Danh mục

Nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 227.92 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty cổ phần dược phẩm Bến Tre, đồng thời, đo lường được mức độ của các nhân tố đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty cổ phần dược phẩm Bến Tre. Từ đó, đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre NÂNG CAO TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE Trần Phương Anh*, Nguyễn Thị Ngân, Huỳnh Thị Thanh Trúc, Nguyễn Đình Thiên, Dương Thị Trà My Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: PGS.TS. Tr n Văn Tùng TÓM TẮT Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre là một công ty dược chuyên sản xuất và kinh doanh các loại thuốc chữa bệnh. Trong bối cảnh hiện nay, công ty cũng đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt với các công ty dược khác trên thị trường dược phẩm. Do đó, nếu các doanh nghiệp không có biện pháp kiểm soát và đối phó hiệu quả, chắc chắn sẽ bị thua lỗ, thiệt hại lớn, cạnh tranh yếu dẫn đến các nguy cơ trong hoạt động cho công ty. Chính vì vậy, một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu đang là một nhu cầu bức thiết, một công cụ tối ưu để xác định sự an toàn của nguồn vốn đầu tư, xác định hiệu quả điều hành, hiệu quả hoạt động đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong bài biết, tác giả đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty cổ phần dược phẩm Bến Tre, đồng thời, đo lường được mức độ của các nhân tố đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty cổ phần dược phẩm Bến Tre. Từ đó, đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre. Từ khóa: Dược phẩm, công ty cổ phần, hệ thống kiểm soát nội bộ. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thị trường hiện nay, ngành dược Việt Nam hiện đang là lĩnh vực hấp dẫn nhưng cũng rất cạnh tranh. Do đó doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phát huy thế mạnh của mình, tạo một vị thế vững chắc trên thị trường. Chính vì vậy, kiểm soát nội bộ - một khái niệm ra đời các rủi ro, sai sót, gian lận…, giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ ngày càng được thể hiện rõ rệt trong việc phát hiện, ngăn chặn. Nhận thấy được tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác điều hành quản lý và nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công ty dược phẩm, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre” làm đề tài tham luận của mình. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP Khái niệm kiểm soát nội bộ (KSNB) được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1949 bởi Hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA). Kiểm soát nội bộ được định nghĩa là một kế hoạch và là cách mà tổ 1270 chức giữa an toàn cho tài sản, kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu, làm tăng tính hiệu quả và bảo đảm các chính sách quản lý được thiết lập. Theo Hội kế toán Anh quốc (EAA) định nghĩa về hệ thống KSNB như sau: “Hệ thống KSNB là một hệ thống kiểm soát toàn diện về kinh nghiệm tài chính và các lĩnh vực khác nhau được thành lập bởi Ban quản lý nhằm: Tiến hành kinh doanh của đơn vị trong trật tự và có hiệu quả; Đảm bảo tuân thủ tuyệt đối đường lối kinh doanh của Ban quản trị; Giữ an toàn tài sản; Đảm bảo tính toàn diện và chính xác của số liệu hạch toán, những thành phần riêng lẻ của hệ thống KSNB được coi là hoạt động kiểm tra hoặc hoạt động kiểm tra nội bộ. Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO 2013: Với đề tài nghiên cứu về hệ thống KSNB tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre tác giả sử dụng khuôn mẫu hệ thống KSNB theo báo cáo COSO 2013 làm nền tảng cho nghiên cứu. Hệ thống KSNB được cấu thành từ 5 thành phần cơ bản là: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát. Môi trường kiểm soát: Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một tổ chức, chi phối ý thức của các thành viên trong tổ chức về rủi ro và đóng vai trò nền tảng cho các yếu tố khác của hệ thống KSNB. Các yếu tố của môi trường kiểm soát là: Sự chính trực và giá trị đạo đức; năng lực nhân viên; triết lý quản lý và phong cách điều hành của lãnh đạo; cơ cấu tổ chức và nhân sự. Đánh giá rủi ro: Mỗi đơn vị luôn phải đối phó với hàng loạt rủi ro từ bên trong lẫn bên ngoài. Điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro là thiết lập mục tiêu. Mục tiêu phải được thiết lập ở các mức độ khác nhau và phải nhất quán. Đánh giá rủi ro là quá trình nhận dạng và phân tích rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro. Do điều kiện kinh tế, đặc điểm và hoạt động kinh doanh, những quy định luôn thay đổi, nên cơ chế nhận dạng và đối phó rủi ro phải liên kết với sự thay đổi này. Nhà quản lý phải dựa trên mục tiêu đã được xác định của đơn vị, nhận dạng và phân tích rủi ro nhằm giới hạn được mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Hoạt động kiểm soát: Các hoạt động kiểm soát là các biện pháp, quy trình, thủ tục đảm bảo thực hiện chỉ thị của ban lãnh đạo trong giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện cho tổ chức đạt được mục tiêu đặt ra và được thực hiện nghiêm túc trong toàn tổ chức. Hoạt động kiểm soát hiệu quả cần phải phù hợp với kế hoạch, tiết kiệm chi phí, hợp lý, dễ hiểu và liên quan trực tiếp đến mục tiêu kiểm soát. Thông tin và truyền thông: Thông tin trong một tổ chức được tổng hợp nhằm phục vụ cho quá trình ra quyết định, điều khiển các hoạt động của đơn vị. Và không phải thông tin nào cũng cần thiết mà phải phụ thuộc các yếu tố sau: + Tính kịp thời: Thông tin được cung cấp đúng thời điểm, đúng mục đích cần thiết của nhà quản trị. + Tính chính xác: Thông tin phải phản ánh đúng nội dung cần thu thập. + Tính đầy đủ và hệ thống: Thông tin phải phản ánh đầy đủ mọi khía cạnh của tình huống giúp người xử lý thông tin có thể đánh giá một cách toàn diện. 1271 + Tính bảo mật: Thông tin phải được cung cấp đến đúng người v ...

Tài liệu được xem nhiều: