Nâng cao năng lực tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn tín dụng cho tăng trưởng kinh tế
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.23 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài tham luận hội thảo nghiên cứu về thực tiễn, với giới hạn về thời gian, chủ đề và số trang, tác giả không có điều kiện xây dựng đầy đủ cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, tìm ra khoảng trống nghiên cứu. Tác giả cũng không có điều kiện sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, xây dựng các hàm, các biến, khảo sát, điều tra. Bài viết sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá dựa trên các số liệu và tư liệu thứ cấp của các cơ quan và tổ chức đã công bố. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra nhận xét và đề xuất khuyến nghị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao năng lực tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn tín dụng cho tăng trưởng kinh tế Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG TỐT HƠN NHU CẦU VỐN TÍN DỤNG CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ThS. Trần Thị Lan Anh TÓM TẮT Có nhiều chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại, song quy mô vốn điều lệ là quan trọng nhất liên quan trực tiếp đến khả năng cung ứng vốn tín dụng cho phát triển nền kinh tế. Bởi vì đây là chỉ tiêu an toàn vốn (CAR): vốn điều lệ (vốn chủ hữu) trên tài sản có rủi ro của ngân hàng thương mại (chủ yếu là dư nợ tín dụng) được định bởi Ngân hàng nhà nước theo thông lệ quốc tế. Thực tế tại Việt Nam, các Ngân hàng thương mại đóng vai trò rất quan trọng thông qua các dịch vụ: huy động vốn, cho vay vốn, cung cấp các dịch vụ ngân hàng tiện ích cho các nhà đầu tư. Trong thời gian gần đây các Ngân hàng thương mại Việt Nam không ngừng nâng cao vốn điều lệ, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Đồng thời các Ngân hàng thương mại cũng nâng cao năng lực tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính. Tuy nhiên thực tiễn cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Bài viết tập trung làm rõ nội dung này và khuyến nghị giải pháp có liên quan theo mục tiêu nghiên cứu. Từ khóa: ngân hàng thương mại, vốn điều lệ, tăng trưởng kinh tế ABSTRACT IMPROVE YOUR FINANCIAL CAPACITY COMMERCIAL BANK OF VIETNAM IS BETTER RESPONSIBLE CREDIT CAPITAL DEMAND FOR ECONOMIC GROWTH Among indicators used to assess a commercial bank’s financial capability, charter capital scale is the most crucial because it is directly linked to the bank’s ability to provide credit capital for the economy to grow. This is is a capital adequacy ratio (CAR), which is charter capital (onwers’ equity) devided by risk-weighted assets (mainly credit balance), determined by the State Bank of Vietnam in accordance with international practices. In Vietnam, commercial banks play a very important role through services they provide such as mobilizing capital, bank loans and other convenient banking services for investors. Recently, Vietnam commercial banks have constantly increased their charter capital scale, contributing to the sustainable development of the nation’s economy. At the same time, commercial banks have improved their financial capability and competitive advantages in the financial market. However, there are also plenty of problems that need to be solved. This article focuses on clarifying these problems and giving recommendations and solutions to tackle them. Keywords: commercial bank, charter capital, economic growth 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu cấp bách đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam phải không ngừng nâng cao quy mô vốn điều lệ. Yêu cầu đó cũng còn là thực hiện quy định của ngân hàng Nhà nước (NHNN) và việc thực hiện các tỷ lệ an toàn, nhất là chỉ tiêu an toàn vốn: CAR. Tức là quy mô vốn điều lệ so với tài sản có rủi ro, mà chủ yếu là dư nợ tín dụng. Những năm qua, các NHTM Việt Nam thực hiện tổng thể nhiều biện pháp để tăng vốn điều lệ như: để lại cổ tức được chia hàng năm để tăng vốn, chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu mới cho cổ đông, thu hút cổ đông chiến lược nước ngoài. Do đó nhiều 773 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” NHTM đã không ngừng tăng cao quy mô vốn điều lệ và thường xuyên đạt được các tỷ lệ an toàn. Tuy nhiên có nhiều NHTM trong nhiều năm không tăng được vốn điều lệ. Do đó, việc làm rõ thực trạng nói trên của các NHTM Việt Nam, khuyến nghị giải pháp có liên quan là có tính cấp thiết và ý nghĩa trong thực tiễn. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài tham luận hội thảo nghiên cứu về thực tiễn, với giới hạn về thời gian, chủ đề và số trang, tác giả không có điều kiện xây dựng đầy đủ cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, tìm ra khoảng trống nghiên cứu. Tác giả cũng không có điều kiện sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, xây dựng các hàm, các biến, khảo sát, điều tra. Bài viết sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá dựa trên các số liệu và tư liệu thứ cấp của các cơ quan và tổ chức đã công bố. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra nhận xét và đề xuất khuyến nghị. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tổng quan quy mô hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam Trước hết, nhìn tổng quan thị trường tài chính Việt Nam năm có 2021 có thể thấy một số điểm chính sau. Tính đến ngày 27/12/2021, giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 26.526 tỷ đồng/phiên, tăng 257,5% so với bình quân năm 2020. Tổng mức vốn hoá thị trường cổ phiếu năm 2021 tăng 45,5% so với năm 2020. Tính đến ngày 28/12/2021, mức vốn hóa thị trường đạt 7.729.000 tỷ đồng, tương đương 122,8% GDP năm 2020 [Bộ Tài chính (2019-2021)]. Thứ hai, đề cập đến vị thế của nhóm cổ phiếu NHTM trên thị trường chứng khoán. Theo số liệu thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), thì tính đến hết ngày 31/12/2021, số cổ phiếu lưu hành của 27 NHTM Việt Nam niêm yết và giao dịch trên UPCoM đạt hơn 49 tỷ cổ phiếu, chiếm hơn 1/4 tổng lượng cổ phiếu lưu hành toàn thị trường [Hiệp hội NH (2021)]. Tham khảo số liệu cụ thể về cổ phiếu đang lưu hành của các NHTM Việt Nam đến hết năm 2021 trong hình vẽ dưới đây. Hình 1: Số cổ phiếu đang lưu hành (triệu CP) 774 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao năng lực tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn tín dụng cho tăng trưởng kinh tế Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG TỐT HƠN NHU CẦU VỐN TÍN DỤNG CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ThS. Trần Thị Lan Anh TÓM TẮT Có nhiều chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại, song quy mô vốn điều lệ là quan trọng nhất liên quan trực tiếp đến khả năng cung ứng vốn tín dụng cho phát triển nền kinh tế. Bởi vì đây là chỉ tiêu an toàn vốn (CAR): vốn điều lệ (vốn chủ hữu) trên tài sản có rủi ro của ngân hàng thương mại (chủ yếu là dư nợ tín dụng) được định bởi Ngân hàng nhà nước theo thông lệ quốc tế. Thực tế tại Việt Nam, các Ngân hàng thương mại đóng vai trò rất quan trọng thông qua các dịch vụ: huy động vốn, cho vay vốn, cung cấp các dịch vụ ngân hàng tiện ích cho các nhà đầu tư. Trong thời gian gần đây các Ngân hàng thương mại Việt Nam không ngừng nâng cao vốn điều lệ, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Đồng thời các Ngân hàng thương mại cũng nâng cao năng lực tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính. Tuy nhiên thực tiễn cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Bài viết tập trung làm rõ nội dung này và khuyến nghị giải pháp có liên quan theo mục tiêu nghiên cứu. Từ khóa: ngân hàng thương mại, vốn điều lệ, tăng trưởng kinh tế ABSTRACT IMPROVE YOUR FINANCIAL CAPACITY COMMERCIAL BANK OF VIETNAM IS BETTER RESPONSIBLE CREDIT CAPITAL DEMAND FOR ECONOMIC GROWTH Among indicators used to assess a commercial bank’s financial capability, charter capital scale is the most crucial because it is directly linked to the bank’s ability to provide credit capital for the economy to grow. This is is a capital adequacy ratio (CAR), which is charter capital (onwers’ equity) devided by risk-weighted assets (mainly credit balance), determined by the State Bank of Vietnam in accordance with international practices. In Vietnam, commercial banks play a very important role through services they provide such as mobilizing capital, bank loans and other convenient banking services for investors. Recently, Vietnam commercial banks have constantly increased their charter capital scale, contributing to the sustainable development of the nation’s economy. At the same time, commercial banks have improved their financial capability and competitive advantages in the financial market. However, there are also plenty of problems that need to be solved. This article focuses on clarifying these problems and giving recommendations and solutions to tackle them. Keywords: commercial bank, charter capital, economic growth 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu cấp bách đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam phải không ngừng nâng cao quy mô vốn điều lệ. Yêu cầu đó cũng còn là thực hiện quy định của ngân hàng Nhà nước (NHNN) và việc thực hiện các tỷ lệ an toàn, nhất là chỉ tiêu an toàn vốn: CAR. Tức là quy mô vốn điều lệ so với tài sản có rủi ro, mà chủ yếu là dư nợ tín dụng. Những năm qua, các NHTM Việt Nam thực hiện tổng thể nhiều biện pháp để tăng vốn điều lệ như: để lại cổ tức được chia hàng năm để tăng vốn, chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu mới cho cổ đông, thu hút cổ đông chiến lược nước ngoài. Do đó nhiều 773 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” NHTM đã không ngừng tăng cao quy mô vốn điều lệ và thường xuyên đạt được các tỷ lệ an toàn. Tuy nhiên có nhiều NHTM trong nhiều năm không tăng được vốn điều lệ. Do đó, việc làm rõ thực trạng nói trên của các NHTM Việt Nam, khuyến nghị giải pháp có liên quan là có tính cấp thiết và ý nghĩa trong thực tiễn. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài tham luận hội thảo nghiên cứu về thực tiễn, với giới hạn về thời gian, chủ đề và số trang, tác giả không có điều kiện xây dựng đầy đủ cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, tìm ra khoảng trống nghiên cứu. Tác giả cũng không có điều kiện sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, xây dựng các hàm, các biến, khảo sát, điều tra. Bài viết sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá dựa trên các số liệu và tư liệu thứ cấp của các cơ quan và tổ chức đã công bố. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra nhận xét và đề xuất khuyến nghị. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tổng quan quy mô hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam Trước hết, nhìn tổng quan thị trường tài chính Việt Nam năm có 2021 có thể thấy một số điểm chính sau. Tính đến ngày 27/12/2021, giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 26.526 tỷ đồng/phiên, tăng 257,5% so với bình quân năm 2020. Tổng mức vốn hoá thị trường cổ phiếu năm 2021 tăng 45,5% so với năm 2020. Tính đến ngày 28/12/2021, mức vốn hóa thị trường đạt 7.729.000 tỷ đồng, tương đương 122,8% GDP năm 2020 [Bộ Tài chính (2019-2021)]. Thứ hai, đề cập đến vị thế của nhóm cổ phiếu NHTM trên thị trường chứng khoán. Theo số liệu thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), thì tính đến hết ngày 31/12/2021, số cổ phiếu lưu hành của 27 NHTM Việt Nam niêm yết và giao dịch trên UPCoM đạt hơn 49 tỷ cổ phiếu, chiếm hơn 1/4 tổng lượng cổ phiếu lưu hành toàn thị trường [Hiệp hội NH (2021)]. Tham khảo số liệu cụ thể về cổ phiếu đang lưu hành của các NHTM Việt Nam đến hết năm 2021 trong hình vẽ dưới đây. Hình 1: Số cổ phiếu đang lưu hành (triệu CP) 774 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại Việt Nam Vốn tín dụng Tăng trưởng kinh tế Nâng cao năng lực tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 720 3 0 -
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 385 1 0 -
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 247 0 0 -
13 trang 192 0 0
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
35 trang 163 0 0 -
Tác động của lao động và nguồn vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 trang 156 0 0 -
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ngân sách giáo dục tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012
4 trang 151 0 0 -
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12 trang 142 0 0 -
Những thách thức đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục
13 trang 122 0 0 -
Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
20 trang 113 0 0