Danh mục

Nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 410.05 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đưa ra một số thực trạng của thị trường bán lẻ cũng như công tác quản lí nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam, ngoài ra, nghiên cứu một số kinh nghiệm trong việc quản lí nhà nước của nước ngoài, từ đó rút ra các kiến nghị cũng như giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lí nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 NÂNG CAO VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM IMPROVING THE ROLES OF STATE MANAGEMENT FOR RETAIL BUSINESSES IN VIETNAM Nguyễn Minh Đạt Trường Đại học Luật TPHCM Email: nmdat@hcmulaw.edu.vn Tóm tắt Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng thông qua các hiệp định song phương, đa phương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh mạnh mẽ, đặc biệt trong ngành bán lẻ. Điều này cho thấy được Nhà nước cũng cần phải thay đổi trong công tác quản lý và điều tiết thị trường nhằm tạo “sân chơi' cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bài viết đưa ra một số thực trạng của thị trường bán lẻ cũng như công tác quản lí nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam, ngoài ra, nghiên cứu một số kinh nghiệm trong việc quản lí nhà nước của nước ngoài, từ đó rút ra các kiến nghị cũng như giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lí nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 Từ khóa: bán lẻ, cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp bán lẻ, quản lí nhà nước. Abstract During the industrialization 4.0 and the international integrating in economic through bilateral and multilateral agreement have created the opportunities for businesses’ activities, competing especially in retail market. This shown that the state management needs to change rapidly in controlling and managing the market in order to create fairness for both domestic and international company when joining the market. The paper discusses the current status of retail market together with the state management in the retail sector for Vietnam businesses. Thus, analyze and research the experience from other country relating to retail market and conclude with solution to improve the management activities of the authorities toward retail market organization. Keyword: retail, industrialization 4.0, retail market, state management 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay cũng như cách mạng công nghiệp 4.0 thì thị trường bán lẻ càng trở nên quan trọng với bất cứ một quốc gia nào nói chung và Việt Nam nói riêng. Với sự phát triển của công nghệ tạo ra nhiều khả năng tiếp cận hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng và hệ thống bán lẻ bán buôn đang áp dụng công nghệ, quy trình mới nhằm đảm bảo hàng hóa được lưu thông một cách liên tục. Bên cạnh đó, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng ổn định và nhiều cơ hội phát triển, do đó, việc doanh nghiệp FDI đầu tư ồ ạt vào thị trường Việt Nam đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến quản lí nhà nước nhằm đảm bảo được (1) khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước được đảm bảo, giảm thiểu việc mất thị phần, (2) nâng cao hiệu quả trong quản lí nhà nước đối với thị trường này. 2. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bản lẻ và kinh nghiệm từ nước ngoài về quản lý nhà nước trong lĩnh vực bán lẻ 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước Mai Văn Bữu, Đỗ hoàng Toàn (2008) định nghĩa quản lý là sự tác động liên tục, có định hướng, có tổ chức của các chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) trên các khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội… thông qua hệ thống pháp luật, chính sách, nguyên tắc và bằng các biện pháp cụ thể nhằm tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng quản lý. Vũ Huy Từ (2010) tiếp cận quản lý nhà nước về kinh tế cho thấy “chức năng quản 229 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 lý nhà nước về kinh tế thông qua các thể chế và các tổ chức của nền hành chính nhà nước để chỉ đạo và quản lý các hoạt động kinh tế. Do nhà nước tiến hành trên mọi lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân và bao gồm mọi thành phần kinh tế”. Do đó, có thể thấy rằng, trong quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ thì chủ thể tác động là cơ quan Nhà nước, thực hiện một số nhiệm vụ, chức năng liên quan như ban hành Luật và chính sách cũng như chức năng kiểm tra, giám sát với các đối tượng quản lý là các doanh nghiệp khi tham gia thị trường bán lẻ này. Nguyễn Thế Quyền (2009) đã chỉ ra được một số bất hợp lý trong vấn đề quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trong đó đề xuất một số giải pháp về vấn đề pháp lý, cũng như vấn đề nhân sự của khối nhà nước; Lâm Huy Tích (2003) đã phân tích nhấn mạnh những bất cập của Luật doanh nghiệp và yếu kém trong công tác giám sát thi hành luật và hậu quả của những vấn đề này, Trần Thị Thoa (2016) nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước nêu ra những khía cạnh chuyển đổi chức năng quản lý của nhà nước và những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Doanh nghiệp. Trang Thị Tuyết (2006) đã nhấn mạnh đến thực trạng quản lý nhà nước nhất là vấn đề tham những cũng như lợi chức danh nhằm tác động đến thị trường tạo sự mất cân bằng cho thị trường, ngoài ra, tác giả chỉ sự cồng kềnh của bộ máy nhà nước trong khâu quản lý. Trong nghiên cứu của Phan Tố Uyên (2011) nêu lên sự phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ còn mang tính tự phát, thiếu sự ổn định, thiếu quy hoạch cụ thể và chưa bền vững cũng như vấn đề liên quan đến việc quản lý nhà nước trong quá trình ban hành văn bản pháp luật và giải pháp. Tựu chung các nghiên cứu chỉ ra được việc quản lý nhà nước là quan trọng và chỉ ra nh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: