Danh mục

Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng trong thời kỳ chuyển đổi số

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 970.02 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng trong thời kỳ chuyển đổi số" được thực hiện nhằm khẳng định chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của tất cả các ngành nghề trong tương lai, trong đó có ngành ngân hàng. Đồng thời chỉ ra một vài rủi ro cũng như đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng trong thời kỳ chuyển đổi số.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng trong thời kỳ chuyển đổi số 211 NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRONG THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI SỐ ThS. Lê Thị Thùy Dương, ThS. Mai Diễm Lan Hương Khoa Kế toán Tài chính, trường Đại học Nha Trang Tóm tắt Ngành ngân hàng toàn cầu đang chứng kiến sự thâm nhập ngày càng sâu của các tập đoàn công nghệ tiêu dùng lớn vào các lĩnh vực dịch vụ truyền thống như thanh toán, chuyển tiền và tín dụng. Sự phát triển và ứng dụng công nghệ số trong ngành ngân hàng cũng đi kèm không ít thách thức đòi hỏi thay đổi về thể chế, về vốn đầu tư, về nguồn nhân lực để có thể nắm bắt công nghệ và kỹ năng mới trong hoạt động ngân hàng – tài chính thời kỳ chuyển đổi số, về năng lực kiểm soát, xử lý được những rủi ro mới một cách hiệu quả. Bài viết này được thực hiện nhằm khẳng định chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của tất cả các ngành nghề trong tương lai, trong đó có ngành ngân hàng. Đồng thời chỉ ra một vài rủi ro cũng như đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng trong thời kỳ chuyển đổi số. Từ khóa: chuyển đổi số, ngành ngân hàng, quản trị rủi ro Abstract The global banking industry is witnessing the deepening penetration of large consumer technology groups into traditional service areas such as payments, remittances and credit. The development and application of digital technology in the banking industry also comes with many challenges that require changes in institutions, in terms of investment capital, in terms of human resources who can grasp new technologies and skills in the banking industry - financial activities in the digital transformation period, in terms of the ability to control and handle new risks effectively. This article is made to affirm that digital transformation is an inevitable trend of all industries in the future, including the banking industry. At the same time, it points out a few risks as well as makes some recommendations to improve the risk management efficiency of banks in the digital transformation period. Keywords: digital transformation, banking industry, risk management 1. Mở đầu Công nghệ phát triển mang đến sự thuận tiện và lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng nhưng đồng thời cũng là môi trường cho các đối tượng lừa đảo thực hiện nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản. Hàng loạt thủ đoạn có thể kể đến như tin nhắn (SMS), thư điện tử (email), các trang mạng (website), tin nhắn mạo danh… để lừa khách hàng. Rất nhiều ngân hàng đưa ra cảnh báo về tình trạng mất an toàn thông tin trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ các ngân hàng, đây chỉ là một trong số vô vàn tình huống mà họ phải đối mặt khi công nghệ phát triển hơn. Điều này đồng nghĩa với việc, muốn dòng chảy thông qua ngân hàng được thông suốt, thì hệ thống quản trị rủi ro phải đủ tốt. Thiết lập hệ thống quản trị rủi ro chuẩn mực là điều kiện cần để các ngân hàng yên tâm đẩy mạnh tăng trưởng trong bối cảnh cuộc đua chuyển đổi số ngày càng khốc liệt và mạnh mẽ hơn. Trong cuộc đua này, nhiều ngân hàng nhỏ không chỉ đáp ứng đẩy đủ các chuẩn mực quản trị rủi ro, mà vẫn bắt kịp với tốc độ thay đổi của thị hiếu thị trường. @ Trường Đại học Đà Lạt 212 2. Chuyển đổi số ngành ngân hàng 2.1. Khái niệm số hóa hoạt động ngân hàng Số hóa hoạt động ngân hàng là sự kết hợp các công nghệ đang phát triển và công nghệ mới trong các tổ chức dịch vụ tài chính nhằm phù hợp với những thay đổi trong các mối quan hệ bên trong và bên ngoài nhằm cải tiến dịch vụ và trải nghiệm khách hàng một cách hiệu quả, nâng cao năng lực thích ứng với môi trường kinh doanh cạnh tranh cao và nâng cao năng lực quản trị kinh doanh của ngân hàng thương mại trong tương lai gần. 2.2. Khái niệm chuyển đổi số hoạt động ngân hàng Trong lĩnh vực ngân hàng, chuyển đổi số là việc tích hợp số hóa và công nghệ số vào mọi lĩnh vực trong hoạt động ngân hàng. Theo các chuyên gia, chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm các công nghệ và các vấn đề pháp lý liên quan, bao gồm: trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu (data analytics), dữ liệu lớn, điện toán đám mây, chuỗi khối, sinh trắc học, công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot (RPA), xác minh thông tin nhận biết khách hàng không gặp mặt trực tiếp thông qua phương tiện điện tử (e-KYC); QR Code; công nghệ tài chính (Fintech)… 2.3. Các giai đoạn chuyển đổi số của các ngân hàng Theo báo cáo ứng dụng ngân hàng số tại Việt Nam của Ngân hàng TMCP Quân đội, quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng thường chia theo 3 giai đoạn gồm: (i) Giai đoạn số hoá (các ngân hàng áp dụng công nghệ vào việc quản trị dữ liệu, quản trị tài nguyên, quy trình vận hành, thay đổi các dịch vụ, quy trình thủ công, truyền thống sang các sản phẩm, quy trình trực tuyến hoặc qua máy tính); (ii) Giai đoạn chuyển đổi kỹ thuật số (các ngân hàng bắt đầu thực hiện chuyển đổi kĩ thuật số toàn bộ hoạt động ngân hàng, bao gồm việc tích hợp và kết nối các quy trình số ở giai đoạn số hóa để mang đến trải nghiệm khách hàng); (iii) Giai đoạn tái tạo số (các ngân hàng kết hợp công nghệ và nền tảng kỹ thuật số chưa từng có trước đây để tạo ra doanh thu, kết quả thông qua các chiến lược sản phẩm cùng trải nghiệm sáng tạo). 2.4. Một số mô hình chuyển đổi số hoạt động ngân hàng Chuyển đổi số hoạt động ngân hàng đang là một xu hướng kinh doanh lớn trong ngành Ngân hàng, kết quả này được tổng kết thông qua báo cáo nghiên cứu khảo sát của Công ty kiểm toán PWC (Price Waterhouse Coopers) trên qu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: