Danh mục

Nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ cho đội ngũ giáo viên ở trường phổ thông

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 414.18 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đào tạo trình độ thạc sĩ là một trong những biện pháp quan trọng để phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông. Chuẩn đào tạo trình độ thạc sĩ cho giáo viên ở trường phổ thông phải đảm bảo hài hòa các yêu cầu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, nhân cách nghề nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ cho đội ngũ giáo viên ở trường phổ thông N. V. Tứ / Nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ cho đội ngũ giáo viên ở trường phổ thông NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Nguyễn Văn Tứ Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài 10/10/2017, ngày nhận đăng 05/01/2018 T t t Đào tạo trình độ thạc sĩ là một trong những biện pháp quan trọng để phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông. Chuẩn đào tạo trình độ thạc sĩ cho giáo viên ở trường phổ thông phải đảm bảo hài hòa các yêu cầu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, nhân cách nghề nghiệp. Vì vậy, các cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ và các cấp quản lý giáo dục cần: xác định đúng mối quan hệ hữu cơ giữa kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức khoa học giáo dục; tăng quy mô hợp lý và đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo trình độ thạc sĩ các mã ngành lý luận dạy học; phát triển chương trình đào tạo và mở các mã ngành đào tạo mới để đáp ứng nhu cầu của giáo dục phổ thông; gắn hoạt động nghiên cứu với những vấn đề thực tiễn dạy học ở phổ thông; liên kết giữa các cấp quản lý giáo dục phổ thông với các cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ; đảm bảo các điều kiện tạo động lực để nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ cho đội ngũ giáo viên phổ thông. 1. Đặt vấn đề Nâng cao chất lượng giáo dục (GD) phổ thông đang là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của ngành giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) và được xã hội quan tâm. Lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD có ý nghĩa then chốt đối với việc nâng cao chất lượng GD phổ thông, góp phần thực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Điều đó đã được khẳng định trong các văn kiện về GD-ĐT của Đảng, Quốc hội, Nhà nước như Chỉ thị 40 của Ban Bí thư, Nghị quyết 29 của Hội nghị TW 8 (khóa XI), Nghị quyết 88 của Quốc hội, Chiến lược phát triển GD giai đoạn 2011-2020... Một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông chính là đào tạo, bồi dưỡng trình độ sau đại học (chủ yếu là trình độ thạc sĩ) cho đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Chính vì vậy, cùng với hệ . Email: tulieudhv@gmail.com 62 thống GD-ĐT nói chung, các cơ sở đào tạo (CSĐT) trình độ đại học và sau đại học, trong đó có các CSĐT giáo viên (GV), giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông (GVPT) bằng hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ cho GD phổ thông. Chúng tôi xin trình bày một số ý kiến về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo (ĐT) trình độ thạc sĩ khoa học GD, đặc biệt là mã ngành Giáo dục học (GDH, mã ngành ĐT: 8140101), mã ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn (mã ngành ĐT: 8140111) ở các CSĐT, là các ngành có tác động lớn đối với việc phát triển đội ngũ GVPT hiện nay. 2. Vai trò của việc đào tạo trình độ thạc sĩ Giáo dục học và Lý luận và phương pháp dạy học bộ ôn đối với việc phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông - Lý luận và thực tiễn đã khẳng định rằng, trình độ ĐT là yếu tố quan trọng để đội ngũ GVPT nâng cao chất lượng giảng . Trường Đại học Vinh dạy và hoạt động GD. Tính chuyên sâu về nội dung môn học và phù hợp với đối tượng, môi trường dạy học sẽ tạo điều kiện cho người GV áp dụng được kiến thức, kỹ năng được ĐT vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học GD trong thực tiễn, làm cơ sở cho quá trình tự học, tự bồi dưỡng. Điều này đã được các văn bản hiện hành quy định về chuẩn nghề nghiệp của GV ở các cấp học, bậc học [1]. - Năng lực dạy học của GVPT không chỉ được cung cấp, rèn luyện trong chương trình ĐT ở cao đẳng, đại học, trong quá trình công tác mà còn được bổ sung, cập nhật, nâng cao trong các chương trình ĐT, bồi dưỡng theo chu kỳ, thường xuyên hoặc qua các trình độ ĐT cao hơn. Tham gia học trình độ thạc sĩ để tạo nên sự chuyển biến về chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ GVPT. Đây chính là quá trình phát triển bền vững nguồn nhân lực có trình độ cao của ngành GD-ĐT. - Trong bối cảnh kinh tế tri thức, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, GD đã chuyển từ tiếp cận tri thức sang tiếp cận năng lực, từ GD tinh hoa sang GD đại chúng. Sự thay đổi về nhu cầu xã hội, về đặc điểm người học, môi trường GD, đòi hỏi nhà trường phải đổi mới mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và các điều kiện đảm bảo. Nếu đội ngũ GVPT không cập nhật được những thay đổi thì họ không những không hoàn thành được nhiệm vụ mà có nguy cơ bị tụt hậu, đào thải. - Đối với đội ngũ GVPT, việc đạt và vượt chuẩn nghề nghiệp theo quy định đã được nhận thức một cách sâu sắc. Trình độ ĐT, kỹ năng sư phạm, nhân cách nhà giáo, trình độ tiếng Anh, tin học... là những yêu cầu để mỗi GV có thể đảm nhận trọng trách giúp HS “học để biết, Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4B (2017), tr. 62-70 học để làm, học để chung sống, học để ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: