Danh mục

Nâng cao năng lực quản trị vượt qua rào cản trong xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 847.62 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề xuất một số giải pháp, và đặc biệt xây dựng một chương trình đào tạo tổng hợp nhằm nâng cao năng lực quản trị cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc. Bài viết đóng góp vào việc phát triển lĩnh vực nghiên cứu có liên quan đến quá trình kinh doanh quốc tế, cũng như những rào cản mà doanh nghiệp xuất khẩu cần vượt qua trong kinh doanh quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao năng lực quản trị vượt qua rào cản trong xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung QuốcNÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ VƯỢT QUA RÀO CẢN TRONG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 提高打破农产品销向中国市场所遭受的贸易技术壁垒的管理能力 TS. Lê Tiến Đạt Trường Đại học Thương mại 商业大学博士 黎进达 Tóm tắt Trong hoạt động kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩu phải đối mặt với vôsố rào cản, trong đó, sự hạn chế về năng lực quản trị là một cản trở lớn cho các nhà xuấtkhẩu trong việc đạt được mục tiêu chiến lược, và vượt qua những khó khăn, trở ngại.Trung Quốc hiện là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, đồng thời cũng là bạn hànglớn của nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, giao dịch xuất nhập khẩu hàng nông sản giữa doanhnghiệp hai nước chủ yếu theo tập quán thương mại biên giới, thiếu tính ổn định, thiếu sự ràngbuộc giữa các bên theo thông lệ quốc tế, dẫn tới rủi ro cao. Tình trạng ùn ứ hàng hóa vẫn cònphổ biến tại một số cửa khẩu là một bài toán đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách và hỗ trợdoanh nghiệp cần quan tâm giải quyết. Trên cơ sở của việc nghiên cứu khái niệm kinh doanhquốc tế và các lý thuyết liên quan tới rào cản trong xuất khẩu, cũng như nhận diện, và nhómgộp các nhóm rào cản chính mà doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt trong xuất khẩunông sản sang thị trường Trung Quốc, bài viết đề xuất một số giải pháp, và đặc biệt xây dựngmột chương trình đào tạo tổng hợp nhằm nâng cao năng lực quản trị cho các doanh nghiệpViệt Nam trong xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc. Những kiến nghị và giải pháp này cóthể coi là những gợi ý, mà dựa vào đó, các cơ quan chức năng có thể liên kết với các cơ sởđào tạo, các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc triển khaicác chính sách, chương trình hỗ trợ phù hợp. Ngoài đóng góp mang tính thực tiễn quan trọngnày, với góc độ nghiên cứu từ các nước đang phát triển, bài viết đóng góp vào việc phát triểnlĩnh vực nghiên cứu có liên quan đến quá trình kinh doanh quốc tế, cũng như những rào cảnmà doanh nghiệp xuất khẩu cần vượt qua trong kinh doanh quốc tế. Từ khóa: Năng lực quản trị, rào cản, xuất khẩu, nông sản, Trung Quốc 摘要 在国际经营活动中,出口企业面临着无数的技术性贸易壁垒,其中,管理能力的限制是出口商在达到战略目标和打破技术壁垒的一大障碍。中国是越南重要的经贸伙伴,同时也是越南农产品的一大伙伴。然而,两国企业之间农产品的进出口交易主要以边界贸易习惯为主,缺少了稳定性以及各方之间按照国际惯例的约束力,引起了经贸风险。货物流通迟滞现象在一些口岸经常发生,这成为需要政策制定者以及企业支持者进一步解决的难题。在研究国际经营概念和有关出口的技术性贸易壁垒理论以及确定越南企业销向中国遭受到的主要技术壁垒并对其进行分组的基础上,本文提出一些措施,并专门设计一个综合培训项目,旨在提高越南企业在向中国出口农产品的 663管理能力。这些意见和措施可被视为建议,让有关部门可按此与各培训单位,政策制定者和出口企业 相结合实施适当的互助政策与计划。 关键词:管理能力,技术壁垒,出口,农产品,中国1. Kinh doanh quốc tế và các rào cản trong xuất khẩu1.1. Khái niệm và một số lý thuyết về kinh doanh quốc tế Khái niệm kinh doanh quốc tế đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưkinh doanh quốc tế theo quá trình (Calof & Beamish 1995; Johanson & Vahlne 1977; Reid1981), kinh doanh quốc tế dựa trên mạng lưới quan hệ (Bonaccorsi 1992; Davidsson & Honig2003; Hoang & Antoncic 2003; Johanson & Vahlne 1990; Lindqvist 1988; Sharma &Johanson 1987), hay kinh doanh quốc tế dựa trên các nguồn lực của doanh nghiệp(Ahokangas 1998; Carpenter, Sanders & Gregersen 2001; Castanias & Helfat 1991; Conner1991; Daily, Certo & Dalton 2000; Mahoney & Pandian 1997; Montgomery & Wernerfelt1997; Peng 2001; Ruzzier, Hisrich & Antoncic 2006; Sharma & Erramilli 2004). Quan điểm kinh doanh quốc tế theo quá trình, nhấn mạnh quá trình mà doanh nghiệptrải qua, với những nỗ lực, nhằm tiếp cận, và tăng cường mức độ cam kết trên những thịtrường quốc tế (Calof & Beamish 1995). Ủng hộ quan điểm này, Johanson & Vahlne (1977)cho rằng quá trình tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp chịu ảnh hưởngbởi hai yếu tố chính, đó là mức độ hiểu biết về thị trường và mức độ cam kết thị trường. Haiyếu tố này có mối quan hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Reid (1981) nhấn mạnh rằng trongviệc quyết định thị trường xuất khẩu ban đầu, doanh nghiệp thường có xu hướng lựa chọnnhững thị trường “gần gũi” mà doanh nghiệp có sự hiểu biết tốt nhất, có sự tương đồng nhấtđịnh với thị trường nội địa về chính trị, kinh tế, và văn hóa. Càng có thêm nhiều thông tin,doanh nghiệp càng hiểu biết thêm về đặc điểm của thị trường xuất khẩu, và do vậy, họ càngsẵn sàng quyết định kinh doanh, và càng tăng cường mức độ cam kết trên thị trường đó. Đồngthời, sự cam kết với thị trường xuất khẩu ngày càng mạnh, hiểu biết của doanh nghiệp về thịtrường đó càng sâu rộng. Quan điểm kinh doanh quốc tế dựa trên mạng lưới quan hệ nhìn nhận kinh doanh quốctế như là một quá trình phát triển các mối quan hệ trên các thị trường nước ngoài. Theo đó, cácmối quan hệ được phát triển thông qua ba cách thức căn bả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: