Nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho người dân ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế - Trần Hữu Tuấn
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 244.24 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) của người dân ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu tiến hành điều tra hộ gia đình ở 3 xã đại diện cho các xã ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế gồm Vinh Hải (huyện Phú Lộc), Hải Dương (huyện Hương Trà) và Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho người dân ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế - Trần Hữu Tuấn TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 NÂNG CAO KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO NGƯỜI DÂN VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Trần Hữu Tuấn Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Tóm tắt. Bài viết phân tích khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) của người dân ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu tiến hành điều tra hộ gia đình ở 3 xã đại diện cho các xã ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế gồm Vinh Hải (huyện Phú Lộc), Hải Dương (huyện Hương Trà) và Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền). Kết quả nghiên cứu cho thấy trong những năm qua các địa phương ven biển Thừa Thiên Huế đã chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và BĐKH. Kết quả so sánh về tình hình thiên tai giữa 3 xã cho thấy, Vinh Hải là xã chịu tác động nhiều nhất của bão. Trong khi đó, Hải Dương và Quảng Ngạn lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt hơn. Các chỉ báo đánh giá khả năng thích ứng với thiên tai và BĐKH của Vinh Hải là thấp nhất trong 3 xã nghiên cứu. Kết quả điều tra về những biện pháp ứng phó với thiên tai và BĐKH mà người dân ở 3 xã thực hiện trong thời gian qua cho thấy, hiện tại họ chỉ tập trung vào các biện pháp tức thời, ngắn hạn, mang tính ứng phó mà thiếu các biện pháp thích nghi dài hạn. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH cho người dân vùng ven biển Thừa Thiên Huế. 1. Đặt vấn đề Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21. BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng tới sản xuất đời sống và môi trường trên toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, và sự gia tăng về tầng suất và cường độ của các loại thiên tai ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển [1]. Kết quả nghiên cứu gần đây[2, 3]của các cơ quan quốc tế về BĐKH cho thấy các nước đang phát triển thường thiếu nguồn lực để thực hiện các giải pháp ứng phó với BĐKH. Cộng đồng dân cư thường có nhận thức thấp về các nguy cơ và rủi ro của BĐKH. Do vậy, hàng năm các quốc gia này chịu nhiều thiệt hại do BĐKH. BĐKH có nguyên nhân chủ yếu từ khí thải nhà kính. Tuy nhiên các thương lượng quốc tế trong những năm vừa qua đã bị thất bại trong việc đạt được một sự đồng thuận về việc giảm thiểu khí nhà kính. Hơn nửa, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng ngay cả khi dừng lại việc phát thải khí nhà kính (hướng tiếp cận giảm thiểu) thì BĐKH vẫn tiếp tục xẩy ra và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước đang phát triển [2]. Vì thế 379 đối với các nước đang phát triển không có lựa chọn nào khác ngoài việc tập trung vào việc thích ứng với BĐKH (hướng tiếp cận thích nghi). Nằm ở rốn bão của khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá là một trong năm quốc gia chịu tác động lớn nhất của BĐKH và các loại thiên tai liên hàng năm trên thế giới: bão, lụt, lũ quét, lốc tố, rét đậm rét hại, hạn hán, triều cường… [6]. Hậu quả của BĐKH ở Việt Nam là rất nghiêm trọng và là một nguy cơ cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, và sự phát triển bền vững của đất nước [1]. Trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện nhiều nỗ lực để phòng tránh và giảm nhẹ tác động của BĐKH, nhiều dự án cơ sở hạ tầng được triển khai, một số hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BĐKH cũng được chính quyền các cấp thực hiện. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn khá khiêm tốn mà biểu hiện cụ thể là tổn thất về người và của hàng năm do thiên tai gây ra cho các địa phương là rất nghiêm trọng [1, 5]. Để hạn chế một cách thấp nhất các tổn thất do thiên tai gây ra cũng như giảm thiểu các tác động bất lợi của BĐKH, với một nước đang phát triển như Việt Nam, không còn con đường nào khác ngoài việc nâng cao nhận thức về BĐKH và nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH cho các bên có liên quan, đặc biệt các cộng đồng dân cư có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi BĐKH. Các địa phương ven biển Thừa Thiên Huế là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các thiên tai do BĐKH như lụt, bão, hạn hán, triều cường,... Đời sống của người dân địa phương chủ yếu dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản và rất dễ bị tổn thương bởi các thiên tai do BĐKH [5]. Xuất phát từ thực tế đó, việc đánh giá khả năng thích ứng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH cho các hộ gia đình ở vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng được sử dụng trong bài viết này. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng bằng cách thảo luận với các chuyên gia về những vấn đề liên quan đến BĐKH và ảnh hưởng của BĐKH đến đời sống kinh tế xã hội của người dân vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, những vấn đề liên quan đến việc chọn các xã để điều tra hộ gia đình, những thông tin ban đầu về diễn biến của thiên tai và BĐKH, và khả năng thích ứng với BĐKH của người dân ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Phương pháp nghiên cứu định lượng được vận dụng để phân tích, so sánh số liệu về số lượng và tần suất của các loại thiên tai, các chỉ báo về khả năng thích ứng với BĐKH, và các biện pháp ứng phó với thiên tai được các hộ gia đình sử dụng ở các xã khác nhau. 380 Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các các hội nghị, diễn đàn liên quan đến BĐKH, các tạp chí chuyên ngành, niên giám thống kê, số liệu từ các sở, ban ngành ở Thừa Thiên Huế và các xã điều tra. Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra hộ gia đình ở địa bàn nghiên cứu. Trên địa bàn Thừa Thiên Huế, có 5 huyện gồm: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc có xã thuộc vùng ven biển. Do nguồn kinh phí hạn hẹp đề tài không thể tiến hành điều tra ở tất cả các xã ven biển, mà chỉ tiến hành điều tra một số xã mang tính đại diện cho toàn vùng. Dựa trên kết quả thảo luận nhóm các chuyên gia cấp tỉnh gồm đại diện đến từ các sở ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho người dân ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế - Trần Hữu Tuấn TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 NÂNG CAO KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO NGƯỜI DÂN VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Trần Hữu Tuấn Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Tóm tắt. Bài viết phân tích khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) của người dân ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu tiến hành điều tra hộ gia đình ở 3 xã đại diện cho các xã ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế gồm Vinh Hải (huyện Phú Lộc), Hải Dương (huyện Hương Trà) và Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền). Kết quả nghiên cứu cho thấy trong những năm qua các địa phương ven biển Thừa Thiên Huế đã chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và BĐKH. Kết quả so sánh về tình hình thiên tai giữa 3 xã cho thấy, Vinh Hải là xã chịu tác động nhiều nhất của bão. Trong khi đó, Hải Dương và Quảng Ngạn lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt hơn. Các chỉ báo đánh giá khả năng thích ứng với thiên tai và BĐKH của Vinh Hải là thấp nhất trong 3 xã nghiên cứu. Kết quả điều tra về những biện pháp ứng phó với thiên tai và BĐKH mà người dân ở 3 xã thực hiện trong thời gian qua cho thấy, hiện tại họ chỉ tập trung vào các biện pháp tức thời, ngắn hạn, mang tính ứng phó mà thiếu các biện pháp thích nghi dài hạn. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH cho người dân vùng ven biển Thừa Thiên Huế. 1. Đặt vấn đề Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21. BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng tới sản xuất đời sống và môi trường trên toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, và sự gia tăng về tầng suất và cường độ của các loại thiên tai ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển [1]. Kết quả nghiên cứu gần đây[2, 3]của các cơ quan quốc tế về BĐKH cho thấy các nước đang phát triển thường thiếu nguồn lực để thực hiện các giải pháp ứng phó với BĐKH. Cộng đồng dân cư thường có nhận thức thấp về các nguy cơ và rủi ro của BĐKH. Do vậy, hàng năm các quốc gia này chịu nhiều thiệt hại do BĐKH. BĐKH có nguyên nhân chủ yếu từ khí thải nhà kính. Tuy nhiên các thương lượng quốc tế trong những năm vừa qua đã bị thất bại trong việc đạt được một sự đồng thuận về việc giảm thiểu khí nhà kính. Hơn nửa, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng ngay cả khi dừng lại việc phát thải khí nhà kính (hướng tiếp cận giảm thiểu) thì BĐKH vẫn tiếp tục xẩy ra và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước đang phát triển [2]. Vì thế 379 đối với các nước đang phát triển không có lựa chọn nào khác ngoài việc tập trung vào việc thích ứng với BĐKH (hướng tiếp cận thích nghi). Nằm ở rốn bão của khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá là một trong năm quốc gia chịu tác động lớn nhất của BĐKH và các loại thiên tai liên hàng năm trên thế giới: bão, lụt, lũ quét, lốc tố, rét đậm rét hại, hạn hán, triều cường… [6]. Hậu quả của BĐKH ở Việt Nam là rất nghiêm trọng và là một nguy cơ cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, và sự phát triển bền vững của đất nước [1]. Trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện nhiều nỗ lực để phòng tránh và giảm nhẹ tác động của BĐKH, nhiều dự án cơ sở hạ tầng được triển khai, một số hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BĐKH cũng được chính quyền các cấp thực hiện. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn khá khiêm tốn mà biểu hiện cụ thể là tổn thất về người và của hàng năm do thiên tai gây ra cho các địa phương là rất nghiêm trọng [1, 5]. Để hạn chế một cách thấp nhất các tổn thất do thiên tai gây ra cũng như giảm thiểu các tác động bất lợi của BĐKH, với một nước đang phát triển như Việt Nam, không còn con đường nào khác ngoài việc nâng cao nhận thức về BĐKH và nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH cho các bên có liên quan, đặc biệt các cộng đồng dân cư có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi BĐKH. Các địa phương ven biển Thừa Thiên Huế là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các thiên tai do BĐKH như lụt, bão, hạn hán, triều cường,... Đời sống của người dân địa phương chủ yếu dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản và rất dễ bị tổn thương bởi các thiên tai do BĐKH [5]. Xuất phát từ thực tế đó, việc đánh giá khả năng thích ứng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH cho các hộ gia đình ở vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng được sử dụng trong bài viết này. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng bằng cách thảo luận với các chuyên gia về những vấn đề liên quan đến BĐKH và ảnh hưởng của BĐKH đến đời sống kinh tế xã hội của người dân vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, những vấn đề liên quan đến việc chọn các xã để điều tra hộ gia đình, những thông tin ban đầu về diễn biến của thiên tai và BĐKH, và khả năng thích ứng với BĐKH của người dân ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Phương pháp nghiên cứu định lượng được vận dụng để phân tích, so sánh số liệu về số lượng và tần suất của các loại thiên tai, các chỉ báo về khả năng thích ứng với BĐKH, và các biện pháp ứng phó với thiên tai được các hộ gia đình sử dụng ở các xã khác nhau. 380 Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các các hội nghị, diễn đàn liên quan đến BĐKH, các tạp chí chuyên ngành, niên giám thống kê, số liệu từ các sở, ban ngành ở Thừa Thiên Huế và các xã điều tra. Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra hộ gia đình ở địa bàn nghiên cứu. Trên địa bàn Thừa Thiên Huế, có 5 huyện gồm: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc có xã thuộc vùng ven biển. Do nguồn kinh phí hạn hẹp đề tài không thể tiến hành điều tra ở tất cả các xã ven biển, mà chỉ tiến hành điều tra một số xã mang tính đại diện cho toàn vùng. Dựa trên kết quả thảo luận nhóm các chuyên gia cấp tỉnh gồm đại diện đến từ các sở ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Biến đổi khí hậu Thích ứng biến đổi khí hậu Ứng phó biến đổi khí hậu Biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu Ứng phó bãoGợi ý tài liệu liên quan:
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 286 0 0 -
6 trang 285 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 268 0 0 -
5 trang 232 0 0
-
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 231 1 0 -
10 trang 209 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 207 0 0 -
13 trang 205 0 0
-
6 trang 198 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 194 0 0