Danh mục

Nền hành chính công trong toàn cầu hoá - Lê Anh Tuấn

Số trang: 6      Loại file: doc      Dung lượng: 52.00 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Toàn cầu hóa đã duy trì những thay đổi trong nền hành chính công ở các nước phương Tây cũng như các nước khác và rất dễ so sánh những điểm giống nhau giữa các nước phương Tây và các nước khác về hệ thống hành chính công và quản trị Nhà nước. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây để tìm hiểu về nền hành chính công trong toàn cầu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nền hành chính công trong toàn cầu hoá - Lê Anh Tuấn NỀN HÀNH CHÍNH CÔNG TRONG THỜI KỲ TOÀN CẦU HOÁ LÊ ANH TUẤN Viện nghiên cứu Khoa học Tổ chức Nhà nước - Bộ Nội vụ T oàn cầu hoá với cuộc cách mạng về công nghệ thông tin đã làm thay đổi đột ngột hành vi của con người, quá trình hợp tác và việc quản trị nhà nước nhiều hơn cuộc cách mạng công nghiệp đã chuyển đổi xã hội nông nghiệp trước đây. Trên thực tế, các thị trường và việc giao lưu buôn bán xuyên quốc gia, tiếp cận thông tin dễ dàng hơn qua Internet và các phương tiện di động đã khiến thế giới càng trở nên gần gũi hơn. Mặc dù toàn cầu hoá là tác nhân đột ngột đã biến đổi các quốc gia trở nên hùng mạnh hoặc suy yếu có sự liên quan đến công nghệ thông tin, thương mại và kinh tế thì những người thắng và kẻ thua chắc chắn sẽ diễn ra trên thị trường toàn diện Trong khi đó, hệ thống hành chính công trở nên có vai trò quan trọng trong việc giúp một số nước thu được lợi ích nhiều hơn các nước khác, th ậm chí đã có rất nhiều nhà khoa học xã hội tin rằng kinh t ế, th ương m ại và h ệ th ống chính tr ị quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc giúp một số nước kiếm được lợi ích nhiều hơn các nước khác. Nền hành chính công ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển có xu hướng đáp ứng theo các cách khác nhau đ ối v ới nh ững thách thức do tác động mạnh mẽ của toàn cầu hoá. Tại sao một vài nước có th ể thu được nhiều lợi ích hơn các nước khác do toàn cầu hoá? Liệu có ph ải đó là do vai trò nền hành chính công và quản trị nhà nước? Nếu không ph ải nh ư vậy thì t ại sao và làm thế nào mà hệ thống hành chính phát triển và chuy ển đổi đáp ứng khác nhau trước những thách thức để hoạt động hiệu quả hơn, trách nhiệm hơn và minh bạch hơn trong khi vẫn phải tuân theo các giá trị dân chủ trong thời kỳ toàn cầu hoá... Tác động của toàn cầu hoá, một mặt có ảnh hưởng xuyên suốt đối với bộ máy chính quyền các cấp ở nhiều nước và mặt khác, nó đã tác đ ộng đ ến chính sách ở cấp độ quốc gia và từng địa phương. Trên thực t ế, áp l ực c ủa toàn c ầu hoá đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp bộ máy chính quy ền ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ sắp xếp lại nhân sự, ngân sách và các t ổ ch ức theo h ướng t ư nhân hoá, thuê khoán, hợp đồng bên ngoài, phi quy chế hoá, giảm biên chế và điều chỉnh lại chức năng và các hoạt động của Chính phủ. Trên thực t ế, các ch ức năng và hoạt động của Chính phủ đã được thuê khoán lại ở tất cả các c ấp chính quy ền và các bằng chứng cho thấy việc thuê khoán của Chính phủ vẫn đang tiếp tục tăng lên. Ví dụ, tất cả các cấp chính quyền đã thuê khoán hầu h ết các ch ức năng v ề nguồn nhân lực và dịch vụ từ tuyển dụng đến đãi ngộ và thu được nhiều l ợi ích từ việc điều hành hệ thống thông tin về nguồn nhân lực. Hơn nữa, chính quyền TƯ và chính quyền địa phương đã thực hiện việc h ợp đồng hầu h ết các ch ương trình dịch vụ xã hội. Tác động của toàn cầu và các nguyên tắc của thị trường hiện đại đã làm cho nền hành chính chuyển nhanh theo hướng 'kinh doanh'. Cũng nh ư việc quản trị kinh doanh, hệ thống hành chính đã phát triển nhanh hơn, tập trung vào hiệu quả, hiệu lực, năng suất, thực thi, trách nhiệm và linh hoạt qua vi ệc áp d ụng công ngh ệ chính trong hợp tác, phối hợp. Mô hình hành chính quan liêu truy ền th ống đã không phù hợp cho việc quản lý hiện đại các tổ chức công. Chính quyền trung ương và địa phương được mong đợi phải hoạt động hiệu quả, hiệu lực, trách nhiệm hơn qua việc điều chỉnh cấu trúc và hành vi. Toàn cầu hoá mang lại nhiều tự do và tự chủ hơn cho chính quyền c ấp d ưới nhờ vào cách mạng về công nghệ thông tin. Để thu hút đầu tư và thúc đ ầy th ương mại, chính quyền địa phương đã trực tiếp giao dịch với các chính ph ủ n ước ngoài và các tập đoàn lớn để tạo ra nhiều công ăn việc làm cũng như thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Hơn nữa, các chương trình của của địa phương và dịch vụ được cung cấp và quản lý hiệu quả hơn qua Chính phủ điện tử. Việc đáp ứng của nền hành chính công trước tác động của toàn cầu hoá Tác động của toàn cầu hoá đòi hỏi những thay đổi cơ bản về xã hội, kinh tế, chính trị và hệ thống hành chính ở mọi nước trên thế giới. Tuy nhiên, tác động c ủa toàn cầu hoá đối với quản lý công ở mỗi nước cũng có sự khác bi ệt, đ ặc bi ệt gi ữa các nước phương Tây và các nước khác, giữa nước phát triển nhiều và các nước kém phát triển, giữa các nước Thiên chúa giáo và không Thiên chúa. B ộ máy công vụ cũng có những đáp ứng khác nhau với những tác động của toàn cầu trong khi môi trường quốc tế đang gia tăng những tác động, ảnh hưởng đến nền hành chính. Có 3 xu hướng thay đổi sau đối với nền hành chính công của các n ước trên th ế giới. - Loại xu hướng thứ nhất diễn ra ở nền hành chính của các n ước phát tri ển (như các nước Tây Âu và Bắc Mỹ) mà ở đó toàn cầu hoá s ẽ d ẫn t ới m ột h ệ th ống hành chính mạnh mẽ để phản ứng tích cực tới toàn cầu hoá. - Xu hướng thứ hai diễn ra ở hệ thống hành chính công của các n ước có các nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhà lãnh đạo độc tài dường như kiểm soát hầu h ết các luồng thông tin thì những ảnh hưởng, tác động tích cực giữa toàn cầu hoá và nền hành chính công không có hiệu quả. Ví dụ nh ư ở các nước đang phát tri ển ở châu Phi, châu á và Nam Mỹ; các nước Hồi giáo (I-ran, A-rập Xê út, Xy-ri)... Các n ước này mở cửa với toàn cầu hoá nhưng vẫn cố giữ gìn nguyên vẹn bản sắc văn hoá, quy tắc, hệ thống xã hội và hệ thống chính trị, trong khi đó công ngh ệ, khoa học, tài chính và các hoạt động kinh tế đã ảnh hưởng và thay đổi nhanh chóng do toàn cầu hoá. Vai trò của nền hành chính công trong toàn cầu hoá ở các nước này rất hạn chế. Bộ máy hành chính ở nhiều nước đang phát triển dường như đã nỗ lực để kiểm soát và điều khiển việc cung cấp và lưu hành các thông tin Chính ph ủ nhằm duy trì chế độ của họ bảo đảm các lợi ích công. Sử dụng công nghệ thông tin, công dân của các nước ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: