Danh mục

Nâng cao khả năng sáng tạo cho sinh viên sư phạm bằng biện pháp gắn nhận thức - tạo động cơ sáng tạo với nhiệm vụ học tập

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 101.06 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập tới thực nghiệm nâng cao khả năng sáng tạo cho sinh viên sư phạm bằng biện pháp nâng cao nhận thức về sáng tạo, kích thích động cơ sáng tạo ở sinh viên, đồng thời gắn nhận thức và động cơ sáng tạo của sinh viên với nhiệm vụ học tập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao khả năng sáng tạo cho sinh viên sư phạm bằng biện pháp gắn nhận thức - tạo động cơ sáng tạo với nhiệm vụ học tậpJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 145-152This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2017-0040NÂNG CAO KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO SINH VIÊN SƯ PHẠMBẰNG BIỆN PHÁP GẮN NHẬN THỨC – TẠO ĐỘNG CƠ SÁNG TẠOVỚI NHIỆM VỤ HỌC TẬPNguyễn Thị LiênViện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Bài báo đề cập tới thực nghiệm nâng cao khả năng sáng tạo cho sinh viên sư phạmbằng biện pháp nâng cao nhận thức về sáng tạo, kích thích động cơ sáng tạo ở sinh viên,đồng thời gắn nhận thức và động cơ sáng tạo của sinh viên với nhiệm vụ học tập. Kết quảthực nghiệm cho thấy, việc nâng cao nhận thức và động cơ sáng tạo, gắn với nhiệm vụ họctập của sinh viên đã tác động tới sự sáng tạo và qua đó nâng cao khả năng sáng tạo củasinh viên.Từ khóa: Năng lực sáng tạo; động cơ sáng tạo; chỉ số sáng tạo; sinh viên sư phạm.1.Mở đầuCùng với năng lực công nghệ thông tin, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo được xác địnhlà những năng lực cốt lõi của con người trong thế kỉ XXI. Sáng tạo là một năng lực rất đặc trưngchỉ có ở con người. Ngày nay, khi Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa hay Hậu công nghiệp, cả thế giớicạnh tranh nhau về nhân lực, nhân tài, thì năng lực sáng tạo của con người càng được quan tâmnghiên cứu, giáo dục, hình thành và phát triển.Ở Việt Nam, giáo dục đang chuyển hướng đào tạo từ mục tiêu kiến thức sang hình thànhcác năng lực nghề cho sinh viên. Vì vậy, năng lực sáng tạo được xem là một trong những năng lựccơ bản cần đào tạo cho sinh viên.Đối với sinh viên sư phạm, việc hình thành năng lực sáng tạo không chỉ giúp triển khai hoạtđộng nghề trong quá tình đào tạo, mà còn là công cụ để hình thành năng lực sáng tạo cho học sinhkhi họ trở thành người giáo viên.Từ trước tới nay, ở nước ta có khá nhiều nghiên cứu về sáng tạo. Các nghiên cứu của NguyễnHuy Tú, Nguyễn Công Khanh, Phạm Thành Nghị sử dụng thích nghi hóa một số bộ test (TCT-Vcủa K.Schoppe, TCT-DP của G. Kratzmeier, TSZ-D của Klaus. K Urban, của E.P Torrance) củanước ngoài, hoặc xây dựng mới các công cụ đo lường về sáng tạo để xác định mức độ biểu hiệntrí sáng tạo của học sinh, sinh viên, người lao động; nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc xâydựng và phát triển các chương trình giáo dục trí tuệ cho các đối tượng đã được nghiên cứu [1, 3,4, 6]. Tuy nhiên, hầu hết tập trung vào việc phát hiện và đánh giá mức sáng tạo so với thang chuẩnquốc tế; còn rất ít thực nghiệm về biện pháp để nâng cao sáng tạo. Nghiên cứu này hướng đến thựcnghiệm một biện pháp nhằm nâng cao khả năng sáng tạo cho sinh viên sư phạm, góp phần giúpcho công tác đào tạo giáo viên đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp theo xu hướng đổi mới giáo dục.Ngày nhận bài: 10/12/2016. Ngày nhận đăng: 8/2/2017.Liên hệ: Nguyễn Thị Liên, e-mail: liensupham@gmail.com145Nguyễn Thị Liên2.2.1.Nội dung nghiên cứuMục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức thực nghiệmMục tiêuThực nghiệm xác định hiệu quả của biện pháp nâng cao nhận thức – tạo động cơ sáng tạocho sinh viên, đồng thời gắn kết vào việc tổ chức hoạt động học tập.Nội dung tổ chức thực nghiệmCơ sở để xác định biện pháp tác độngNhiều nghiên cứu trong Tâm lí học đã đưa ra các biện pháp nhằm phát triển tư duy sángtạo: Thông qua việc sử dụng phương pháp công não của Osborn, 1963; phương pháp tư duy chiềungang của E. Bono, 1970; nhấn mạnh chiều cạnh của tư duy sáng tạo củaSternberg R.J, 1999 vàhuấn luyện thao tác sáng tạo của Phan Dũng, 2010 [2, 7]. Chưa có thực nghiệm hướng đến việcnâng cao hiểu biết sáng tạo và tạo động cơ sáng tạo cho sinh viên, với tư cách coi nó là thuộc tínhcủa nhân cách.Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sáng tạo như là một thuộc tính của nhân cách, là phẩm chất củanhân cách [1, 3, 6, 7]. Nó là một trong những năng lực mạnh mẽ nhất tạo ra sự lựa chọn phongphú và đa dạng trong công việc và có động lực cao trong tìm kiếm cách thức làm việc mới của conngười. Điều đó gắn liền với yếu tố về nhận thức và tạo động cơ. Nói cách khác, nếu có nhận thứcđúng và động cơ mạnh sẽ dẫn đến sự sáng tạo tốt. Đó cũng là giả thuyết chúng tôi đặt ra trongnghiên cứu này.Hoạt động học tập của sinh viên không chỉ đáp ứng yêu cầu của chuyên môn, mà còn đápứng cả yêu cầu “Sư phạm” do đặc thù nghề nghiệp. Trong quá trình hoạt động và rèn luyện sinhviên Sư phạm không thể máy móc lặp lại những cái đã có sẵn, chụp lại những cái cũ, đi theo đườngmòn của những người đi trước; mà thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập và rèn luyệnnghiệp vụ Sư phạm, họ luôn bộc lộ phẩm chất tư duy tích cực, độc lập, thể hiện tính mới mẻ, độcđáo trong cách giải quyết nhiệm vụ, tính nhạy bén, linh hoạt trong việc thực hiện các nhiệm vụhọc tập một cách có hiệu quả. Nói cách khác, hoạt động học tập nghề nghiệp của sinh viên, muốnhiệu quả, cần có sự sáng tạo. Vấn đề đặt ra , là làm cách nào để nâng cao sá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: