Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nội địa: Phần 2 - TS. Phạm Hồng Tú
Số trang: 150
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.05 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung cuốn sách "Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nội địa" gồm có 3 chương, trình bày như sau: Một số vấn để lý luận về nâng cao năng lực dịch vụ phân phối trong nền kinh tế; thực trạng và triển vọng nâng cao năng lực dịch vụ phân phối hàng hóa của Việt Nam ở thị trường nội địa; quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao năng lực ngành dịch vụ phân phối hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nội địa giai đoạn 2018 - 2030.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nội địa: Phần 2 - TS. Phạm Hồng Tú Chương III QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA GIAI ĐOẠN 2018 - 2030 3.1. Quan điểm, định hướng nâng cao năng lực ngành dịch vụ phân phối của Việt Nam tại thị trường nội địa giai đoạn 2018-2030 3.1.1. Khung khổ xây dựng quan điểm, định hướng nâng cao năng lực ngành dịch vụ phân phối của Việt Nam tại thị trường nội địa giai đoạn 2018-2030 Việc nâng cao năng lực của ngành dịch vụ phân phối trong nền kinh tế có liên quan đến các ngành, các cấp quản lý và doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, Bộ Công Thương là cơ quan Chính phủ trực tiếp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về dịch vụ phân phối trong nền kinh tế đóng vai trò chủ thể trong việc nâng cao năng lực của ngành. Trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2030, việc nâng cao năng lực ngành dịch vụ phân phối sẽ tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Xây dựng và thực thi hệ thống luật pháp hoàn chỉnh nhằm đảm bảo môi trường pháp lý minh bạch, môi trường kinh 147 doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường dịch vụ phân phối; - Xây dựng và thực thi định hướng phát triển ngành và thị trường dịch vụ phân phối thông qua các công cụ như chiến lược, qui hoạch và kế hoạch; - Tăng cường khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển kết cấu hạ tầng trong ngành dịch vụ phân phối; - Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công cho các đối tượng tham gia thị trường dịch vụ phân phối; - Xây dựng và điều chỉnh hệ thống quản lý thị trường dịch vụ phân phối từ trung ương đến địa phương, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm soát thị trường dịch vụ phân phối. Việc nâng cao năng lực ngành dịch vụ phân phối hướng tới xây dựng lĩnh vực dịch vụ phân phối có cấu trúc hiện đại, nâng cao tính cạnh tranh và năng suất lao động phù hợp với mục tiêu phát triển nền kinh tế đã được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 (cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa theo hướng hiện đại vào năm 2020); tích cực và chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường dịch vụ phân phối thế giới, kết nối chặt chẽ với các chuỗi cung ứng/phân phân phối và chủ động xây dựng chuỗi cung ứng/phân phối hàng hóa của Việt Nam đến các thị trường trong khu vực ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 148 Trong giai đoạn 2018 - 2030, việc nâng cao năng lực ngành dịch vụ phân phối cần tập trung vào những giá trị cốt lõi sau: - Hỗ trợ đắc lực cho phát triển các ngành sản xuất công nghiệp và nông nghiệp trong nước trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và quốc tế; - Đảm bảo cung cấp hàng hóa phù hợp với trình độ phát triển của cầu, an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; - Nâng cao khả năng đóng góp của ngành dịch vụ phân phối vào tăng trưởng GDP và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động trong ngành dịch vụ phân phối. 3.1.2. Quan điểm và mục tiêu nâng cao năng lực dịch vụ phân phối hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nội địa 3.1.2.1. Quan điểm 1) Phát triển nhanh ngành dịch vụ phân phối gắn với xây dựng cấu trúc ngành theo hướng hiện đại và hỗ trợ phát triển các ngành sản xuất trong nước trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa. Hiện đại hóa ngành dịch vụ phân phối gắn với mở rộng tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước là yêu cầu xuyên suốt của Chiến lược. Phát triển nhanh ngành dịch vụ phân phối tương xứng với triển vọng tăng trưởng nhanh của tổng cầu trong nền kinh 149 tế cả về số lượng, sự chuyển dịch cơ cấu và nâng cao trình độ tiêu dùng. Phát triển nhanh phải kết hợp với phát triển đồng bộ các phân ngành dịch vụ phân phối, đẩy mạnh quá trình hình thành và phát triển các loại hình phân phối hiện đại, chuyển mạnh từ phương thức kinh doanh truyền thống sang phương thức kinh doanh hiện đại, thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng đầu tư theo chiều sâu, nâng cao năng suất lao động và trình độ cạnh tranh trên thị trường dịch vụ phân phối. Xây dựng cấu trúc ngành theo hướng hiện đại phải trên cơ sở phát triển nhanh các doanh nghiệp phân phối lớn, thúc đẩy đầu tư nâng cấp các loại hình thương mại truyền thống, phát triển các hộ kinh doanh nhỏ theo những tiêu chí, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ văn minh thương nghiệp. Phải đặc biệt coi trọng phát triển các kênh phân phối hàng hóa sản xuất trong nước, từng bước xây dựng các chuỗi cung ứng/phân phối hàng hóa qui mô lớn theo cơ chế cầu kéo có sự tham gia của các doanh nghiệp phân phối lớn, doanh nghiệp logistics, các trang trại và doanh nghiệp sản xuất trong nước. 2) Đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý dịch vụ phân phối phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh bảo đảm quyền tự chủ, tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể trên thị trường dịch vụ phân phối. Đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý lĩnh vực dịch vụ phân phối một cách đồng bộ và phù hợp với lộ trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo 150 chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2011- 2020. Đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý lĩnh vực dịch vụ phân phối cần phân định rõ chức năng quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh của doanh nghiệp; phân định rõ chức năng và cơ chế quản lý giữa các cơ quan chuyên ngành (y tế, môi trường, khoa học công nghệ…) với cơ quan quản lý hoạt động phân phối của Bộ Công Thương; xây dựng hệ thống quản lý từ trung ương đến địa phương đảm bảo tính thống nh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nội địa: Phần 2 - TS. Phạm Hồng Tú Chương III QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA GIAI ĐOẠN 2018 - 2030 3.1. Quan điểm, định hướng nâng cao năng lực ngành dịch vụ phân phối của Việt Nam tại thị trường nội địa giai đoạn 2018-2030 3.1.1. Khung khổ xây dựng quan điểm, định hướng nâng cao năng lực ngành dịch vụ phân phối của Việt Nam tại thị trường nội địa giai đoạn 2018-2030 Việc nâng cao năng lực của ngành dịch vụ phân phối trong nền kinh tế có liên quan đến các ngành, các cấp quản lý và doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, Bộ Công Thương là cơ quan Chính phủ trực tiếp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về dịch vụ phân phối trong nền kinh tế đóng vai trò chủ thể trong việc nâng cao năng lực của ngành. Trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2030, việc nâng cao năng lực ngành dịch vụ phân phối sẽ tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Xây dựng và thực thi hệ thống luật pháp hoàn chỉnh nhằm đảm bảo môi trường pháp lý minh bạch, môi trường kinh 147 doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường dịch vụ phân phối; - Xây dựng và thực thi định hướng phát triển ngành và thị trường dịch vụ phân phối thông qua các công cụ như chiến lược, qui hoạch và kế hoạch; - Tăng cường khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển kết cấu hạ tầng trong ngành dịch vụ phân phối; - Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công cho các đối tượng tham gia thị trường dịch vụ phân phối; - Xây dựng và điều chỉnh hệ thống quản lý thị trường dịch vụ phân phối từ trung ương đến địa phương, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm soát thị trường dịch vụ phân phối. Việc nâng cao năng lực ngành dịch vụ phân phối hướng tới xây dựng lĩnh vực dịch vụ phân phối có cấu trúc hiện đại, nâng cao tính cạnh tranh và năng suất lao động phù hợp với mục tiêu phát triển nền kinh tế đã được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 (cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa theo hướng hiện đại vào năm 2020); tích cực và chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường dịch vụ phân phối thế giới, kết nối chặt chẽ với các chuỗi cung ứng/phân phân phối và chủ động xây dựng chuỗi cung ứng/phân phối hàng hóa của Việt Nam đến các thị trường trong khu vực ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 148 Trong giai đoạn 2018 - 2030, việc nâng cao năng lực ngành dịch vụ phân phối cần tập trung vào những giá trị cốt lõi sau: - Hỗ trợ đắc lực cho phát triển các ngành sản xuất công nghiệp và nông nghiệp trong nước trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và quốc tế; - Đảm bảo cung cấp hàng hóa phù hợp với trình độ phát triển của cầu, an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; - Nâng cao khả năng đóng góp của ngành dịch vụ phân phối vào tăng trưởng GDP và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động trong ngành dịch vụ phân phối. 3.1.2. Quan điểm và mục tiêu nâng cao năng lực dịch vụ phân phối hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nội địa 3.1.2.1. Quan điểm 1) Phát triển nhanh ngành dịch vụ phân phối gắn với xây dựng cấu trúc ngành theo hướng hiện đại và hỗ trợ phát triển các ngành sản xuất trong nước trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa. Hiện đại hóa ngành dịch vụ phân phối gắn với mở rộng tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước là yêu cầu xuyên suốt của Chiến lược. Phát triển nhanh ngành dịch vụ phân phối tương xứng với triển vọng tăng trưởng nhanh của tổng cầu trong nền kinh 149 tế cả về số lượng, sự chuyển dịch cơ cấu và nâng cao trình độ tiêu dùng. Phát triển nhanh phải kết hợp với phát triển đồng bộ các phân ngành dịch vụ phân phối, đẩy mạnh quá trình hình thành và phát triển các loại hình phân phối hiện đại, chuyển mạnh từ phương thức kinh doanh truyền thống sang phương thức kinh doanh hiện đại, thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng đầu tư theo chiều sâu, nâng cao năng suất lao động và trình độ cạnh tranh trên thị trường dịch vụ phân phối. Xây dựng cấu trúc ngành theo hướng hiện đại phải trên cơ sở phát triển nhanh các doanh nghiệp phân phối lớn, thúc đẩy đầu tư nâng cấp các loại hình thương mại truyền thống, phát triển các hộ kinh doanh nhỏ theo những tiêu chí, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ văn minh thương nghiệp. Phải đặc biệt coi trọng phát triển các kênh phân phối hàng hóa sản xuất trong nước, từng bước xây dựng các chuỗi cung ứng/phân phối hàng hóa qui mô lớn theo cơ chế cầu kéo có sự tham gia của các doanh nghiệp phân phối lớn, doanh nghiệp logistics, các trang trại và doanh nghiệp sản xuất trong nước. 2) Đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý dịch vụ phân phối phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh bảo đảm quyền tự chủ, tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể trên thị trường dịch vụ phân phối. Đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý lĩnh vực dịch vụ phân phối một cách đồng bộ và phù hợp với lộ trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo 150 chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2011- 2020. Đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý lĩnh vực dịch vụ phân phối cần phân định rõ chức năng quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh của doanh nghiệp; phân định rõ chức năng và cơ chế quản lý giữa các cơ quan chuyên ngành (y tế, môi trường, khoa học công nghệ…) với cơ quan quản lý hoạt động phân phối của Bộ Công Thương; xây dựng hệ thống quản lý từ trung ương đến địa phương đảm bảo tính thống nh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thị trường nội địa Dịch vụ phân phối Phương pháp hoạch định chiến lược Phát triển nguồn nhân lực Năng lực dịch vụ phân phối hàng hóaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Mẫu Hợp đồng thuê khoán khảo sát
3 trang 378 0 0 -
22 trang 357 0 0
-
Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam
50 trang 317 0 0 -
7 trang 277 0 0
-
52 trang 114 0 0
-
116 trang 101 0 0
-
9 trang 95 1 0
-
Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay
7 trang 87 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần May Sông Hồng
53 trang 87 0 0 -
Quản lý trong thế kỷ 21 và vai trò của người quản lí trong xã hội thông tin - TS Bế Trung Anh
16 trang 81 0 0 -
31 trang 73 0 0
-
73 trang 72 0 0
-
79 trang 66 0 0
-
204 trang 66 0 0
-
Giáo trình Quản trị nhân lực (2010): Phần 1
170 trang 60 0 0 -
127 trang 58 0 0
-
Giáo trình Nguồn nhân lực: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Tiệp (ĐH LĐ&XH)
224 trang 58 0 0 -
27 trang 51 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
47 trang 49 0 0 -
102 trang 42 0 0