Nâng cao năng suất lao động nhân tố cốt lõi để xây dựng năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững ở Việt Nam
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 508.68 KB
Lượt xem: 25
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Nâng cao năng suất lao động nhân tố cốt lõi để xây dựng năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững ở Việt Nam" phân tích thực trạng năng suất lao động ở Việt Nam; nguyên nhân và đề xuất các giải pháp tăng năng suất lao động nhằm xây dựng năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao năng suất lao động nhân tố cốt lõi để xây dựng năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững ở Việt Nam NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG NHÂN TỐ CỐT LÕI ĐỂ XÂY DỰNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Đàm Thanh Tú* 1 TÓM TẮT: Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng đánh giá trình độ phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia, là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và sự tồn tại lâu dài của một doanh nghiệp, là cơ sở để nâng cao thu nhập, tạo môi trường và điều kiện làm việc tốt cho người lao động. Trong vài năm gần đây, tuy năng suất lao động của Việt Nam liên tục tăng, đã thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực nhưng vẫn còn khá thấp. Bài viết sau phân tích thực trạng năng suất lao động ở Việt Nam; nguyên nhân và đề xuất các giải pháp tăng năng suất lao động nhằm xây dựng năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững ở Việt Nam. Từ khóa: Lao động Việt Nam, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững. Abstract: Labour productivity is an important indicator of the level of economic development of each country. In recent years, although Vietnam’s labour productivity has been rising and narrowed the gap with other countries in the region but remained relatively low. Vietnam’s development potential is still great, we are still in the golden population structure period, but the biggest challenge for us is to exploit the advantages of a country with more than 90 million hard-working and creative people. This paper analyzes the current situation of labour productivity in Vietnam; causes and propose solutions to increase labor productivity to build national competitiveness and sustainable development in Vietnam. Keywords: Labour productivity, national competitiveness, sustainable development, Vietnamese labour . 1. GIỚI THIỆU Năng suất lao động (NSLĐ) là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và sự tồn tại lâu dài của một doanh nghiệp, là cơ sở để nâng cao thu nhập, tạo môi trường và điều kiện làm việc tốt cho người lao động. Ở cấp độ quốc gia, trong điều kiện hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt hiện nay, NSLĐ xã hội là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của cả nền kinh tế. Theo đánh giá của nhiều tổ chức như Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Việt Nam có mức tăng năng suất lao động nhanh nhất ASEAN song chênh lệch với các nước vẫn ngày càng được nới rộng. Năm 2017, GDP của Việt Nam tăng 6,81%, quy mô nền kinh tế năm 2017 theo giá hiện hành đạt 5.007,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 220 tỷ USD NSLĐ toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2017 ước tính đạt 93,2 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 4.159 USD/lao động). Tính theo giá so sánh năm 2010, NSLĐ toàn nền kinh tế năm 2017 tăng 6% so với năm 2016, bình quân giai đoạn 2011-2017 tăng 4,7%/năm [7], [8]. Tuy NSLĐ của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện theo hướng tăng đều qua các năm nhưng NSLĐ của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Tính theo sức mua tương * Học viện Tài chính, 58 Lê Văn Hiến, Hà Nội, Việt Nam, Tác giả nhận phản hồi: Đàm Thanh Tú, Tel.: +84912426326. E-mail address: dtt.hvtc@gmail.com PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1229 đương năm 2011, NSLĐ của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7% của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia; 56,7% của Philippines và bằng 87,4% NSLĐ của Lào. Đặc biệt, một xu hướng đáng lo ngại là chênh lệch về NSLĐ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực tiếp tục gia tăng. Với tốc độ tăng năng suất như hiện nay, Việt Nam khó có thể duy trì được đà tăng trưởng nhanh, phát triển bền vững và không bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Tiềm năng phát triển của Việt Nam hiện nay còn rất lớn, chúng ta vẫn đang ở trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng, song thách thức đặt ra với nước ta là làm sao tranh thủ phát huy tối đa và hiệu quả các tác động tích cực của quá trình toàn cầu hóa. Nếu tận dụng tốt cơ hội và vượt qua được các thách thức, Việt Nam sẽ có khả năng thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến, sớm thực hiện được mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Ngược lại, nếu không có chiến lược phù để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển khoa học-công nghệ và nâng cao nang suất lao động thì Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu xa hơn, khoảng cách giữa nước ta với các nước phát triển sẽ ngày càng tăng. Vì thế, việc tăng năng suất và cải thiện môi trường làm việc đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa sản xuất, từ đó đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững và toàn diện cho Việt Nam. 2. THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM Thông thường, NSLĐ xã hội được tính bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chia cho số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân. Như vậy, cùng số lao động đang làm việc, nếu GDP càng lớn thì NSLĐ xã hội càng cao và ngược lại. Quy mô của GDP nói chung phụ thuộc vào các nhân tố sản xuất là lao động, vốn và công nghệ. Sự kết hợp của các nhân tố lao động, vốn và công nghệ có hiệu quả hay không tùy thuộc vào môi trường thể chế, mô hình tăng trưởng, cơ cấu của nền kinh tế và một số nhân tố khác. NSLĐ là một trong các chỉ tiêu thể hiện rõ ràng nhất năng lực, mô hình và trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Theo báo cáo công bố ngày 19 tháng 8 năm 2014 của ILO và Ngân hàng thế giới về NSLĐ của một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam như sau: Bảng 1: Năng suất lao động thời kỳ 2007-2013 (USD, PPP2005) ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao năng suất lao động nhân tố cốt lõi để xây dựng năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững ở Việt Nam NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG NHÂN TỐ CỐT LÕI ĐỂ XÂY DỰNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Đàm Thanh Tú* 1 TÓM TẮT: Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng đánh giá trình độ phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia, là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và sự tồn tại lâu dài của một doanh nghiệp, là cơ sở để nâng cao thu nhập, tạo môi trường và điều kiện làm việc tốt cho người lao động. Trong vài năm gần đây, tuy năng suất lao động của Việt Nam liên tục tăng, đã thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực nhưng vẫn còn khá thấp. Bài viết sau phân tích thực trạng năng suất lao động ở Việt Nam; nguyên nhân và đề xuất các giải pháp tăng năng suất lao động nhằm xây dựng năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững ở Việt Nam. Từ khóa: Lao động Việt Nam, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững. Abstract: Labour productivity is an important indicator of the level of economic development of each country. In recent years, although Vietnam’s labour productivity has been rising and narrowed the gap with other countries in the region but remained relatively low. Vietnam’s development potential is still great, we are still in the golden population structure period, but the biggest challenge for us is to exploit the advantages of a country with more than 90 million hard-working and creative people. This paper analyzes the current situation of labour productivity in Vietnam; causes and propose solutions to increase labor productivity to build national competitiveness and sustainable development in Vietnam. Keywords: Labour productivity, national competitiveness, sustainable development, Vietnamese labour . 1. GIỚI THIỆU Năng suất lao động (NSLĐ) là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và sự tồn tại lâu dài của một doanh nghiệp, là cơ sở để nâng cao thu nhập, tạo môi trường và điều kiện làm việc tốt cho người lao động. Ở cấp độ quốc gia, trong điều kiện hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt hiện nay, NSLĐ xã hội là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của cả nền kinh tế. Theo đánh giá của nhiều tổ chức như Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Việt Nam có mức tăng năng suất lao động nhanh nhất ASEAN song chênh lệch với các nước vẫn ngày càng được nới rộng. Năm 2017, GDP của Việt Nam tăng 6,81%, quy mô nền kinh tế năm 2017 theo giá hiện hành đạt 5.007,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 220 tỷ USD NSLĐ toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2017 ước tính đạt 93,2 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 4.159 USD/lao động). Tính theo giá so sánh năm 2010, NSLĐ toàn nền kinh tế năm 2017 tăng 6% so với năm 2016, bình quân giai đoạn 2011-2017 tăng 4,7%/năm [7], [8]. Tuy NSLĐ của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện theo hướng tăng đều qua các năm nhưng NSLĐ của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Tính theo sức mua tương * Học viện Tài chính, 58 Lê Văn Hiến, Hà Nội, Việt Nam, Tác giả nhận phản hồi: Đàm Thanh Tú, Tel.: +84912426326. E-mail address: dtt.hvtc@gmail.com PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1229 đương năm 2011, NSLĐ của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7% của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia; 56,7% của Philippines và bằng 87,4% NSLĐ của Lào. Đặc biệt, một xu hướng đáng lo ngại là chênh lệch về NSLĐ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực tiếp tục gia tăng. Với tốc độ tăng năng suất như hiện nay, Việt Nam khó có thể duy trì được đà tăng trưởng nhanh, phát triển bền vững và không bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Tiềm năng phát triển của Việt Nam hiện nay còn rất lớn, chúng ta vẫn đang ở trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng, song thách thức đặt ra với nước ta là làm sao tranh thủ phát huy tối đa và hiệu quả các tác động tích cực của quá trình toàn cầu hóa. Nếu tận dụng tốt cơ hội và vượt qua được các thách thức, Việt Nam sẽ có khả năng thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến, sớm thực hiện được mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Ngược lại, nếu không có chiến lược phù để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển khoa học-công nghệ và nâng cao nang suất lao động thì Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu xa hơn, khoảng cách giữa nước ta với các nước phát triển sẽ ngày càng tăng. Vì thế, việc tăng năng suất và cải thiện môi trường làm việc đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa sản xuất, từ đó đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững và toàn diện cho Việt Nam. 2. THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM Thông thường, NSLĐ xã hội được tính bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chia cho số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân. Như vậy, cùng số lao động đang làm việc, nếu GDP càng lớn thì NSLĐ xã hội càng cao và ngược lại. Quy mô của GDP nói chung phụ thuộc vào các nhân tố sản xuất là lao động, vốn và công nghệ. Sự kết hợp của các nhân tố lao động, vốn và công nghệ có hiệu quả hay không tùy thuộc vào môi trường thể chế, mô hình tăng trưởng, cơ cấu của nền kinh tế và một số nhân tố khác. NSLĐ là một trong các chỉ tiêu thể hiện rõ ràng nhất năng lực, mô hình và trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Theo báo cáo công bố ngày 19 tháng 8 năm 2014 của ILO và Ngân hàng thế giới về NSLĐ của một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam như sau: Bảng 1: Năng suất lao động thời kỳ 2007-2013 (USD, PPP2005) ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Business management in the context of globalisation Nâng cao năng suất lao động Năng lực cạnh tranh quốc gia Phát triển bền vững Lao động Việt Nam Năng suất lao động Cơ cấu dân số vàngGợi ý tài liệu liên quan:
-
342 trang 348 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 324 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 319 0 0 -
Việt Nam: Những khó khăn và kiến nghị cải thiện năng suất lao động trong bối cảnh hiện nay
3 trang 319 0 0 -
95 trang 269 1 0
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 246 0 0 -
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 210 0 0 -
9 trang 207 0 0
-
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 181 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 177 0 0