Danh mục

Nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên tốt nghiệp trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 279.61 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích bài viết nhằm giúp cho các cơ sở đào tạo đánh giá được tầm quan trọng trong việc nâng cấp, đổi mới sáng tạo các phương thức đào tạo theo hướng nâng cao dần kỹ năng mềm, để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên tốt nghiệp trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC NÂNG CAO KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TỐT NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ ThS. Lê Nguyễn Quỳnh Hương Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Khoa Ngân hàng ThS. Nguyễn Hữu Bình Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Khoa Kế toán MỤC TIÊU Nhằm giúp cho sinh viên tốt nghiệp nhận biết được các kỹ năng mềm mà hầu hết các nhà tuyển dụng yêu cầu. Từ đó, sinh viên có thể điều chỉnh và nâng cao năng lực của bản thân để có cơ hội việc làm cao hơn. Nhằm giúp cho các cơ sở đào tạo đánh giá được tầm quan trọng trong việc nâng cấp, đổi mới sáng tạo các phương thức đào tạo theo hướng nâng cao dần kỹ năng mềm, để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. 1. KỸ NĂNG MỀM LÀ GÌ? Theo Schulz (2008) thì kỹ năng mềm khó định nghĩa chính xác và đầy đủ. Bởi vì một kỹ năng có thể được xem làm “mềm” trong một lĩnh vực này, nhưng lại là “cứng” trong lĩnh vực khác. Lấy ví dụ, kiến thức trong quản lý dự án được xem là kỹ năng mềm của một kỹ sư điện, nhưng lại là kỹ năng cứng phải có của kỹ sư cầu đường. Đặc điểm quan trọng nhất của kỹ năng mềm là việc áp dụng các kỹ năng này không bị giới hạn trong nghề nghiệp của một người. Kỹ năng mềm được phát triển liên tục thông qua ứng dụng thực tế trong quá trình tiếp cận của một người đối với cuộc sống hàng ngày và nơi làm việc… Trong bài viết này, nhóm tác giả sẽ giới hạn kỹ năng mềm bao gồm 2 đặc điểm là tính cách - thái độ (ví dụ, trung thực, đồng cảm, tự trọng…) (Schulz, 2008) và kỹ năng cá nhân (ví dụ, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thương lượng…) (Tracey, 2016). 2. NHỮNG KỸ NĂNG MỀM NÀO CẦN ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT? Nghiên cứu của Robles (2012) đã chỉ ra 10 kỹ năng mềm quan trọng theo quan điểm của các nhà điều hành doanh nghiệp, gồm:  Giao tiếp – vấn đáp, khả năng nói, viết, trình bày, lắng nghe  Lịch sự - cách cư xử, phép lịch sự, phép lịch sự kinh doanh, duyên dáng, nói xin vui lòng và cảm ơn, tôn trọng  Sự linh hoạt - khả năng thích ứng, sẵn sàng thay đổi, học suốt đời, chấp nhận những điều mới, điều chỉnh, có thể dạy dỗ 317 LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN…  Sự trung thực - trung thực, đạo đức, có giá trị cá nhân, làm những điều đúng  Kỹ năng kết nối – tốt tính, đẹp, hài hước, thân thiện, đồng cảm, có khả năng tự kiểm soát, kiên nhẫn, khả năng xã giao, sự ấm áp, kỹ năng xã hội  Thái độ tích cực - lạc quan, nhiệt tình, tạo cảm hứng, vui vẻ, tự tin  Tính chuyên nghiệp – phong thái kinh doanh, ăn mặc đẹp, ngoại hình, tư thế sẵn sàng  Trách nhiệm - có trách nhiệm, đáng tin cậy, hoàn thành công việc, tháo vát, tự xử lý kỷ luật, muốn làm tốt, tận tâm, ý thức chung  Làm việc theo nhóm – sự cộng tác, hòa hợp với những người khác, dễ chịu, hỗ trợ, hữu ích, hợp tác  Đạo đức làm việc - chăm chỉ, sẵn sàng làm việc, trung thành, chủ động, tự tạo động lực, đúng giờ, tham gia tốt. Trong đó, 100% nhà quản lý cho rằng sự trung thực và khả năng giao tiếp là rất quan trọng và cực kỳ quan trọng; trên ¾ nhà quản lý cho rằng tính lịch sự là một kỹ năng cực kỳ quan trọng; trách nhiệm và kỹ năng kết nối được hơn 50% nhà quản lý lựa chọn là kỹ năng cực kỳ quan trọng. Điều này cho thấy, các nhà quản lý trên hết vẫn muốn nhân viên của mình là những người có kỹ năng mềm, trung thực, có khả năng giao tiếp tốt, hòa hợp với những người khác, và làm việc chăm chỉ (Robles, 2012). 3. VÌ SAO KỸ NĂNG MỀM QUAN TRỌNG? Phần này nêu lên tầm quan trọng của kỹ năng mềm thông qua thực tiễn khảo sát nhà tuyển dụng và doanh nghiệp mong muốn gì ở sinh viên tốt nghiệp. Chúng ta xem xét tầm quan trọng của kỹ năng mềm trên thị trường lao động, hay nói đơn giản, kỹ năng mềm có phải là tiêu chí tuyển dụng được quan tâm hàng đầu hay họ vẫn chú trọng vào kết quả tốt nghiệp. Hai khảo sát được đề cập đến trong phần này bao gồm: (1) khảo sát của Hội đồng Công nghiệp và Giáo dục Đại học – Anh, (2) khảo sát các đơn vị thực tập và tuyển dụng chuyên ngành Ngân hàng trường Đại học Kinh tế TP.HCM, sẽ giúp chúng ta xác định vai trò quan trọng của kỹ năng mềm trong tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp. 3.1. Khảo sát của Hội đồng Công nghiệp và Giáo dục Đại học Anh - The Council for Industry and Higher Education (CIHE) CIHE là một tổ chức phi chính phủ được thành lập vào năm 1986 tại Anh. Tổ chức được thành lập với mục tiêu đẩy mạnh hệ thống học tập chất lượng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh thị trường việc làm và phúc lợi xã hội. Nghiên cứu của CIHE khảo sát những kỹ năng và thái độ của sinh viên tốt nghiệp được 233 nhà tuyển dụng tại Anh đánh giá cao nhất – bao gồm nhóm kỹ năng mềm và nhóm kỹ năng cứng. Các nhà tuyển dụng, doanh nghiệp này được sắp xếp theo nhóm doanh nghiệp lớn và nhỏ, phân thành 3 dạng: 318 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC doanh nghiệp có từ 1-99 nhân viên, 100-999 nhân viên và trên 1000 nhân viên. Kết quả về 10 kỹ năng được nhà tuyển dụng đánh giá cao nhất thể hiện ở Bảng . Bảng 1. Top 10 kỹ năng và năng lực quan trọng nhất khi tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp, sắp xếp theo nhóm doanh nghiệp nhỏ-lớn Số lượng nhân viên trong công ty Tổng 1-99 100-999 >1000 Kỹ năng giao tiếp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: