Danh mục

Nâng cao chất lượng giảng dạy Triết học Mác - Lênin theo học chế tín chỉ tại Học viện An ninh nhân dân trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 85.31 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đào tạo đại học theo học chế tín chỉ là phương thức đào tạo tiên tiến trên thế giới hiện nay. Phương thức đào tạo này thể hiện nhiều điểm ưu việt, trong đó mục tiêu dạy học nhằm góp phần phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách của người học. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm được nội dung chi tiết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao chất lượng giảng dạy Triết học Mác - Lênin theo học chế tín chỉ tại Học viện An ninh nhân dân trong giai đoạn hiện nay NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT DOI: 10.53750/jem22.v14.n9.64 Journal of Education Management, 2022, Vol. 14, No. 9, pp. 64-68 This paper is available online at http://jem.naem.edu.vn NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Hà Vũ Long1 Tóm tắt. Đào tạo đại học theo học chế tín chỉ là phương thức đào tạo tiên tiến trên thế giới hiện nay. Phương thức đào tạo này thể hiện nhiều điểm ưu việt, trong đó mục tiêu dạy học nhằm góp phần phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách của người học. Thời gian qua, Đảng úy, Ban Giám đốc Học viện An ninh nhân dân đã quan tâm, tập trung chỉ đạo tổ chức đào tạo giảng dạy các học phần theo học chế tín chỉ, trong đó có Triết học Mác – Lênin. Quá trình giảng dạy môn học Triết học Mác – Lênin tại Học viện đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng cũng gặp không ít những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết, đổi mới để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy. Từ khóa: Triết học Mác – Lênin, học chế tín chỉ, Học viện An ninh nhân dân.1. Đặt vấn đề Đào tạo theo hệ thống tín chỉ hay còn gọi là phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ là một phươngthức đào tạo tiên tiến trên thế giới. Phương thức đào tạo này được áp dụng lần đầu tiên trên thế giới vào năm1872 tại trường đại học Harvard (Hoa Kỳ), sau đó lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam,kể từ năm học 1993 – 1994, trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở đầu tiên áp dụngđào tạo theo học chế tín chỉ. Sau đó, phương thức đào tạo này được thử nghiệm đào tạo ở một số trường đạihọc trong cả nước. Đến nay, đào tạo theo học chế tín chỉ trở thành phương thức đào tạo phổ biến trong cáctrường đại học, cao đẳng ở Việt Nam. Đối với Học viện An ninh nhân dân, đào tạo theo học chế tín chỉ được thực hiện từ năm 2010. Tất cả cáchọc phần môn học của hầu hết các hệ lớp đều được chuyển đổi và tổ chức giảng dạy theo chương trình mới,trong đó có triết học Mác – Lênin. Triết học Mác – Lênin là một trong ba bộ phận cơ bản của chủ nghĩaMác – Lênin. Trong quá trình giảng dạy, giống với một số môn học lý luận chính trị khác, triết học Mác– Lênin bị sinh viên đánh giá là khó hiểu, trừu tượng. Nghe giảng đã khó hiểu thì việc tự học, tự nghiêncứu lại càng khó khăn hơn. Chính vì vậy, khi các trường đại học, cao đẳng chuyển mạnh sang đào tạo theohọc chế tín chỉ với phương châm “lấy người học làm trung tâm, dạy học hướng vào người học”, việc làmthế nào để phát huy tính tích cực, chủ động của người học trong việc học tập và nghiên cứu môn học này làmột thách thức đối với các giảng viên. Triết học Mác – Lênin nằm trong dòng chảy của các môn học lý luậnchính trị và cũng có những thuận lợi và khó khăn khi tiếp cận sinh viên, đặc biệt là sinh viên thuộc nhiềuchuyên ngành khác nhau tại Học viện. Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên từ trường phổ thông khi bước vàođại học còn ngỡ ngàng với phương pháp tự học, hay cách “lấy người học làm trung tâm”. Do đó, để giảngdạy triết học với đặc thù trừu tượng và có tính khái quát rất cao, các giảng viên đã không ngừng tìm tòi,học hỏi và đưa ra các phương pháp khác nhau giúp sinh viên có thể nắm bắt được những nội dung một cáchtốt nhất.Ngày nhận bài: 10/08/2022. Ngày nhận đăng: 28/09/2022.1 Khoa Lý luận chính trị Khoa học Xã hội Nhân văn, Học viện An ninh Nhân dâne-mail: havulongc500@gmail.com64Ý KIẾN - TRAO ĐỔI JEM., Vol. 14 (2022), No. 9.2. Thực trạng trong hoạt động dạy triết học Mác – Lênin theo học chế tín chỉ tại Học viện An ninh nhân dân Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI vềđổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, theo đó lấy người học làm trung tâm của quá trình đào tạolà một chủ trương hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu thế của thời đại. Trong các môn học của bậc đạihọc, triết học Mác – Lênin là môn học tiên quyết đối với sinh viên các trường đại học công lập ở Việt Nam.Việc nghiên cứu, giảng dạy triết học Mác - Lênin tại Học viện An ninh nhân dân luôn được Đảng ủy, BanGiám đốc Học viện chú trọng và có những định hướng cụ thể, nhất là những nội dung lý luận tạo nền tảngcho các môn khoa học chính trị. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy triết học Mác – Lênintheo học chế tín cũng gặp những khó khăn nhất định. Đó là: Thứ nhất, về chương trình môn học: Đối với giảng viên, việc rút ngắn chương trình môn triết học Mác– Lênin từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo tín chỉ thực sự là một thử thách. Nội dung chương trình hiệnnay tuy đã được thay đổi từ 02 tín chỉ lên 03 tí ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: