải được trao quyền - đúc tiền, quản lý thương mại, tuyên bố chiến tranh và thiết
lập hòa bình cùng những quyền khác.
TRANH LUẬN VÀ THỎA HIỆP
Các chính khách nhìn xa trông rộng của thế kỷ XVIII từng nhóm họp ở
Philadelphia là những người trung thành với khái niệm cân bằng quyền lực trong
chính trị của Montesquieu. Nguyên tắc này đã được củng cố thêm nhờ thực tiễn
diễn ra ở thời kỳ thuộc địa và qua những tác phẩm của John Locke đã trở nên quen
thuộc đối với hầu hết các đại biểu dự hội nghị. Những ảnh hưởng như vậy đã củng
cố niềm tin vững chắc rằng cần phải thiết lập ba nhánh chính quyền ngang bằng và
tương hỗ lẫn nhau. Các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp phải được cân bằng
một cách hài hòa sao cho không một cơ quan nào lại có thể giành được thế áp đảo.
Các đại biểu cũng nhất trí cơ quan lập pháp, tương tự như các cơ quan lập pháp
thuộc địa và Nghị viện Anh, phải là lưỡng viện.
Trong hội nghị đã có sự nhất trí cao về những điểm này. Nhưng cũng có những ý
kiến khác nhau nảy sinh. Các đại biểu của các bang nhỏ, như New Jersey chẳng
hạn, đã phản đối những điều thay đổi có thể sẽ làm giảm ảnh hưởng của họ trong
chính phủ trung ương nếu dựa theo quy mô dân số chứ không dựa vào vị thế bình
đẳng của tiểu bang như đã được quy định trong các điều khoản của Liên bang.
Mặt khác, đại diện của những bang lớn như Virginia lại lập luận ủng hộ cho quyền
đại diện theo tỷ lệ. Các cuộc tranh cãi này có nguy cơ kéo dài bất tận cho đến khi
Roger Sherman đưa ra các luận cứ ủng hộ quyền đại diện theo tỷ lệ dân số của các
bang trong một viện của Quốc hội - Hạ viện - và quyền đại diện bằng nhau ở viện
kia - Thượng viện.
Việc tập hợp những bang lớn áp đảo bang nhỏ sau đó đã tan rã. Nhưng hầu như
bất kỳ vấn đề kế tiếp nào cũng đều làm nảy sinh những chia rẽ mới, chỉ có thể
được giải quyết thông qua thỏa hiệp. Đại diện miền Bắc muốn số nô lệ được thống
kê để tính mức thuế đóng góp của mỗi bang, nhưng con số này không quyết định
số ghế một tiểu bang sẽ có trong Hạ viện. Theo một thỏa hiệp đạt được mà hầu
như không có bất đồng quan điểm thì số thành viên trong Hạ nghị viện sẽ được
phân chia theo số dân tự do cộng với ba phần năm số nô lệ.
Một số thành viên như Sherman và Elbridge Gerry vẫn còn khốn khổ vì cuộc nổi
loạn của Shays. Họ lo sợ quảng đại quần chúng thiếu sự khôn ngoan cần thiết để
tự trị, vì vậy họ không muốn bất cứ nhánh nào trong chính quyền liên bang được
nhân dân bầu trực tiếp. Những người khác lại cho rằng chính quyền liên bang cần
phải dựa vào quần chúng càng rộng rãi càng tốt. Một số đại biểu mong muốn loại
trừ vùng miền Tây đang ngày càng lớn mạnh không được trở thành tiểu bang;
những vị khác thì bảo vệ nguyên tắc bình đẳng được xác lập trong Sắc lệnh Tây
Bắc năm 1787.
Không có sự kh ...