Danh mục

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán tại các trường đại học để hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN - AEC

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 254.67 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết bàn về việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục đại học để các trường đại học và cao đẳng trên cả nước phải cam kết chặt chẽ với xã hội về năng lực của sinh viên tốt nghiệp. Đó cũng chính là động lực thúc đẩy các cơ sở đào tạo nỗ lực nghiên cứu, đổi mới để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán tại các trường đại học để hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN - AEC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỂ HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN - AEC TS. Lê Đức Thắng Khoa Kế toán  Tài chính  Ngân hàng, Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo ở Việt Nam đã có nhiều cải cách và cải tiến trong việc xây dựng chương trình đào tạo bậc giáo dục đại học. Các trường đại học đã tiến hành xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra dành cho sinh viên từng chuyên ngành. Tuy nhiên, để có được “sản phẩm” đầu ra có chất lượng theo yêu cầu của xã hội thì việc đổi mới chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán càng cấp bách hơn. Bộ giáo dục và đào tạo đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục đại học để các trường đại học và cao đẳng trên cả nước phải cam kết chặt chẽ với xã hội về năng lực của sinh viên tốt nghiệp. Đó cũng chính là động lực thúc đẩy các cơ sở đào tạo nỗ lực nghiên cứu, đổi mới để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của mình. Từ khóa: Chất lượng đào tạo, giáo dục đại học, kế toán, nhân lực. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đối với vị thế của kế toán Việt Nam ngày càng được đề cao khi Hiệp định khung về thừa nhận lẫn nhau (MRA - Mutual Recognition Arrangements) trong lĩnh vực kế toán đã được ký kết giữa 10 nước ASEAN tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 10 vào tháng 8 năm 2011 vừa qua. Vì thế đòi hỏi của xã hội đối với những người làm nghề kế toán ngày càng lớn và đó cũng là trọng trách của hoạt động đào tạo kế toán trong các trường cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu hiện nay. Đồng thời các trường cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu có chuyên ngành kế toán sẽ có điều kiện mở rộng hợp tác liên doanh với các cơ sở của nước ngoài. Qua đó có nhiều thuận lợi trong việc học tập, áp dụng kinh nghiệm, phương pháp nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn. Công tác đào tạo, nghiên cứu nước ta có điều kiện tiếp cận và theo kịp trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực ASEAN, nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cao khi hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN. Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực kế toán trong thời kỳ hội nhập đòi hỏi người làm kế toán phải học tốt các chuyên môn kế toán chuyên ngành của chương trình, có kỹ năng thực hành kế toán, có khả năng sử dụng tiếng anh trong giao tiếp, có thái độ tích cực và chuyên nghiệp trong công việc, có các kỹ năng mềm cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian…, biết sử dụng excel, word, powerpoint và các phần mềm khác, có khả năng tư duy tự nghiên cứu, tự học tập nâng cao trình độ tay nghề. Trong khi đó, chương trình đào tạo kế toán của các trường đại học nước ta còn nặng về lý thuyết, ít thực hành, ít trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp. Sinh viên mới ra trường thiếu kiến thức về các luật thuế cũng như các luật chuyên ngành khác có liên quan đến kế toán. Sinh viên mới tốt nghiệp thường phải học thêm các khóa kế toán thực hành mới đủ tự tin trước khi xin việc. 398 Cuối năm 2015, khi AEC hình thành, có 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển bao gồm: kế toán, kiến trúc sư, nha sỹ, bác sỹ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và du lịch. Vì vậy, các trường đào tạo nguồn nhân lực kế toán cần phải có giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán để có thể cung cấp được đội ngũ nhân lực kế toán đáp ứng được các yêu cầu trong thời kỳ hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN. 2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỜI KỲ HỘI NHẬP ASEAN 2.1. Cơ hội Hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN giúp thị trường lao động trong ASEAN sôi động hơn, thúc đẩy tạo việc làm cho từng quốc gia thành viên. Theo dự báo của tổ chức lao động quốc tế (ILO), khi tham gia AEC, số việc làm của Việt Nam sẽ tăng lên 14,5% vào năm 2025. Tuy nhiên, do trình độ phát triển không đồng đều, nên hiện nay lao động có tay nghề và kỹ năng cao trong khối ASEAN chủ yếu di chuyển vào thị trường Singapore, Malaysia và Thái Lan. Khi tham gia vào AEC, sự hội nhập giáo dục sẽ diễn ra trên quy mô cả ASEAN, các thị trường sẽ cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút người học. Từ đó, dẫn đến sự cạnh tranh về chất lượng đào tạo, điều kiện học tập và kết quả là chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao. Các trường đại học có cơ hội hợp tác với các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Singapore trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo, trao đổi giảng viên, sinh viên. Đối với ngành kế toán Việt Nam đã từng bước chuyển mình bằng việc thể chế hóa các định chế hệ thống pháp lý tạo điều kiện cho mọi tổ chức sẵn sàng hòa nhập trong môi trường cạnh tranh. Hệ thống pháp luật kế toán liên tục được phát triển và hoàn thiện. Trong khoảng thời gian gần 15 năm, chúng ta đã ban hành các chuẩn mực về kế toán phù hợp với tiêu chuẩn ISA và IFRS được quốc tế thừa nhận. Cho đến nay Việt Nam đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán, đặc biệt là thông tư 200/2014/TT-BTC đã bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động của mọi loại hình doanh nghiệp, coi trọng bản chất hơn là hình thức của báo cáo tài chính đã tạo điều kiện cho việc minh bạch số liệu, đồng thời cũng tạo môi trường đầu tư lành mạnh, từng bước thực hiện các cam kết hội nhập trong lĩnh vực kế toán theo các điều ước mà Việt Nam đã cam kết. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn co các trường đại học trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo, nội dung các môn học kế toán phù hợp với chuẩn mược kế toán quốc tế, đáp ứng yêu cầu về nhân lực kế toán cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi hội nhập AEC. 2.2. Thách thức Khi cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành, sự dịch chuyển tự do nguồn lao động trong khối ASEAN sẽ diễn ra. Điều đó sẽ dẫn đến sự cạnh tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: