Năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong tiến trình hội nhập quốc tế
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 509.28 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài nghiên cứu này sử dụng thang đo năng lực kinh doanh của doanh nhân trong nghiên cứu của Man (2001) với một số điều chỉnh nhất định, dựa trên mẫu khảo sát 200 nữ doanh nhân và kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (CFA). Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong tiến trình hội nhập quốc tế NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA NỮ DOANH NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ENTREPRENEURIAL COMPETENCIES OF FEMALE ENTREPRENEURS IN THUA THIEN HUE PROVINCE IN THE PROCESS OF INTERNATIONAL INTEGRATION ThS. Hoàng La Phương Hiền TS. Trương Tấn Quân Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Tóm tắt Trên cơ sở sử dụng thang đo năng lực kinh doanh của doanh nhân trong nghiên cứu của Man (2001) với một số điều chỉnh nhất định, dựa trên mẫu khảo sát 200 nữ doanh nhân và kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (CFA), kết quả phân tích cho thấy các nữ doanh nhân trên địa bàn nghiên cứu đã đáp ứng khá tốt một số nhóm năng lực kinh doanh thành phần như: Năng lực nắm bắt cơ hội, năng lực thực hiện chuẩn mực đạo đức, năng lực thiết lập quan hệ, năng lực cá nhân với điểm trung bình đánh giá từ 3,88 trở lên. Trong khi đó, một số nhóm năng lực còn lại như là năng lực học tập, năng lực nhận thức, năng lực định hướng chiến lược, năng lực tổ chức và lãnh đạo có mức độ đáp ứng thấp với điểm trung bình từ 3,12 đến 3,77. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc gợi mở các định hướng chính sách và giải pháp giúp hoàn thiện hơn năng lực kinh doanh của của lực lượng nữ doanh nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. Từ khóa: Năng lực kinh doanh, nữ doanh nhân, thang đo Abstract Applying measured scale in study of Man (2001) with some modification and based on survey of 200 female entrepreneurs in Thua Thien Hue and methods of Exploratory Factor Analysis (EFA) and Confirmatory Factor Analysis (CFA), the results show that female entrepreneurs have some good entreperneurial competencies such as opportunity competency, ethical competency, relationship competency, personal competency with the average scoresabove 3.88. However, the remaining competenciesas learning competency, conceptual competency, strategic competency, organizing and leadingcompetency are still lower scores ranging from 3.12 to 3.77 points. The results of this study have important implications for women entrepreneurs themselves, managers and also policymakers to improve entrepreneurial competencies of female entrepreneurs for coming time. Keywords:Entrepreneurial compertencies, female entrepeneurs, scale. 1. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp, số lượng các nữ doanh nhân khởi nghiệp tăng lên một cách đáng kể trong những năm gần đây. Theo những nghiên cứu và thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) năm 2011, các doanh nghiệp tư nhân do phụ 21 nữ khởi nghiệp làm chủ chiếm từ 25% - 33% tổng số các doanh nghiệp tư nhân trên thế giới. Một nghiên cứu khác của Tổ chức Theo dõi giới chủ doanh nghiệp toàn cầu (GEM) năm 2010 cho thấy có khoảng 190 triệu nữ doanh nhân trên 59 quốc gia được khảo sát và trong số đó, hơn 104 triệu phụ nữ ở độ tuổi từ 18 đến 64 đã khởi sự và tự vận hành doanh nghiệp mới và khoảng 83 triệu phụ nữ hiện đang điều hành các doanh nghiệp đã được thành lập từ 3 năm trở lên. Tại Việt Nam, theo kết quả thống kê năm 2011 của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), số lượng doanh nhân nữ làm chủ doanh nghiệp chiếm khoảng 25%, riêng khu vực hộ kinh doanh cá thể tỷ lệ này có thể lên tới 30- 40%. Ở Thừa Thiên Huế, theo thông tin có được từ hiệp hội doanh nghiệp Thừa Thiên Huế thì đến thời điểm hiện tại đã có khoảng trên 10% số lượng các nghiệp chủ là nữ giới tham gia vào Hiệp hội và đây là con số chưa kể đến các nữ doanh nhân tham gia trên thương trường nằm ngoài Hiệp hội. Những thống kê trên cho thấy vai trò quan trọng của phụ nữ trong tiến trình phát triển kinh tế và xã hội. Do đó, phát triển đội ngũ nữ doanh nhân có bản lĩnh, năng lực kinh doanh tốt, hội nhập quốc tế sâu rộng là một trong những yêu cầu bức thiết nhằm thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, đưa tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp chiếm trên 35% vào năm 2020 là một trong những nhiệm vụ quan trong trong chiến lược quốc gia đến năm 2020 theo nghị quyết của chính phủ. Tuy nhiên, mức độ đóng góp của nữ doanh nhânThừa Thiên Huế vào sự thịnh vượng của nền kinh tếquốc gia nói chung và địa phương nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế và triển vọng phát triển của các doanh nghiệp do họ làm chủ vẫn chưa thực sự bền vững và lâu dài. Cụ thể là, từ kết quả điều tra doanh nghiệp của VCCI năm 2010 cho thấy các doanh nghiệp do nữ doanh nhân làm chủ có khả năng quay vòng vốn và tỷ suất sinh lời thấp hơn so với các doanh nghiệp do nam làm chủ, cùng với đó, tỷ lệ các doanh nghiệp thua lỗ do nữ doanh nhân làm chủ (25,7%) cũng cao hơn nam (22,8%). Theo Lerner (2002), phần lớn các doanh nghiệp do nữ doanh nhân làm chủ có quy mô nhỏ và vừa nên kết quả và hiệu quả hoạt động của chúng phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và kỹ năng của họ. Do đó, những tồn tại này phần nào được giải thích bởi sự tác động của tâm lý ngại đổi mới, sợ rủi ro và sự hạn chế về một số năng lực kinh doanh cần thiết như là năng lực học tập, năng lực nhận thức, năng lực định hướng chiến lược, năng lực tổ chức và lãnh đạo của nữ doanh nhân. Tóm lại, những hạn chế về năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân đã tước đi cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường trong nước cũng như là thế giới trước xu thế toàn cầu hóa. Vì vậy, việc nâng cao hiểu biết về năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân trong tiến trình hội nhập quốc tế sẽ góp phần phát triển, hoàn thiện hơn năng lực kinh doanh của họ và từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khuôn khổ bài viết này, năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân trên địa bàn Thừa Thiên Huế trong tiến trình hội nhập sẽ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong tiến trình hội nhập quốc tế NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA NỮ DOANH NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ENTREPRENEURIAL COMPETENCIES OF FEMALE ENTREPRENEURS IN THUA THIEN HUE PROVINCE IN THE PROCESS OF INTERNATIONAL INTEGRATION ThS. Hoàng La Phương Hiền TS. Trương Tấn Quân Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Tóm tắt Trên cơ sở sử dụng thang đo năng lực kinh doanh của doanh nhân trong nghiên cứu của Man (2001) với một số điều chỉnh nhất định, dựa trên mẫu khảo sát 200 nữ doanh nhân và kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (CFA), kết quả phân tích cho thấy các nữ doanh nhân trên địa bàn nghiên cứu đã đáp ứng khá tốt một số nhóm năng lực kinh doanh thành phần như: Năng lực nắm bắt cơ hội, năng lực thực hiện chuẩn mực đạo đức, năng lực thiết lập quan hệ, năng lực cá nhân với điểm trung bình đánh giá từ 3,88 trở lên. Trong khi đó, một số nhóm năng lực còn lại như là năng lực học tập, năng lực nhận thức, năng lực định hướng chiến lược, năng lực tổ chức và lãnh đạo có mức độ đáp ứng thấp với điểm trung bình từ 3,12 đến 3,77. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc gợi mở các định hướng chính sách và giải pháp giúp hoàn thiện hơn năng lực kinh doanh của của lực lượng nữ doanh nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. Từ khóa: Năng lực kinh doanh, nữ doanh nhân, thang đo Abstract Applying measured scale in study of Man (2001) with some modification and based on survey of 200 female entrepreneurs in Thua Thien Hue and methods of Exploratory Factor Analysis (EFA) and Confirmatory Factor Analysis (CFA), the results show that female entrepreneurs have some good entreperneurial competencies such as opportunity competency, ethical competency, relationship competency, personal competency with the average scoresabove 3.88. However, the remaining competenciesas learning competency, conceptual competency, strategic competency, organizing and leadingcompetency are still lower scores ranging from 3.12 to 3.77 points. The results of this study have important implications for women entrepreneurs themselves, managers and also policymakers to improve entrepreneurial competencies of female entrepreneurs for coming time. Keywords:Entrepreneurial compertencies, female entrepeneurs, scale. 1. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp, số lượng các nữ doanh nhân khởi nghiệp tăng lên một cách đáng kể trong những năm gần đây. Theo những nghiên cứu và thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) năm 2011, các doanh nghiệp tư nhân do phụ 21 nữ khởi nghiệp làm chủ chiếm từ 25% - 33% tổng số các doanh nghiệp tư nhân trên thế giới. Một nghiên cứu khác của Tổ chức Theo dõi giới chủ doanh nghiệp toàn cầu (GEM) năm 2010 cho thấy có khoảng 190 triệu nữ doanh nhân trên 59 quốc gia được khảo sát và trong số đó, hơn 104 triệu phụ nữ ở độ tuổi từ 18 đến 64 đã khởi sự và tự vận hành doanh nghiệp mới và khoảng 83 triệu phụ nữ hiện đang điều hành các doanh nghiệp đã được thành lập từ 3 năm trở lên. Tại Việt Nam, theo kết quả thống kê năm 2011 của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), số lượng doanh nhân nữ làm chủ doanh nghiệp chiếm khoảng 25%, riêng khu vực hộ kinh doanh cá thể tỷ lệ này có thể lên tới 30- 40%. Ở Thừa Thiên Huế, theo thông tin có được từ hiệp hội doanh nghiệp Thừa Thiên Huế thì đến thời điểm hiện tại đã có khoảng trên 10% số lượng các nghiệp chủ là nữ giới tham gia vào Hiệp hội và đây là con số chưa kể đến các nữ doanh nhân tham gia trên thương trường nằm ngoài Hiệp hội. Những thống kê trên cho thấy vai trò quan trọng của phụ nữ trong tiến trình phát triển kinh tế và xã hội. Do đó, phát triển đội ngũ nữ doanh nhân có bản lĩnh, năng lực kinh doanh tốt, hội nhập quốc tế sâu rộng là một trong những yêu cầu bức thiết nhằm thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, đưa tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp chiếm trên 35% vào năm 2020 là một trong những nhiệm vụ quan trong trong chiến lược quốc gia đến năm 2020 theo nghị quyết của chính phủ. Tuy nhiên, mức độ đóng góp của nữ doanh nhânThừa Thiên Huế vào sự thịnh vượng của nền kinh tếquốc gia nói chung và địa phương nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế và triển vọng phát triển của các doanh nghiệp do họ làm chủ vẫn chưa thực sự bền vững và lâu dài. Cụ thể là, từ kết quả điều tra doanh nghiệp của VCCI năm 2010 cho thấy các doanh nghiệp do nữ doanh nhân làm chủ có khả năng quay vòng vốn và tỷ suất sinh lời thấp hơn so với các doanh nghiệp do nam làm chủ, cùng với đó, tỷ lệ các doanh nghiệp thua lỗ do nữ doanh nhân làm chủ (25,7%) cũng cao hơn nam (22,8%). Theo Lerner (2002), phần lớn các doanh nghiệp do nữ doanh nhân làm chủ có quy mô nhỏ và vừa nên kết quả và hiệu quả hoạt động của chúng phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và kỹ năng của họ. Do đó, những tồn tại này phần nào được giải thích bởi sự tác động của tâm lý ngại đổi mới, sợ rủi ro và sự hạn chế về một số năng lực kinh doanh cần thiết như là năng lực học tập, năng lực nhận thức, năng lực định hướng chiến lược, năng lực tổ chức và lãnh đạo của nữ doanh nhân. Tóm lại, những hạn chế về năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân đã tước đi cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường trong nước cũng như là thế giới trước xu thế toàn cầu hóa. Vì vậy, việc nâng cao hiểu biết về năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân trong tiến trình hội nhập quốc tế sẽ góp phần phát triển, hoàn thiện hơn năng lực kinh doanh của họ và từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khuôn khổ bài viết này, năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân trên địa bàn Thừa Thiên Huế trong tiến trình hội nhập sẽ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế Việt Nam Năng lực định hướng chiến lược Lực lượng nữ doanh nhân Phát triển năng lực kinh doanh Chuẩn mực đạo đức kinh doanhTài liệu liên quan:
-
12 trang 191 0 0
-
11 trang 173 0 0
-
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 168 0 0 -
19 trang 156 0 0
-
Hàm ý một số giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam thời hội nhập
12 trang 93 0 0 -
Ứng dụng lý thuyết của Hofstede trong nghiên cứu văn hóa khách hàng dịch vụ viễn thông di động
12 trang 79 0 0 -
Phân cấp quản lý đầu tư công tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
14 trang 70 0 0 -
Xây dựng tập đoàn kinh tế góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế: Phần 2
78 trang 62 0 0 -
Mô hình e-logistics và giải pháp cho khu vực Tây Nguyên
7 trang 42 0 0 -
Tính tất yếu của việc phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam
12 trang 38 0 0