Nét văn hóa của người Hoa gốc Quảng Đông tại thành phố Hồ Chí Minh qua tập tục ma chay
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 336.18 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Để hiểu về văn hóa của mỗi một dân tộc nói chung và người Hoa nói riêng, việc tìm hiểu nghi lễ, tôn giáo có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tang ma là một trong những nghi lễ của chu kỳ đời người, đánh dấu giai đoạn cuối cùng của cuộc đời mỗi con người. Đối tượng chính của nghi lễ tang ma là người đã khuất, nhưng thông qua đó ta có thể thấy được sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, tình cảm yêu thương, kính trọng của người sống đối với người đã chết và hiểu rõ hơn về thế giới quan, nhân sinh quan, phong tục tập quán, tâm hồn, tình cảm của tộc người cần nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nét văn hóa của người Hoa gốc Quảng Đông tại thành phố Hồ Chí Minh qua tập tục ma chay Năm học 2012 - 2013 NÉT VĂN HÓA CỦA NGƯỜI HOA GỐC QUẢNG ĐÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH QUA TẬP TỤC MA CHAY Hồng Nguyệt Bình, Đỗ Siêu Ly, Sú Vầy Dìn, Nguyễn Công Rin (Sinh viên năm 3, Khoa Tiếng Trung) GVHD:TS Hồ Minh Quang 1. Mở đầu Sinh-lão-bệnh-tử là quy luật hết sức tự nhiên của con người. Chết không phải là hết mà đằng sau nó còn nhiều điều mà chúng ta thậm chí là các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ. Có rất nhiều quan niệm về cái chết. Có người cho rằng chết là hết, có người cho rằng chết là đi về thế giới bên kia để tái tạo lại cuộc sống mới. Cũng có người cho rằng chết sẽ được ban lành hay trừng phạt dựa vào những điều người chết đã làm khi còn sống tức là “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”. Thông thường sau khi chết, người ta có hai lựa cho người quá cố: Một là hỏa táng (hay còn gọi là thiêu) sau đó đem tro cốt rải xuống sông, biểu ý là “chết trở về với cát, bụi”; hai là địa táng (hay còn gọi là chôn). Dù thiêu hay địa táng đều có những nghi thức nhất định, nghi thức đó gọi chung là tục ma chay. Ma chay là sự tôn trọng của người sống đối với người đã khuất, là sự kính trọng, biết ơn đối với những người đã có công lao với mình. Là một dân tộc rất coi trọng truyền thống gia đình, thân tộc, tang ma là một sự kiện rất quan trọng đối với người Hoa. Vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện bài nghiên cứu với đối tượng là người Hoa gốc Quảng Đông hiện đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), nhằm phác họa bức tranh tổng thể về tập tục ma chay của một tộc người, qua đó, hy vọng có thể góp phần gìn giữ phong tục có ý nghĩa này. 1.1. Lý do chọn đề tài Người Hoa là một trong 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, địa bàn cư trú phân bố trên nhiều tỉnh thành trong cả nước; riêng ở khu vực Nam Bộ thì hầu như nơi nào cũng có, nổi trội là ở khu vực TPHCM. Cộng đồng người Hoa ở TPHCM chia làm 5 nhóm chính theo ngôn ngữ địa phương: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Hẹ, trong đó người Hoa gốc Quảng Đông chiếm tỷ lệ dân số lớn nhất. Trong quá trình chung sống với người dân bản địa và các dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam, người Hoa một mặt thích nghi, hòa nhập và tiếp nhận những yếu tố văn hóa, phong tục tập quán của cư dân bản địa, mặt khác họ luôn có ý thức bảo lưu, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình. 21 Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Để hiểu về văn hóa của mỗi một dân tộc nói chung và người Hoa nói riêng, việc tìm hiểu nghi lễ, tôn giáo có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tang ma là một trong những nghi lễ của chu kỳ đời người, đánh dấu giai đoạn cuối cùng của cuộc đời mỗi con người. Đối tượng chính của nghi lễ tang ma là người đã khuất, nhưng thông qua đó ta có thể thấy được sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, tình cảm yêu thương, kính trọng của người sống đối với người đã chết và hiểu rõ hơn về thế giới quan, nhân sinh quan, phong tục tập quán, tâm hồn, tình cảm của tộc người cần nghiên cứu. Với những lý do kể trên, nhóm chúng tôi quyết định chọn “Nét văn hóa của người Hoa gốc Quảng Đông sống tại TPHCM qua tập tục ma chay” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tham khảo các tài liệu đã được công bố và những tư liệu thu thập được qua quá trình điều tra khảo sát, nghiên cứu của chúng tôi mong muốn đạt được những mục đích sau: - Mô tả khái quát về nghi lễ ma chay của người Hoa Quảng Đông ở TPHCM. - Đưa ra nhận xét đánh giá về nghi lễ ma chay của người Hoa Quảng Đông ở TPHCM, qua đó giúp mọi người thấy được những giá trị văn hóa cần bảo lưu, đồng thời nhận biết những hủ tục không phù hợp và cần loại bỏ. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào đối tượng chính là người Hoa gốc Quảng Đông ở TPHCM (chủ yếu ở quận 5 và quận 11). Đây là nhóm người Hoa có số dân lớn nhất trong 5 nhóm người Hoa hiện sinh sống tại TPHCM. Phạm vi nghiên cứu giới hạn ở nghi lễ ma chay, một trong những nghi lễ của chu kỳ vòng đời. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để có thể thực hiện và hoàn thành được nghiên cứu này như mong muốn, tôi phải sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây: Phương pháp tổng hợp tư liệu: Tham khảo tài liệu nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài, cập nhật các nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam nói chung và ở TPHCM nói riêng để nắm được lịch sử nghiên cứu của vấn đề. Phương pháp điều tra khảo sát: Công việc khảo sát chủ yếu dựa trên bảng câu hỏi được soạn thảo bám sát nội dung ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nét văn hóa của người Hoa gốc Quảng Đông tại thành phố Hồ Chí Minh qua tập tục ma chay Năm học 2012 - 2013 NÉT VĂN HÓA CỦA NGƯỜI HOA GỐC QUẢNG ĐÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH QUA TẬP TỤC MA CHAY Hồng Nguyệt Bình, Đỗ Siêu Ly, Sú Vầy Dìn, Nguyễn Công Rin (Sinh viên năm 3, Khoa Tiếng Trung) GVHD:TS Hồ Minh Quang 1. Mở đầu Sinh-lão-bệnh-tử là quy luật hết sức tự nhiên của con người. Chết không phải là hết mà đằng sau nó còn nhiều điều mà chúng ta thậm chí là các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ. Có rất nhiều quan niệm về cái chết. Có người cho rằng chết là hết, có người cho rằng chết là đi về thế giới bên kia để tái tạo lại cuộc sống mới. Cũng có người cho rằng chết sẽ được ban lành hay trừng phạt dựa vào những điều người chết đã làm khi còn sống tức là “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”. Thông thường sau khi chết, người ta có hai lựa cho người quá cố: Một là hỏa táng (hay còn gọi là thiêu) sau đó đem tro cốt rải xuống sông, biểu ý là “chết trở về với cát, bụi”; hai là địa táng (hay còn gọi là chôn). Dù thiêu hay địa táng đều có những nghi thức nhất định, nghi thức đó gọi chung là tục ma chay. Ma chay là sự tôn trọng của người sống đối với người đã khuất, là sự kính trọng, biết ơn đối với những người đã có công lao với mình. Là một dân tộc rất coi trọng truyền thống gia đình, thân tộc, tang ma là một sự kiện rất quan trọng đối với người Hoa. Vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện bài nghiên cứu với đối tượng là người Hoa gốc Quảng Đông hiện đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), nhằm phác họa bức tranh tổng thể về tập tục ma chay của một tộc người, qua đó, hy vọng có thể góp phần gìn giữ phong tục có ý nghĩa này. 1.1. Lý do chọn đề tài Người Hoa là một trong 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, địa bàn cư trú phân bố trên nhiều tỉnh thành trong cả nước; riêng ở khu vực Nam Bộ thì hầu như nơi nào cũng có, nổi trội là ở khu vực TPHCM. Cộng đồng người Hoa ở TPHCM chia làm 5 nhóm chính theo ngôn ngữ địa phương: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Hẹ, trong đó người Hoa gốc Quảng Đông chiếm tỷ lệ dân số lớn nhất. Trong quá trình chung sống với người dân bản địa và các dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam, người Hoa một mặt thích nghi, hòa nhập và tiếp nhận những yếu tố văn hóa, phong tục tập quán của cư dân bản địa, mặt khác họ luôn có ý thức bảo lưu, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình. 21 Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Để hiểu về văn hóa của mỗi một dân tộc nói chung và người Hoa nói riêng, việc tìm hiểu nghi lễ, tôn giáo có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tang ma là một trong những nghi lễ của chu kỳ đời người, đánh dấu giai đoạn cuối cùng của cuộc đời mỗi con người. Đối tượng chính của nghi lễ tang ma là người đã khuất, nhưng thông qua đó ta có thể thấy được sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, tình cảm yêu thương, kính trọng của người sống đối với người đã chết và hiểu rõ hơn về thế giới quan, nhân sinh quan, phong tục tập quán, tâm hồn, tình cảm của tộc người cần nghiên cứu. Với những lý do kể trên, nhóm chúng tôi quyết định chọn “Nét văn hóa của người Hoa gốc Quảng Đông sống tại TPHCM qua tập tục ma chay” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tham khảo các tài liệu đã được công bố và những tư liệu thu thập được qua quá trình điều tra khảo sát, nghiên cứu của chúng tôi mong muốn đạt được những mục đích sau: - Mô tả khái quát về nghi lễ ma chay của người Hoa Quảng Đông ở TPHCM. - Đưa ra nhận xét đánh giá về nghi lễ ma chay của người Hoa Quảng Đông ở TPHCM, qua đó giúp mọi người thấy được những giá trị văn hóa cần bảo lưu, đồng thời nhận biết những hủ tục không phù hợp và cần loại bỏ. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào đối tượng chính là người Hoa gốc Quảng Đông ở TPHCM (chủ yếu ở quận 5 và quận 11). Đây là nhóm người Hoa có số dân lớn nhất trong 5 nhóm người Hoa hiện sinh sống tại TPHCM. Phạm vi nghiên cứu giới hạn ở nghi lễ ma chay, một trong những nghi lễ của chu kỳ vòng đời. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để có thể thực hiện và hoàn thành được nghiên cứu này như mong muốn, tôi phải sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây: Phương pháp tổng hợp tư liệu: Tham khảo tài liệu nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài, cập nhật các nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam nói chung và ở TPHCM nói riêng để nắm được lịch sử nghiên cứu của vấn đề. Phương pháp điều tra khảo sát: Công việc khảo sát chủ yếu dựa trên bảng câu hỏi được soạn thảo bám sát nội dung ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu khoa học sinh viên Người Hoa gốc Quảng Đông Thành phố Hồ Chí Minh Tập tục ma chay Văn hóa người Hoa Nghi lễ ma chay của người HoaGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 583 5 0
-
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi
9 trang 248 2 0 -
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động: Thị trường lao động thành phố Hồ chí Minh giai đoạn 2010-2015
35 trang 152 0 0 -
12 trang 150 0 0
-
Thủ tục công nhận làng nghề truyền thống
5 trang 136 0 0 -
17 trang 120 0 0
-
Ứng dụng vi điều khiển PIC 16F877A trong thí nghiệm vật lí phổ thông
12 trang 118 0 0 -
19 trang 96 0 0
-
Đánh giá hiệu năng trong mạng có kết nối không liên tục DTN
8 trang 93 0 0 -
Quyết định số 66/2012/QĐ-UBND
17 trang 84 0 0