Danh mục

Nâng cao năng lực cho sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục đại học của Trường Đại học Thủ Dầu Một

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 854.90 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bằng cách sử dụng các tài liệu thứ cấp, bài viết trình bày các thực trạng và làm sáng tỏ những thức thức CĐS trong giáo dục đại học toàn cầu và Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu này tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao năng lực cho sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục đại học của Trường Đại học Thủ Dầu Một NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Nguyễn Thanh Quang1 1. Khoa Khoa học Quản lý, Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Chuyển đổi số (CĐS) trong giáo dục đang trở thành một xu hướng không thể tránh khỏitrong thế giới hiện đại. Với sự phát triển không ngừng của cách mạng công nghiệp 4.0, CĐStrong giáo dục tạo ra một môi trường học tập mới, tiên tiến và hiệu quả hơn. Trường Đại họcThủ Dầu Một đã giới thiệu Đề án đào tạo CĐS nhằm mục tiêu chuyển đổi nhận thức, hành độngcủa người học và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yếu cầu của xã hội.Các khoa thuộc trường đã và đang tiến hành tổ chức hội thảo khoa học sinh viên liên quan đếnCĐS, tạo điều kiện cho sinh viên tăng cường khả năng tư duy, sáng tạo và tự học. Bắng cáchsử dụng các tài liệu thứ cấp, bài tham luận trình bày các thực trạng và làm sáng tỏ những thứcthức CĐS trong giáo dục đại học toàn cầu và Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu này tác giả đềxuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho sinh viên trong bối cảnh CĐS. Từ khóa: chuyển đổi số, chất lượng đào tạo, hội thảo khao học, nguồn nhân lực.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vàcông nghệ, CĐS đang dần trở thành một xu thế trong nhiều lĩnh vực trên thế giới nói chung vàtại Việt Nam nói riêng. Đại dịch Covid-19 toàn cầu đã ngăn cản con người tương tác với nhautheo cách trực tiếp truyền thống, nhưng lại tạo động lực thúc đẩy CĐS đến mọi hoạt động củacon người và tổ chức, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Sinh viên trong bối cảnh CĐS đòi hỏi phảicó khả năng sử dụng các công nghệ số, tư duy sáng tạo và có khả năng tự học. Họ cần được đàotạo về các kỹ năng số, kỹ năng mềm và kiến thức chuyên môn liên quan đến CĐS. Điều nàyđòi hỏi nhà trường phải thay đổi phương pháp đào tạo, tạo ra môi trường học tập linh hoạt vàđa dạng, kết hợp giữa học tập trực tuyến và trực tiếp. Trước thực trạng trên, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã đưa ra Đề án đào tạo CĐS nhằmhướng đến việc nâng cao năng lực cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động, sinh viên,học sinh và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy CĐS và nâng cao chất lượng đàotạo nguồn nhân lực CĐS. Tuy nhiên, việc áp dụng và triển khai đề án này không phải là dễdàng, đặc biệt là đối với sinh viên. Vì vậy, trường đang tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và hệthống công nghệ thông tin để hỗ trợ cho sinh viên trong việc học tập và tham gia vào các hoạtđộng trực tuyến. Hiện nay sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, trung tâm, viện và các 642khoa trong trường nhằm triển khai các hoạt động đào tạo CĐS hiệu quả và tạo ra môi trườnghọc tập tích cực cho sinh viên. Ngoài các hoạt động đào tạo CĐS, trường còn đưa ra các chínhsách khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia cácdiễn đàn khởi nghiệp, ngày hội việc làm. Điều này giúp sinh viên có cơ hội áp dụng các kiếnthức và kỹ năng đã học vào thực tiễn và cũng giúp cho trường tạo ra các sản phẩm nghiên cứuCĐS có giá trị thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Vì những lí đotrên tác giả tiến hành thực hiện tham luận với chủ đề: “Nâng cao năng lực cho sinh viên trongbối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục đại học của trường Đại học Thủ Dầu Một.”2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tác giã đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan từ các cổngthông tin điện tử của Chính phủ, bộ Giáo dục và Đào tạo, trường đại học Thủ Dầu Một,... về tìnhhình CĐS trong giáo dục đại học trên toàn cầu và Việt Nam. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phươngpháp tra cứu, tổng quan tài liệu thứ cấp thông qua các báo cáo khoa học đăng trên các tạp chíkhoa học chuyên ngành về năng lực nghiên cứu khoa học, khả năng tư duy, sáng tạo và tự họccủa sinh viên. Bên cạnh đó, tham luận cũng kết hợp phương pháp quy nạp và diễn giải để trìnhbày thực trạng, thách thức, từ đó đề xuất giải pháp để phục vụ nghiên cứu và trình bày tham luận.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng CĐS trong giáo dục đại học trên toàn cầu và Việt Nam Đại dịch Covid-19 xảy ra dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội toàn cầu, nhưng cũng gópphần thúc đẩy các trường đại học trên thế giới và Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số,điển hình là thực hiện giảng dạy trực tuyến, để thích ứng với bối cảnh đang thay đổi nhanhchóng. Nhiều vấn đề đã được đặt ra liên quan đến việc chuyển đổi số trong giáo dục như: sốhóa thư viện, xây dựng và triển khai nền tảng vận hành số (đăng ký môn học, quản lý lớp học,thủ tục hành chính trực tuyến,...), hình thức giảng dạy trực tuyến, hình thức quản lý sinh viêntrực tuyế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: