Danh mục

Nâng cao hiệu quả hoạt động sáng chế của các trường Đại học Công lập Việt Nam thông qua việc khắc phục các rào cản đối với hoạt động này

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 352.87 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này chỉ ra thực trạng hoạt động sáng chế tại các trường đại học công lập Việt Nam, phân tích các rào cản để từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sáng chế của các trường đại học công lập Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao hiệu quả hoạt động sáng chế của các trường Đại học Công lập Việt Nam thông qua việc khắc phục các rào cản đối với hoạt động này Nâng cao hiệu quả hoạt động sáng chế của các trường đại học… 92 NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG CHẾ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM THÔNG QUA VIỆC KHẮC PHỤC CÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NÀY ThS. Hoàng Thị Hải Yến Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học QGHN Tóm tắt: Một trong số các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của các trường đại học hiện nay là năng lực nghiên cứu khoa học, trong đó, sáng chế là một loại sản phẩm đặc biệt của nghiên cứu. Số lượng và chất lượng của sáng chế không chỉ nói lên năng lực nghiên cứu của một trường đại học mà còn cho thấy năng lực cạnh tranh về khoa học và công nghệ (KH&CN) và kinh tế của một quốc gia. Với sứ mệnh trong việc phát triển KH&CN và kinh tế quốc gia thì các trường đại học không thể thờ ơ với hoạt động sáng tạo và bảo hộ sáng chế. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng sáng chế được tạo ra bởi các trường đại học Việt Nam hiện nay nói chung vẫn còn nhiều hạn chế. Bài nghiên cứu này chỉ ra thực trạng hoạt động sáng chế tại các trường đại học công lập Việt Nam, phân tích các rào cản để từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sáng chế của các trường đại học công lập Việt Nam. Một số khái niệm liên quan tới sáng chế và bảo hộ sáng chế xin mời xem trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Hoạt động sáng chế tại các trường đại học công lập ở đây được hiểu là một chuỗi hoạt động để tạo ra sáng chế và khai thác cũng như bảo vệ sáng chế được tạo ra từ nguồn kinh phí của trường. Cần nhận thấy rằng nhiệm vụ chủ yếu của các trường đại học là đào tạo và nghiên cứu, do vậy khi đánh giá hiệu quả hoạt động sáng chế ở các trường đại học thì hiệu quả về khía cạnh kinh tế/thương mại được xếp ở hàng thứ yếu. Từ khóa: Đại học công lập, Sở hữu trí tuệ, Hoạt động sáng chế, Năng lực nghiên cứu khoa học. 1. Thực trạng hoạt động sáng chế của các trường đại học công lập Việt Nam hiện nay 1.1. Hoạt động sáng tạo và xác lập quyền đối với sáng chế Các trường đại học công lập Việt Nam có tiềm lực về nhân lực rất lớn tham gia vào hoạt động sáng tạo với 337 trường đại học công lập và cao đẳng, hơn 70 ngàn giáo viên, trong đó số giáo viên có trình độ trên đại học là 45 ngàn và hàng trăm ngàn sinh viên theo học mỗi năm1. Trong số đó thì chỉ 1 Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=435&idmid=3 JSTPM Vol 1, No 4, 2012 có các trường thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học nhân văn không thể có sáng chế và một số ít lĩnh vực nghiên cứu của các trường thuộc đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế2. Khảo sát số liệu công bố của Cục Sở hữu trí tuệ cho thấy số lượng sáng chế của các trường đại học công lập được đăng ký chiếm tỉ lệ nhỏ so với các chủ thể khác và có tốc độ tăng chậm3. Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (tính từ 01/01/2000 đến 19/4/2011), số lượng sáng chế được cấp bằng độc quyền sáng chế của các trường đại học công lập chỉ chiếm 4%, số bằng độc quyền giải pháp hữu ích chỉ chiếm dưới 3%. Cụ thể có thể thấy qua các biểu đồ sau: Biểu đồ 1: Số lượng đơn sáng chế phân bố theo chủ thể Biểu đồ 2: Số lượng bằng độc quyền sáng chế được cấp phân bố theo chủ thể 2 Xin xem thêm Điều 59, Luật SHTT: Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế và Bảng phân loại lĩnh vực nghiên cứu KH&CN ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BKHCN ngày 04/9/2008 của Bộ KH&CN và Quyết định số 37/QĐ-BKHCN ngày 14/01/2009 của Bộ KH&CN đính chính Quyết định 12/2008/QĐ-BKHCN). 3 Tác giả chỉ khảo sát số lượng sáng chế được đăng ký với chủ đơn đứng tên là trường đại học công lập. 93 94 Nâng cao hiệu quả hoạt động sáng chế của các trường đại học… Biểu đồ 3: Số lượng đơn giải pháp hữu ích phân bố theo chủ thể Biểu đồ 4: Số lượng bằng độc quyền giải pháp hữu ích được cấp phân bố theo chủ thể (Nguồn biểu đồ 1, 2, 3, 4: Cục Sở hữu trí tuệ, Công văn số 4561/SHTT-TT về việc cung cấp thông tin đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích, ngày 29/7/2011) Thống kê của tác giả trên cở sở dữ liệu của Cục tính từ tháng 5/2011 đến nay số đơn sáng chế của các trường tăng thêm 19 đơn, số đơn giải pháp hữu ích tăng thêm 03 đơn và có thêm 08 sáng chế được cấp bằng độc quyền sáng chế, 08 sáng chế được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Một điều đáng lưu ý là số sáng chế đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ tính tới nay tập trung chủ yếu ở một số trường đại học công lập lớn của Việt Nam. Bắt đầu từ năm 2011 mới có sự xuất hiện của trường đại học dân lập trong hoạt động này. Về mặt chất lượng, các chuyên gia của Cục có đưa ra nhận định: “Chất lượng của các đơn đăng ký sáng chế của chủ đơn Việt Nam chưa cao, chủ yếu thể hiện ở chất lượng của bản mô tả còn kém (không được mô tả một JSTPM Vol 1, No 4, 2012 cách đầy đủ, đồng nhất, rõ ràng; không minh họa được khả năng áp dụng của giải pháp để chuyên gia trong lĩnh vực thẩm định được giải pháp), do đó khả năng cấp bằng không cao”4. Đây cũng là nguyên nhân chính lý giải tỷ lệ đơn bị từ chối khi xét nghiệm hình thức của các trường đại học công lập cao. Hầu hết các đơn bị từ chối nằm trong trường hợp các trường tự đi đăng ký mà không thuê đại diện sở hữu công nghiệp5. 1.2. Hoạt động thương mại hóa quyền đối với sáng chế Các trường đại học công lập hiện nay chủ yếu thương mại hóa quyền đối với sáng chế bằng cách tự khai thác hoặc chuyển giao cho một bên thứ hai. Qua các báo cáo hằng năm của Cục Sở hữu trí tuệ thì chưa thấy có một hợp đồng chuyển giao nào đối với sáng chế của trường đại học công lập. Điều này cho thấy giá trị kinh tế có được từ bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích chưa được các trường khai thác hiệu quả. Các sáng chế được tạo ra từ nguồn kinh phí của trường nhưng do cá nhân tác giả đi đăng ký sáng chế thì cá nhân đó tự khai thác thương mại đối với sáng chế đó và các trường khó kiểm soát được điều này. Đơn cử như Đại học Quốc gia Th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: