Danh mục

Nâng cao hiệu quả hoạt động hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học thông qua trải nghiệm khoa học

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 939.04 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là nhằm rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học cho học sinh; tổ chức chuỗi các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh phổ thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao hiệu quả hoạt động hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học thông qua trải nghiệm khoa học CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ GIẢI PHÁP Mã số: … … … …1. Tên sáng kiến: NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN HỌC SINHNGHIÊN CỨU KHOA HỌC THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM KHOA HỌC.2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học và giáo dục học sinh.3. Điểm mới của giải pháp- Không thực hiện việc hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học theo quy trình lý luận mà tậptrung rèn kỹ năng thích ứng, kỹ năng nghiên cứu cho học sinh, biết kết nối lý thuyết đã họcvào thực tiễn, biết tìm ý tưởng và chuyển ý tưởng thành đề tài nghiên cứu khoa học.- Các hoạt động trải nghiệm cần sắp xếp, tổ chức theo một chuỗi mắc xích phù hợp với trình tựcủa hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật (phụ lục F).4. Mô tả bản chất của sáng kiến: 4.1. Trình trạng giải pháp đã biết: Hàng năm, ngành Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật(KHKT) dành cho học sinh trung học, nhằm khuyến khích các em vận dụng kiến thức đã họcvào giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành còn nặng về kiến thức hàn lâm, chưa chútrọng rèn luyện kỹ năng cho học sinh; dù nhà trường đã tạo điều kiện cho học sinh tham gianghiên cứu khoa học (NCKH) nhưng kết quả vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể như sau: + Năm học 2011 – 2012 : Không có đề tài tham gia cuộc thi KHKT cấp tỉnh. + Năm học 2012 – 2013 : có một đề tài tham gia cuộc thi KHKT cấp tỉnh, chỉ đạt giảikhuyến khích. + Năm học 2013 – 2014: có một đề tài tham gia cuộc thi KHKT cấp tỉnh, nhưng khôngđạt giải. Trước thực trạng nêu trên, thông qua các buổi họp tổ chuyên môn, tôi phân tích, đánhgiá các nguyên nhân cản trở sự phát triển năng lực NCKH của học sinh, việc thiết kế, tổ chức 1các hoạt động học kết nối lý thuyết với trải nghiệm thực tiễn là điều hết sức cần thiết.Thôngqua việc NCKH sẽ rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, đồng thời nâng cao năng lực giảiquyết vấn để cho các em. Vì vậy, tôi mạnh dạn “Tổ chức trải nghiệm khoa học nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học”, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra ở trên. 4.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: a) Mục đích của giải pháp: Nhằm rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học cho học sinh; tổ chức chuỗi các hoạtđộng trải nghiệm nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh phổ thông. b) Nội dung giải pháp: Các bước thực hiện giải pháp:* Bước 1: Lập ngân hàng ý tưởng - Tiếp nhận các học sinh có niềm đam mê và có ý muốn NCKH. Cho các em nêu ýtưởng của mình. - Ghi nhận thông tin của từng học sinh, lập danh sách ý tưởng. - Giới thiệu hoạt động nghiên cứu khoa học và cuộc thi KHKT đến học sinh, giúp cácem biết được ý nghĩa của cuộc thi và những quyền lợi của các em khi tham gia cuộc thi đạt ởnhững giải thứ hạng cao. - Giới thiệu đến các em những đoạn clip nói về sự sáng tạo trong cuộc sống, nhằm khơidậy khả năng tư duy sáng tạo trong mỗi cá nhân. Hình 1. Sáng tạo trong xây dựng: tô tường Hình 2. Máy phụ hồ: sàn cát 2 Hình 3. Sử dụng chai nhựa trang trí, làm giá* Bước 2: Viết sổ tay nghiên cứu - Giới thiệu đến học sinh cách thức viết sổ tay nghiên cứu khoa học. - Từ ý tưởng đề xuất của từng cá nhân tiến hành lập kế hoạch nghiên cứu.* Bước 3: Lập câu lạc bộ, nhóm học sinh có niềm đam mê, yêu thích nghiên cứu Khoa học kỹthuật - Tiến hành sinh hoạt câu lạc bộ, nhóm yêu thích 2 tuần một lần. - Cho các thành viên trong nhóm nghiên cứu tiến hành phản biện ý tưởng lẫn nhau: xemý tưởng hoàn toàn mới? Ai đã làm chưa? Ý tưởng đã được thực hiện thì hạn chế ở điểm nào?giải pháp có đem lại lợi ích gì so với giải pháp ban đầu? - Tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo trình tự để học sinh có nhiều kỹ năng phục vụcho hoạt động NCKH. Yêu cầu học sinh nộp các bài thu hoạch sau mỗi buổi tham quan ( cóthể là những hình ảnh, clip, bài viết và cũng có thể chỉ là một nhận xét của học sinh). Thông qua hoạt động thực tế: xác định độ pH của đất phèn vùng đất huyện Thạnh Phú,Ba tri… Tìm hiểu nguyên nhân đất nhiễm phèn? Tác động của quá trình xâm nhập mặn vàomùa khô? Tìm hiểu giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu?... Hình 4. Tham quan thực tế ở huyện Giồng Trôm 3 - Lồng ghép các hoạt động này trong các tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, các tiết dạynghề, tiết thí nghiệm, thực hành, hướng dẫn học sinh hoạt động theo hướng đặt tình huống cóvấn đề. Thể hiện bài “Phản xạ toàn phần” - vật lí 11: Đối với sách giáo khoa, chỉ xét mộttrường hợp sự truyền ánh sáng từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quangkém thì sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần nếu góc tới lớn hơn hoặc bằng góc tới giớihạn. Thông thường, các em chỉ biết tiếp nhận, không biết tại sau lại xét một trường hợp nhưvậy. Giáo viên có thể tạo tình huống có vấn đề đối với các em: nếu xét ngược lại ánh sángtruyền từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn thì có thể xảy ra hiệntượng phản xạ toàn phần hay không? Kết hợp định luật khúc xạ, chiết suất tỉ đối và góc tới cựcđại chứng minh được ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiếtquang hơn không xảy ra được hiện tượng phản xạ toàn phần, chỉ xảy ra hiện tượng phản xạmột phần. Trên cơ sở đó, giáo viên có thể đưa ra được một điều kiện của phản xạ toàn phần là:chỉ xảy ra khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quangkém.* Bước 4: Giáo viên nhận định ý tưởng - Sắp xếp ý ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: