Nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Nha Trang – Khánh Hòa
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 478.59 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu Delphi để đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Nha Trang – Khánh Hòa trong tương quan so sánh với các điểm đến có cùng tiềm năng khác như Hạ Long, Đà Nẵng và Vũng Tàu. 11 chuyên gia trong lĩnh vực du lịch đã được phỏng vấn để đánh giá năng lực cạnh tranh của các điểm đến thông qua 5 nhóm tiêu chí được xây dựng dựa trên Bộ tiêu chí của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Nha Trang – Khánh Hòa NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH NHA TRANG – KHÁNH HÒA ENHANCING THE COMPETITIVENESS OF NHA TRANG – KHANH HOA DESTINATION Huỳnh Cát Duyên Đỗ Thị Thanh Vinh Trường Đại học Nha Trang Tóm tắt Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu Delphi để đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Nha Trang – Khánh Hòa trong tương quan so sánh với các điểm đến có cùng tiềm năng khác như Hạ Long, Đà Nẵng và Vũng Tàu. 11 chuyên gia trong lĩnh vực du lịch đã được phỏng vấn để đánh giá năng lực cạnh tranh của các điểm đến thông qua 5 nhóm tiêu chí được xây dựng dựa trên Bộ tiêu chí của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). Kết quả nghiên cứu đã cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà quản lý chính sách, các đơn vị kinh doanh du lịch tại địa phương trong việc đưa ra các hoạch định chiến lược phát triển du lịch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Nha Trang – Khánh Hòa. Từ khóa: Điểm đến du lịch, năng lực cạnh tranh, chuyên gia Abstract This study is to apply the Delphi research method to identify the competitiveness of Nha Trang destination compared with the same potential destinations such as Ha Long, Da Nang and Vung Tau. Eleven tourism experts were interviewed to assess the competitiveness of the destinations on 5 groups of indicators in accordance with the norms of the World Economic Forum (WEF). The result provides implications for tourism policy makers and tourism businesses in formulating tourism development strategy to enhance the competitiveness of Nha Trang - Khanh Hoa destination. Keywords: tourist destination, competitiveness, experts 327 1. Giới thiệu Trong thời gian qua, việc nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong ngành du lịch ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý chính sách du lịch, các nhà khoa học trên thế giới vì nó được coi là một trong những nhân tố quan trọng dẫn đến thành công của các điểm đến du lịch. Nhiều nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định tính kết hợp với định lượng để tiến hành thu thập dữ liệu phân tích năng lực cạnh tranh của điểm đến (Kozak và Rimmington, 1999; Crouch và Ritchie, 2003; Crouch 2007). Mỗi điểm đến du lịch nên phát huy lợi thế riêng phù hợp với điều kiện tự nhiên và cơ cấu ngành du lịch tại điểm đến đó gắn với việc so sánh với các sản phẩm du lịch thay thế tại các điểm đến khác trong khu vực (Kozak và Rimmington, 1999). Để một điểm đến du lịch phát triển bền vững cần phải tạo ra được sự khác biệt (Angelkova, 2012). Ông đã nhấn mạnh tính bền vững của du lịch đòi hỏi phải có sự hợp tác liên kết trong chuỗi cung ứng du lịch: giữa các công ty du lịch, các điểm du lịch và các cơ quan nhà nước, giữa khu vực và địa phương để có thể kiểm soát được những thách thức, cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh. Dựa trên mô hình khái niệm chung về năng lực cạnh tranh điểm đến của Crouch và Ritchie (2003), Crouch (2007) đã phát triển một cái nhìn chuyên sâu về các thuộc tính có tầm quan trọng và có tác động mạnh nhất nhằm tạo nên năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch. Tác giả mong muốn nghiên cứu này sẽ giúp các nhà quản lý phát triển các chính sách du lịch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các điểm đến du lịch và phát triển du lịch theo hướng bền vững. Tại Việt Nam, vấn đề năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của ngành và của doanh nghiệp đã được quan tâm nghiên cứu trong thời gian qua, tuy nhiên theo hiểu biết của tác giả những công trình nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch còn ít. Các tác giả đã tập trung làm rõ khái niệm về năng lực cạnh tranh của điểm đến, các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến (Bùi Xuân Nhàn, 2008; Nguyễn Đình Hòa, 2010; Nguyễn Thị Thu Vân, 2012). Nghiên cứu trước đã sử dụng Bộ tiêu chí của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) để đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam so với một số nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan và Singapore (Bùi Xuân Nhàn, 2008), từ đó đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Nghiên cứu điển hình về điểm đến Đà Nẵng (Nguyễn Thị Thu Vân, 2012), tác giả đã chỉ ra năng lực cạnh tranh du lịch Đà Nẵng do 7 nhân tố quyết định là: Nguồn lực tự nhiên; Nguồn lực kế thừa; Nguồn lực tạo ra; Nguồn lực hỗ trợ; Quản trị điểm đến; Điều kiện hoàn cảnh và Điều kiện về cầu. Từ đó đã đưa ra những đề xuất và kiến nghị đối với những nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực này. Nếu so sánh với điểm đến Đà Nẵng và các điểm đến khác có cùng tiềm năng về du lịch như Hạ Long (Quảng Ninh), Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu),... thì điểm đến Nha Trang- Khánh Hòa chưa phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có, số lượng khách đến Nha Trang- Khánh Hòa còn khá ít so với những điểm đến tương đồng khác, đặc biệt là số lượng khách lưu trú và số ngày lưu trú của khách. 328 Bảng 1.1 So sánh lượt khách tại các điểm đến Đơn vị tính: Lượt Điểm Năm Số đến ngày 2011 2012 2013 2014 lưu Khách Khách Khách Khách trú Tổng số ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Nha Trang – Khánh Hòa NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH NHA TRANG – KHÁNH HÒA ENHANCING THE COMPETITIVENESS OF NHA TRANG – KHANH HOA DESTINATION Huỳnh Cát Duyên Đỗ Thị Thanh Vinh Trường Đại học Nha Trang Tóm tắt Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu Delphi để đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Nha Trang – Khánh Hòa trong tương quan so sánh với các điểm đến có cùng tiềm năng khác như Hạ Long, Đà Nẵng và Vũng Tàu. 11 chuyên gia trong lĩnh vực du lịch đã được phỏng vấn để đánh giá năng lực cạnh tranh của các điểm đến thông qua 5 nhóm tiêu chí được xây dựng dựa trên Bộ tiêu chí của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). Kết quả nghiên cứu đã cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà quản lý chính sách, các đơn vị kinh doanh du lịch tại địa phương trong việc đưa ra các hoạch định chiến lược phát triển du lịch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Nha Trang – Khánh Hòa. Từ khóa: Điểm đến du lịch, năng lực cạnh tranh, chuyên gia Abstract This study is to apply the Delphi research method to identify the competitiveness of Nha Trang destination compared with the same potential destinations such as Ha Long, Da Nang and Vung Tau. Eleven tourism experts were interviewed to assess the competitiveness of the destinations on 5 groups of indicators in accordance with the norms of the World Economic Forum (WEF). The result provides implications for tourism policy makers and tourism businesses in formulating tourism development strategy to enhance the competitiveness of Nha Trang - Khanh Hoa destination. Keywords: tourist destination, competitiveness, experts 327 1. Giới thiệu Trong thời gian qua, việc nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong ngành du lịch ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý chính sách du lịch, các nhà khoa học trên thế giới vì nó được coi là một trong những nhân tố quan trọng dẫn đến thành công của các điểm đến du lịch. Nhiều nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định tính kết hợp với định lượng để tiến hành thu thập dữ liệu phân tích năng lực cạnh tranh của điểm đến (Kozak và Rimmington, 1999; Crouch và Ritchie, 2003; Crouch 2007). Mỗi điểm đến du lịch nên phát huy lợi thế riêng phù hợp với điều kiện tự nhiên và cơ cấu ngành du lịch tại điểm đến đó gắn với việc so sánh với các sản phẩm du lịch thay thế tại các điểm đến khác trong khu vực (Kozak và Rimmington, 1999). Để một điểm đến du lịch phát triển bền vững cần phải tạo ra được sự khác biệt (Angelkova, 2012). Ông đã nhấn mạnh tính bền vững của du lịch đòi hỏi phải có sự hợp tác liên kết trong chuỗi cung ứng du lịch: giữa các công ty du lịch, các điểm du lịch và các cơ quan nhà nước, giữa khu vực và địa phương để có thể kiểm soát được những thách thức, cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh. Dựa trên mô hình khái niệm chung về năng lực cạnh tranh điểm đến của Crouch và Ritchie (2003), Crouch (2007) đã phát triển một cái nhìn chuyên sâu về các thuộc tính có tầm quan trọng và có tác động mạnh nhất nhằm tạo nên năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch. Tác giả mong muốn nghiên cứu này sẽ giúp các nhà quản lý phát triển các chính sách du lịch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các điểm đến du lịch và phát triển du lịch theo hướng bền vững. Tại Việt Nam, vấn đề năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của ngành và của doanh nghiệp đã được quan tâm nghiên cứu trong thời gian qua, tuy nhiên theo hiểu biết của tác giả những công trình nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch còn ít. Các tác giả đã tập trung làm rõ khái niệm về năng lực cạnh tranh của điểm đến, các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến (Bùi Xuân Nhàn, 2008; Nguyễn Đình Hòa, 2010; Nguyễn Thị Thu Vân, 2012). Nghiên cứu trước đã sử dụng Bộ tiêu chí của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) để đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam so với một số nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan và Singapore (Bùi Xuân Nhàn, 2008), từ đó đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Nghiên cứu điển hình về điểm đến Đà Nẵng (Nguyễn Thị Thu Vân, 2012), tác giả đã chỉ ra năng lực cạnh tranh du lịch Đà Nẵng do 7 nhân tố quyết định là: Nguồn lực tự nhiên; Nguồn lực kế thừa; Nguồn lực tạo ra; Nguồn lực hỗ trợ; Quản trị điểm đến; Điều kiện hoàn cảnh và Điều kiện về cầu. Từ đó đã đưa ra những đề xuất và kiến nghị đối với những nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực này. Nếu so sánh với điểm đến Đà Nẵng và các điểm đến khác có cùng tiềm năng về du lịch như Hạ Long (Quảng Ninh), Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu),... thì điểm đến Nha Trang- Khánh Hòa chưa phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có, số lượng khách đến Nha Trang- Khánh Hòa còn khá ít so với những điểm đến tương đồng khác, đặc biệt là số lượng khách lưu trú và số ngày lưu trú của khách. 328 Bảng 1.1 So sánh lượt khách tại các điểm đến Đơn vị tính: Lượt Điểm Năm Số đến ngày 2011 2012 2013 2014 lưu Khách Khách Khách Khách trú Tổng số ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế Việt Nam Phương pháp nghiên cứu Delphi Điểm du lịch Nha Trang – Khánh Hòa Chiến lược phát triển du lịch Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm du lịchGợi ý tài liệu liên quan:
-
12 trang 187 0 0
-
11 trang 171 0 0
-
19 trang 154 0 0
-
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 147 0 0 -
Hàm ý một số giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam thời hội nhập
12 trang 91 0 0 -
10 trang 90 0 0
-
Ứng dụng lý thuyết của Hofstede trong nghiên cứu văn hóa khách hàng dịch vụ viễn thông di động
12 trang 72 0 0 -
Phân cấp quản lý đầu tư công tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
14 trang 66 0 0 -
Xây dựng tập đoàn kinh tế góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế: Phần 2
78 trang 60 0 0 -
Du lịch Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hoá: Cơ hội và thách thức
6 trang 55 0 0