Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng, bên cạnh việc đổi mới công nghệ ngân hàng, thì sự thành công của ngân hàng chính là sự hoạch định chiến lược phát triển đúng hướng, phù hợp với xu thế phát triển
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng trong hội nhập
Nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng trong hội nhập
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng, bên cạnh việc đổi
mới công nghệ ngân hàng, thì sự thành công của ngân hàng chính là
sự hoạch định chiến lược phát triển đúng hướng, phù hợp với xu thế
phát triển
(VOV)_ Kể từ ngày 1/4/2007, các ngân hàng nước ngoài được phép thiết lập sự hiện diện
thương mại của mình tại Việt Nam dưới các hình thức như: văn phòng đại diện, chi nhánh ngân
hàng thương mại, các ngân hàng thương mại liên doanh với nước ngoài có vốn nước ngoài dưới
50% vốn điều lệ, các công ty cho thuê tài chính liên doanh, các công ty tài chính cho thuê 100%
vốn nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài... Với các lợi thế về tài chính, sản phẩm,
dịch vụ, quản trị, công nghệ và kinh nghiệm quốc tế, các ngân hàng nước ngoài là những đối
thủ cạnh tranh rất lớn trên thị trường. Đó là động lực tốt, tạo áp lực cho các ngân hàng trong
nước chủ động đầu tư công nghệ. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng cần chú ý trong việc nâng cao khả
năng cạnh tranh, chuẩn bị cho hội nhập.
Cho đến nay, hệ thống kỹ thuật công nghệ ngân hàng đã trở thành công cụ phục vụ hiệu quả
cho công tác quản lý, điều hành của các ngân hàng thương mại trong thực thi chính sách tiền tệ,
tín dụng. Đó cũng là giải pháp giúp các ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh một cách
an toàn và hiệu quả. Xét về sự đa dạng, các ngân hàng thương mại trong nước đã và đang cung
ứng đẩy đủ các nhóm sản phẩm, dịch vụ bao gồm: nhóm sản phẩm tiền gửi, nhóm sản phẩm
tiền vay, sản phẩm thẻ như thẻ tín dụng, ghi nợ quốc tế, nội địa, các sản phẩm thẻ liên kết…,
dịch vụ chuyển tiền, sản phẩm ngân hàng điện tử…
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng, nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh việc đổi mới
công nghệ ngân hàng, thì sự thành công của ngân hàng chính là sự hoạch định chiến lược phát
triển đúng hướng, phù hợp với xu thế phát triển. Điều này chỉ có được khi các ngân hàng nắm
được thông tin đầy đủ về công nghệ mới, xu hướng phát triển, và đặc biệt là kinh nghiệm ứng
dụng của các nước trên thế giới. Ông Nguyễn Trọng Hải Hoàng - Tổng giám đốc Công ty CFTD,
cho rằng, để các ngân hàng Việt Nam có thể giữ thị trường của mình dựa trên các yếu tố sau:
Thứ nhất các ngân hàng phải áp dụng công nghệ để hỗ trợ cho khách hàng. Cần đầu tư vào các
giải pháp quản lý quan hệ khách hàng, để có thể đánh giá khách hàng tốt hơn. Tiếp theo là các
giải pháp liên quan đến yếu tố rủi ro. Các ngân hàng phải áp dụng các giải pháp phần mềm để
nâng cao khả năng quản lý rủi ro của mình.
Về một số lưu ý đối với các ngân hàng Việt Nam trong quá trình cạnh tranh hội nhập, ông
AnslemDe Souza - Tổng giám đốc Công ty Callatay& Wouters cho rằng, các ngân hàng phải
quan tâm hơn nữa đến các giải pháp thu hút khách hàng, để tăng được số lượng khách hàng sử
dụng dịch vụ. Mỗi ngân hàng cần biết nhu cầu của khách hàng để cung cấp cho họ các dịch vụ
phù hợp. Một vấn đề nữa ngân hàng rất cần chú ý đó là chất lượng dịch vụ. Muốn làm tốt điều
đó, ngân hàng cần phân đoạn thị trường từ đó có công nghệ phù hợp… Theo ông AnslemDe
Souza, yếu tố thành công chính đối với mỗi ngân hàng là phải xác định thị trường mục tiêu rõ
ràng; thành lập hệ thống thông tin khách hàng tốt; quản lý chi phí hiệu quả và bên cạnh đó, phải
có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt. Các ngân hàng cần quan tâm đến việc đào tạo kỹ
năng, kiến thức cho nhân viên để họ có thể làm việc hiệu quả”.
Năm nay là năm thứ 2, ngành ngân hàng triển khai kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin và là năm đầu tiên thực hiện giai đoạn 2 của dự án “Hiện đại hoá ngân hàng và hệ
thống thanh toán”. Năm nay cũng là năm bắt đầu thực hiện Nghị định của Chính phủ về giao
dịch điện tử trong hoạt động Ngân hàng. Việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp về công nghệ
đã tạo ra sự chuyển biến lớn về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nói chung. Về sự chủ
động của ngân hàng trong hội nhập, bà Nguyễn Thị Tâm, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại
thương Vietcombank nhấn mạnh, việc ứng dụng công nghệ thông tin là chìa khoá vàng để cung
cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại tới các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. Ngay
từ cuối những năm 90, Vietcombank đã đầu tư công nghệ thông tin. Cụ thể là dự án phần mềm
ngân hàng lõi (core Banking). Đây là dự án tiền đề để Vietcombank cung cấp các nghiệp vụ hiện
đại và tốt nhất đến khách hàng. Sau này Vietcombank có đầu tư thêm dự án hiện đại hoá hệ
thống thanh toán của ngân hàng.
Tài chính - ngân hàng là một trong những lĩnh vực được mở cửa mạnh nhất ngay sau khi Việt
Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo cam kết giữa Việt Nam và các nước
thành viên, từ nay đến năm 2010, các ngân hàng nước ngoài sẽ được phép thực hiện hầu hết
các dịch vụ ngân hàng như một ngân hàng trong nước (trừ dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin
ngân hàng). Đây là thách thức, nhưng cũng là cơ hội để mỗi ngân hàng không ngừng tự hoàn
thiện mình, trong đó có việc nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, mở rộng dịch vụ ngân
hàng theo hướng tiện ích, tăng cường khả năng phòng chống rủi ro./.
Thu Phương
Nguồn : VOV
...