Danh mục

Năng lực nghề nghiệp của giáo viên toán tương lai để dạy chủ đề đạo hàm ở trường trung học phổ thông

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.40 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này nhằm làm rõ mô hình năng lực nghề nghiệp của giáo viên toán tương lai ở khía cạnh nhận thức, phân biệt các kiểu kiến thức nội dung và kiểu kiến thức nội dung sư phạm trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu so sánh quốc tế về đào tạo giáo viên TEDS-M (The IEA Teacher Education and Development Study in Mathematics).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Năng lực nghề nghiệp của giáo viên toán tương lai để dạy chủ đề đạo hàm ở trường trung học phổ thông Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588-1213 Tập 128, Số 6C, 2019, Tr. 165–176; DOI: 10.26459/hueuni-jssh.v128i6C.5152 NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN TOÁN TƯƠNG LAI ĐỂ DẠY CHỦ ĐỀ ĐẠO HÀM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Lê Thị Bạch Liên1,2 1 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, 34 Lê Lợi, Huế, Việt Nam 2 Trường Đại học Quảng Bình, 312 Lý Thường Kiệt, Đồng Hới, Quảng Bình, Việt Nam Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm làm rõ mô hình năng lực nghề nghiệp của giáo viên toán tương lai ở khía cạnh nhận thức, phân biệt các kiểu kiến thức nội dung và kiểu kiến thức nội dung sư phạm trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu so sánh quốc tế về đào tạo giáo viên TEDS-M (The IEA Teacher Education and Development Study in Mathematics). Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp với định lượng dựa trên các công cụ nghiên cứu được thiết kế phù hợp để đánh giá các kiểu kiến thức của giáo viên toán tương lai khi dạy chủ đề đạo hàm. Đối tượng khảo sát là 83 giáo viên toán tương lai hiện đang học năm thứ ba và năm thứ tư tại các trường đại học sư phạm chuyên ngành toán ở Việt Nam. Từ đó, chúng tôi đưa ra các kết luận có ý nghĩa về vấn đề đào tạo nghề nghiệp cho các giáo viên toán tương lai ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: đạo hàm, giáo viên toán tương lai, kiến thức toán để dạy học, năng lực nghề nghiệp, tiếp cận nhận thức 1. Mở đầu Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu về năng lực nghề nghiệp của giáo viên toán tương lai đã đạt được những ý nghĩa nhất định cả theo cách tiếp cận nhận thức và tiếp cận tình huống. Nghiên cứu theo hướng tiếp cận nhận thức là yếu tố nền tảng, cho phép đánh giá các khía cạnh kiến thức khác nhau mà giáo viên cần biết để dạy học sinh một cách hiệu quả. Các chương trình nghiên cứu quy mô lớn tiêu biểu được thực hiện trong những năm qua bao gồm: Nghiên cứu phát triển và đào tạo giáo viên toán (TEDS-M) [2, 4] đã được sử dụng để đánh giá năng lực nhận thức của các giáo viên toán tiểu học và trung học từ nhiều nước trên thế giới, Dự án hoạt động nhận thức trong lớp học (COACTIV) do các nhà nghiên cứu Đức thực hiện [5]. Tất cả đều tập trung chủ yếu vào khía cạnh nhận thức của năng lực nghề nghiệp của giáo viên toán *Liên hệ: lethibachliendhqb@gmail.com Nhận bài: 18-03-2019; Hoàn thành phản biện: 28-05-2019; Ngày nhận đăng: 03-09-2019 Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 6C, 2019 học. Nền tảng khía cạnh tri thức của năng lực nghề nghiệp của giáo viên trong dự án nghiên cứu TEDS-M được phát triển từ mô hình kiến thức toán do Shulman đề xuất [8]. Dựa trên công trình này, nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Michigan [1, 3] đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển một khung lý thuyết về Kiến thức toán để dạy học (mô hình MKT) nhằm nghiên cứu và đánh giá các kiểu kiến thức khác nhau mà người giáo viên toán phổ thông cần có để thực hiện việc dạy học một cách hiệu quả. Mô hình MKT được phát triển bởi Ball và các cộng sự đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng và điều chỉnh vào việc nghiên cứu kiến thức và năng lực nghề nghiệp của giáo viên toán tương lai vào dạy học các chủ đề cụ thể. Ở Việt Nam, trong bối cảnh đổi mới giáo dục đào tạo theo định hướng mới vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua (theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), việc nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm là vấn đề rất cấp thiết. Nghiên cứu phát triển kiến thức và năng lực dạy học cho giáo viên toán tương lai ở Việt Nam dựa trên tiếp cận nhận thức là một vấn đề mới. Nghiên cứu này là một bước phát triển tiếp theo từ nghiên cứu của chúng tôi về các kiểu kiến thức mà người giáo viên toán tương lai cần có để dạy học hiệu quả [7]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu đánh giá và phát triển các kiểu kiến thức của giáo viên toán trung học tương lai về chủ đề đạo hàm ở phổ thông. Đặc biệt, chúng tôi tập trung phân tích các đặc trưng về kiến thức nội dung sư phạm của các giáo viên toán tương lai Việt Nam khi dạy các ý nghĩa khác nhau của đạo hàm. Cuối cùng chúng tôi sẽ đưa ra một số kết luận về vấn đề đào tạo nghề nghiệp cho các giáo viên toán tương lai hiện nay ở Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Mô hình về năng lực nghề nghiệp của giáo viên Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng “dạy học thành công hay không phụ thuộc vào kiến thức và niềm tin của người giáo viên”; vì vậy, họ đã chia năng lực nghề nghiệp của giáo viên thành khía cạnh nhận thức (kiến thức nghề nghiệp) và khía cạnh tình cảm – động lực (niềm tin nghề nghiệp, động lực và khả năng tự điều chỉnh) trong mô hình nghiên cứu. Ở khía cạnh nhận thức, Kaiser và cs. [2] dựa trên mô hình về các lĩnh vực kiến thức toán của Shulman [8] và mô hình MKT của Ball và cs. [1] để phát triển một mô hình về năng lực nghề nghiệp của giáo viên (Hình 1). Mô hình này được gọi là mô hình năng lực nghề nghiệp định hướng nhận thức bởi vì phần trung tâm của mô hình là yếu tố nhận thức (các kiểu kiến thức nghiệp vụ). 166 Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 6C, 2019 Năng lực nghề nghiệp của giáo viên Khả năng nhận thức: Đặc điểm tình cảm–động lực: niềm tin nghề nghiệp, động Kiến thức nghiệp vụ lực và khả năng tự điều chỉnh Kiến thức Kiến thức ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: