Danh mục

Nâng cao chất lượng hoạt động sưu tầm hiện vật tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 804.67 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích vai trò quan trọng của công tác sưu tầm hiện vật đối với hoạt động của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ngay từ khi mới thành lập, Bảo tàng đã đẩy mạnh hoạt động sưu tầm nhằm thu thập hiện vật và tư liệu để xây dựng cho cơ sở và phục vụ trưng bày thường xuyên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao chất lượng hoạt động sưu tầm hiện vật tại Bảo tàng Dân tộc học Việt NamHNUE JOURNAL OF SCIENCESocial Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 87-98This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2018-0073NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG SƯU TẦM HIỆN VẬTTẠI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAMTrần Thị LệKhoa Di sản Văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà NộiTóm tắt. Bài báo tập trung phân tích vai trò quan trọng của công tác sưu tầm hiện vật đối vớihoạt động của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ngay từ khi mới thành lập, Bảo tàng đã đẩymạnh hoạt động sưu tầm nhằm thu thập hiện vật và tư liệu để xây dựng kho cơ sở và phục vụtrưng bày thường xuyên. Từ thực trạng tổ chức hoạt động sưu tầm hiện vật ở Bảo tàng Dântộc học Việt Nam, tác giả rút ra một số ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó,bước đầu tác giả đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động sưu tầm ởBảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong những năm tới.Từ khóa: Hoạt động sưu tầm, hiện vật bảo tàng, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.1.Mở đầuSau nhiều năm chuẩn bị và triển khai xây dựng, năm 1995 Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam(Bảo tàng DTHVN) chính thức được thành lập và mở cửa phục vụ công chúng vào năm 1997. Sưutầm hiện vật bảo tàng là khâu công tác nghiệp vụ cơ bản, có vai trò đặc biệt quan trọng, nó liênquan mật thiết với các khâu công tác nghiệp vụ khác như nghiên cứu, kiểm kê, bảo quản, trưngbày, trình diễn, giáo dục. Đối với Bảo tàng DTHVN, việc tích lũy hiện vật và tư liệu là một nhucầu cấp thiết và có ý nghĩa sống còn để phục vụ cho các trưng bày thường xuyên, trưng bàychuyên đề, các hoạt động trình diễn, các chương trình giáo dục… nhằm khẳng định vị thế củamình đối với xã hội. Đã có một số công trình của Bảo tàng DTHVN nghiên cứu về hoạt động sưutầm như: Điều tra cơ bản, nghiên cứu, sưu tầm hiện vật dân tộc học của Bảo tàng Dân tộc họcViệt Nam (2002), Đổi mới tiếp cận dân tộc học trong các bảo tàng (2002), Dự án điều tra, nghiêncứu, sưu tầm hiện vật dân tộc học các dân tộc Đông Nam Á giai đoạn 2006-2010 (2006), Cáccông trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tập 7 (2011), Để có một bảo tàng sốngđộng: Quan niệm và phương thức hoạt động ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (2017)…; hay mộtsố bài viết có liên quan đến hoạt động sưu tầm hiện vật trong Tạp chí Bảo tàng & Nhân học (LêAnh Hòa [5], Chu Thái Sơn [6], Võ Quang Trọng [9],…). Qua nghiên cứu các công trình trên, cáctác giả đã chuyển tải những bài học kinh nghiệm, những vấn đề có tính lí thuyết hay những kếtquả đúc kết từ thực tiễn của hoạt động sưu tầm hiện vật. Như vậy, cho đến nay chưa có một côngtrình khoa học nào đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ về hoạt động sưu tầm hiện vật của Bảotàng DTHVN từ khi thành lập đến nay. Bài viết này tập trung phân tích ưu điểm, hạn chế của hoạtđộng sưu tầm, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác sưutầm tầm hiện vật ở Bảo tàng DTHVN những năm tiếp theo.Ngày nhận bài: 19/7/2018. Ngày sửa bài: 19/8/2018. Ngày nhận đăng: 5/10/2018.Tác giả liên hệ: Trần Thị Lệ. Địa chỉ e-mail: lett@huc.edu.vn87Trần Thị Lệ2.Nội dung nghiên cứu2.1. Thực trạng hoạt động sưu tầm hiện vật tại Bảo tàng Dân tộc học Việt NamQua nghiên cứu tài liệu thứ cấp kết hợp với khảo sát trực tiếp ở Bảo tàng DTHVN nhằmđánh giá thực trạng hoạt động sưu tầm hiện vật, tác giả rút ra một số ưu điểm, hạn chế sau:2.1.1. Ưu điểmThứ nhất, Bảo tàng đã tìm ra phương pháp tiếp cận đúng không chỉ riêng trong hoạt độngnghiên cứu-sưu tầm mà áp dụng trong tất cả các hoạt động của Bảo tàng. Do Bảo tàng DTHVN rađời muộn nên việc sưu tầm hiện vật về văn hóa và lối sống của các dân tộc đa số cũng như thiểusố đều trở nên rất khó khăn. Trước tình thế đó, muốn có hiện vật Bảo tàng DTHVN phải tìm racho mình một cách thức, một phương pháp tiếp cận riêng phù hợp với bối cảnh hiện tại. Phươngchâm của Bảo tàng trong công tác nghiên cứu-sưu tầm cũng như trong các hoạt động là bắt đầu từhiện tại. Phương châm này thể hiện rõ trong quan điểm của PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên làGiám đốc Bảo tàng:“Phải dứt khoát đoạn tuyệt với quan điểm bảo tàng chỉ là quá khứ. Bảo tàngcòn là đương đại, là tương lai. Bảo tàng phải tham gia vào câu chuyện giúp cho cộng đồng nhậnthức được văn hóa của mình và giúp cho họ phát triển” [4; 83]. Vì vậy, đa số hiện vật của Bảotàng không có giá trị lớn về vật chất hay kinh tế nhưng nó lại hàm chứa giá trị văn hóa vật thể vàphi vật thể để giới thiệu về văn hóa và cuộc sống cộng đồng dân cư. Với chủ trương đúng đắn nhưvậy, Bảo tàng đã sưu tầm được số lượng hiện vật đáng kể, đáp ứng các hoạt động đa dạng .Thứ hai, Bảo tàng đã chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước khi đi sưu tầm, đặc biệt là công việc nghiêncứu. Đối tượng sưu tầm của Bảo tàng là hiện vật dân tộc học phản ánh văn hóa và lối sống của cáctộc người từ xưa đến nay [4; 83]. Vì vậy, trước khi sưu tầm đòi hỏi phải nghiên cứu rất cụ thể vềvăn hóa các dân tộc và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: