Danh mục

Nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 716.47 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đánh giá thực trạng triển khai chương trình mặt trận quốc gia xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng Sông Cửu Long; thực trạng rủi ro thiên tai tác động đến việc triển khai chương trình mặt trận quốc gia xây dựng nông thôn mới; nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong xây dựng ntm ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long VIỆN NGHIÊN CỨU HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAIDỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Mục tiêu xây dựng NTM và các tiêu chí liên quan đếnQLRRTTDVCĐ Nhằm thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015của Quốc hội Khóa XIII về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêuquốc gia giai đoạn 2016-2020 được đồng bộ, kịp thời, thống nhất và có hiệu quả, Thủtướng Chính phủ ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới(NTM) giai đoạn 2016-2020 với các mục tiêu sau: 1) Mục tiêu tổng quát là xây dựngnông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấuhạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợplý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn vớiđô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc;môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững; 2)Mục tiêu cụ thể: i) Đến năm 2020 số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%(trong đó, mục tiêu phấn đấu của từng vùng, miền là: Miền núi phía Bắc: 28,0%;Đồng bằng sông Hồng: 80%; Bắc Trung Bộ: 59%; Duyên hải Nam Trung Bộ: 60%;Tây Nguyên 43%; Đông Nam Bộ: 80%; Đồng bằng sông Cửu Long: 51%); Khuyếnkhích mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phấn đấu có ít nhất 01 huyện đạtchuẩn nông thôn mới; ii) Bình quân cả nước đạt 15 tiêu chí/xã (trong đó, mục tiêuphấn đấu của từng vùng, miền là: Miền núi phía Bắc: 13,8; Đồng bằng sông Hồng:18,0; Bắc Trung Bộ: 16,5; Duyên hải Nam Trung Bộ: 16,5; Tây Nguyên: 15,2; ĐôngNam Bộ: 17,5; Đồng bằng sông Cửu Long: 16,6); cả nước không còn xã dưới 5 tiêuchí; iii) Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sảnxuất và đời sống của cư dân nông thôn: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học,trạm y tế xã; iv) Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; tạo nhiều môhình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập tăng ít nhất 1,8 lần sovới năm 2015 (Thủ tướng Chính phủ 2016a). Đáng chú ý là trong số 19 tiêu chí NTM thì có đến 3 tiêu chí với 6 nội dungliên quan trực tiếp đến việc nâng cao năng lực QLRRTTDVCĐ(quản lý rủi ro thiêntai dựa vào cộng đồng) trong xây dựng NTM nói chung cũng như việc xây dựngNTM ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng. Đó là các tiêu chí vàcác nội dung cụ thể sau: i). Tiêu chí 2, Giao thông, Nội dung 2.3: Đường ngõ, xómsạch và không lầy lội vào mùa mưa; ii) Tiêu chí 3, Thủy lợi, Nội dung3.2: Đảm bảođủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tạichỗ; iii) Tiêu chí 17, Môi trường, Nội dung 17.1: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệsinh và nước sạch theo quy định; Nội dung 17.2: Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh,nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường; Nội dung17.3:Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn; Nội dung 17.6: Tỷlệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạchgồm: Sạchnhà, Sạch bếp, Sạch ngõ, theo nội dung cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 265sạch” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động (Đoàn Chủ tịch TWHội LHPN Việt Nam, 2014). 1.2. Tính bức thiết và tầm quan trọng của việc QLRRTTDVCĐ trong xâydựng NTM Cần phải khẳng định rằng xây dựng NTM là sự nghiệp của dân, do dân và vìdân, mà trước hết và trực tiếp là toàn thể các cộng đồng dân cư nông thôn. Trong bốicảnh rủi ro thiên tai ngày càng tăng và ngày càng tác động trực tiếp và mạnh mẽ vàocông cuộc xây dựng NTM, thì việc QLRRTTDVCĐ đã trở nên vô cùng bức thiết.Muốn thực hiện được các tiêu chí liên quan trực tiếp kể trên trong xây dựng NTM, thìhệ thống Đảng, Chính quyền và người dân không còn cách nào tốt hơn là phải thựchiện việc QLRRTTDVCĐ.Sáng kiến QLRRTTDVCĐ đã được thực hiện ở nhiều nơitrên thế giới và đã đem lại kết quả rõ ràng. Tuy nhiên, thực hiện QLRRTTDVCĐthường được xây dựng trên cơ sở các dự án, và các dự án đó vẫn phải dựa vào nguồnhỗ trợ tài chính từ bên ngoài, và thông thường kết thúc dự án đồng nghĩa với kết thúctài trợ, dẫn đến mọi hoạt động quản lý rủi ro thiên tai cũng kết thúc theo. Điều đó cónghĩa là, khi nào cộng đồng chưa thực sự là những người chủ của mọi hoạt động quảnlý rủi ro thiên tai, thì việc quản lý rủi ro thiên tai không thể thực hiện được một cáchbền vững. Cơ sở của việc thực hiện QLRRTTDVCĐ được xây dựng trên các trụ cộtbền vững sau: i) Người dân địa phương chịu tác động trực tiếp và hàng ngày với rủiro thiên tai nên họ có yêu cầu sống còn về việc quản lý rủi ro thiên tai; ii) Liên quanđến hiểu biết về rủi ro thiên tai ở địa phương, k ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: