Danh mục

Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 200.31 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

So với nhiều địa phương trong cả nước, Thanh Hóa có nhiều lễ hội truyền thống diễn ra vào dịp đầu xuân. Mặc dù, các địa phương đều coi trọng công tác chuẩn bị trước lễ hội, song trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn có nhiều bất cập, hạn chế cần khắc phục.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA TS. N guyễn Thị T h ụ c1 Tóm tắt: So với nhiều địa phương trong cả nước, Thanh Hóa có nhiều lễ hộitruyền thống diễn ra vào dịp đầu xuân. M ặc dù, các địa phương đều coi trọng công tácchuẩn bị trước lễ hội, song trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn có nhiều bấtcập, hạn chế cần khắc phục. Việc tìm kiếm các giải pháp có tính thực tiễn để góp phầngiảm thiểu những hạn chế, nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý lễ hội trên địa bàn toàntỉnh là rất cần thiết, giúp cho người dân được tham gia vào không gian lễ hội an toàn,lành mạnh, góp phần tôn vinh, bảo tồn tốt nhất các lễ hội truyền thống xứ Thanh. Từ khóa: L ễ hội truyền thống, quản lý lễ hội truyền thống Thanh Hóa... 1. Mở đầu Thanh Hóa là mảnh đất được người Việt cổ lựa chọn tụ cư từ rất sớm và sinh tồnlâu dài. Nhìn vào diễn trình lịch sử, hiếm có vùng đất nào có đầy đủ những mốc lịch sửnổi tiếng, đánh dấu các giai đoạn phát triển lớn của lịch sử dân tộc, từ tối cổ đến hiệnnay như xứ Thanh. Vì lẽ đó, vùng đất này từ thiên nhiên đến văn hóa đều thấm đượmmàu sắc lịch sử, đồng thời hội đủ các điều kiện hình thành, bảo lưu được nhiều giá trịvăn hóa truyền thống. Có thể khẳng định, Thanh Hóa cùng với đồng bằng châu thổ BắcBộ là một trong những cái nôi hình thành nên nền văn hóa Việt Nam. Ở Thanh Hóa,chúng ta có thể bắt gặp những mô thức huyền thoại về vua Hùng, Tản Viên Sơn thánh,Thánh Gióng, An Dương Vương... của vùng đồng bằng Bắc Bộ được “địa phương hóa” . Ở đây cũng cần nhấn mạnh thêm, Thanh Hóa là mảnh đất tương đối ổn định tronglịch sử, không bị chia cắt hành chính như nhiều địa phương khác trong cả nước. Bản đồhành chính Thanh Hóa qua nhiều thời kỳ lịch sử vẫn không có sự thay đổi, sự đổi thaylớn nhất có thể nhìn thấy chính là tên gọi qua các thời kỳ: Cửu Chân, Tượng Quận, ÁiChâu, Thanh Đô, Thanh Hoa, Thanh Hóa... Tuy một số quận huyện có nhập, tách vàvùng đất Thanh Hóa ngoại được tách ra thành tỉnh Ninh Bình, song đại bộ phận lãnhđịa, ranh giới xứ Thanh đã được xác lập ổn định từ thời Bắc thuộc cho đến bây giờ.Tính ổn định về hành chính là hệ quả của sự thống nhất về tự nhiên, lịch sử, văn hóa,đồng thời là điều kiện cho nhiều loại hình văn hóa, trong đó có lễ hội truyền thống ở1Phòng Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 81 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨUThanh Hóa có tính thống nhất, mang đặc trưng riêng không nhầm lẫn với bất cứ vùngmiền nào. Vài năm trở lại đây, với chủ trương bảo tồn văn hóa truyền thống, trong đó có loạihình lễ hội được nhà nước quan tâm với tinh thần chỉ đạo Nhà nước và nhân dân cùngthực hiện. Nhiều lễ hội truyền thống được phục dựng, bảo tồn bằng nguồn kinh phí Nhànước hoặc đóng góp của nhân dân, với mục đích tạo ra một không gian sinh hoạt vănhóa cộng đồng thực sự ý nghĩa, đồng thời thông qua đó bảo tồn được các giá trị văn hóatruyền thống có tính cộng đồng cao như lễ hội song cũng rất dễ bị mai một, biến dạngtrước thời gian và không gian. Việc nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức lễ hội truyềnthống ở các cấp là rất cần thiết, nhất là vào dịp xuân về. 2. Vài đặc điểm của lễ hội truyền thống xứ Thanh Lễ hội là sản phẩm sáng tạo văn hóa của con người, do con người tạo ra, thựchành và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do vậy, nó luôn vận động, trong đócó cả cái cũ, cái hằng số, cái cốt lõi, đồng thời lễ hội cũng dung nạp cả cái mới. Mỗi tộcngười đều có lễ hội riêng của mình. Quá trình giao lưu văn hóa, những lớp thang vănhóa trong lễ hội ở các dân tộc có sự truyền tải, pha tạp, dung nạp, lũy tiến, hiện hữu, thểhiện bản sắc riêng cộng đồng sáng tạo ra nó, và cũng có những nét mới được bổ sungtrong lễ hội. Lễ hội là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. “Lễ” là hệ thốngnhững hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người đối với thần linh,phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họchưa có khả năng thực hiện. “Hội” là sự tập hợp của con người để thực hiện nhiều điềuvề lễ, trong đó có cả việc tổ chức các sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộngđồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bìnhyên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sựsinh sôi nảy nở của gia súc, bội thu của mùa màng, từ bao đời nay được quy tụ vào 4chữ “nhân khang, vật thịnh”. Theo GS. Trần Lâm Biền “lễ hội, nếu như không còn thìkhó mà tưởng t ...

Tài liệu được xem nhiều: