JULY 23, 2012 BY GUEST 7 COMMENTS Nguyên Tác: Lời Khai Của Bị Can Tác giả: Trần Huy Quang Một hôm thằng con tôi đi học về mếu máo: “Bố ơi, bố mua cho con cái bút khác chứ cái bút đang dùng vỡ cổ rồi, mực chảy nhòe nhoẹt cả tay”. Tôi đi khắp các cửa hàng mậu dịch quốc doanh không nơi nào có, hoặc có thì bán phân phối.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nếu Edison Sống Ở Việt Nam Nếu Edison Sống Ở Việt NamJULY 23, 2012 BY GUEST 7 COMMENTSNguyên Tác: Lời Khai Của Bị CanTác giả: Trần Huy QuangMột hôm thằng con tôi đi học về mếu máo: “Bố ơi, bố mua cho con cái bút khácchứ cái bút đang dùng vỡ cổ rồi, mực chảy nhòe nhoẹt cả tay”. Tôi đi khắp các cửahàng mậu dịch quốc doanh không nơi nào có, hoặc có thì bán phân phối. Tôi đànhphải bỏ ra sáu đồng mua cho cháu một cái “Trường Sơn” mà giá phân phối chỉ cóba đồng. Tôi căm ghét cái ba đồng ngoài giá mậu dịch ấy. Vì tôi yêu đồng tiềnkiếm được bằng mồ hôi hơn cả bản thân tôi, hơn cả cuộc đời tôi. Tờ giấy bạc vàotay tôi thì khó tuột ra, vì tay tôi nhiều chai, ráp, và dâm dấp mồ hôi.Tôi cầm cái vật nhỏ nhoi mà phải mua đắt thêm ba đồng kia, tháo tung ra. Nó là cáiquái gì, chỉ có bảy bộ phận đơn giản, ba loại chất liệu mà chẳng phải trên trời caohay dưới đất sâu, hay bên Tàu bên Tây nhập vào mới có, nó vương *** đầy ngõchợ. Mình không làm được chẳng qua là mình chưa chịu làm. Ý nghĩ đó tự nhiênkích thích tôi, làm tôi quay cuồng, người ngợm ngứa ngáy giống như tôi vừa nhiễmphải một chất kích thích nào đó. Ngay buổi trưa, tôi tuyên bố cho cả nhà biết là kểtừ chiều nay tôi sẽ không làm bất cứ một việc gì khác, mẹ con chúng bay tự xoayxở lấy công việc, được đồng nào ăn đồng nấy. Còn tao làm gì mặc tao, cấm đứanào hỏi. Cả nhà lo lắng đến nỗi có đứa làm rơi cả bát cơm. Nhưng thây kệ, “quyếtnghị” đã ban bố rồi, không được thay đổi.Và chiều hôm đó tôi đã đạp xe lượn khắp xó xỉnh các khu lao động, thấy các đồnhựa hỏng vứt lay lắt không thiếu. Ngày ấy chưa ai mua đến cái mà ngày nayngười ta giành giựt nhau gọi là nhựa phế phẩm, nên chưa ai đi gom nhặt. Đó lànguyên liệu, xong một khâu. Khuôn mẫu đặt thợ cơ khí là xong ngay, không bàn gìnhiều. Các chi tiết kim loại đi gia công cũng đơn giản. Cái khó là sản xuất thử. Phachế nhựa rất khó. Phải qua hàng trăm công thức. Cái thì mềm, cái thì giòn. Cuốicùng cầm trong tay cái bút hoàn chỉnh do mình làm ra thật sung sướng như mìnhchết rồi được sống lại. Cả đêm không ngủ được. Sáng cầm đơn và tá bút máy lênphòng thủ công nghiệp quận xin đăng ký sản xuất. Sáng hôm ấy không hiểu sao, điđứng như trên mây trên gió, hai lần suýt ô tô cán, ba lần định đâm vào xe ngườikhác. Phòng thủ công vắng ngắt, những cái khoá nằm lù lù, to như cục gạch, nó cứim ỉm, lạnh lùng trước mặt tôi đến gần hai tiếng đồng hồ mới có người tra chìakhoá cho nó. Hoá ra bây giờ mới đến giờ làm việc, lúc tôi ra đi có lẽ chưa đến nămgiờ.Tôi được mời vào phòng. Và nghe tôi đề đạt nguyện vọng, ai cũng tròn mắt ngạcnhiên, có chị há hốc mồm nhìn tôi từ đầu chí chân xem có là người bình thườnghay không. Vâng, tôi rất bình thường, chỉ có điều tôi muốn được phép sản xuất bútnghiêm chỉnh. Mười hai cái bút đem theo, tôi xin được trình làng. Chúng cùng mộtlúc được bơm mực và thi nhau chạy trên mười hai tờ giấy. Xong việc viết thử đếnphần giải phẫu. Phần này hơi lâu nhưng rồi cũng xong. Kết luận đầu tiên bằngmiệng nhưng cũng đáng mừng: Bút máy kiểu “Trường Sơn” của ông Nguyễn VănChẩn không “mác” đạt yêu cầu sử dụng.- Tuy nhiên, để có kết luận chính thức, thì phải qua một thời gian sử dụng đã, ítnhất là ba tháng. Họ bảo tôi.- Còn đăng ký sản xuất? Tôi hỏi.- Để xem sản phẩm có dùng được không rồi mới nói đến đăng ký. Nhưng ông là cáthể hay hợp tác xã?- Thủ công gia đình.- Tức là cá thể. Nói trước để ông khỏi phải chờ: chưa có lệnh cấp đăng ký kinhdoanh cho cá thể.Thế là sự lao tâm khổ trí gần một năm trời ném xuống sông. Thôi đành cứ chờđợi… Cũng may, sau khi dùng thử thấy được, người ta cho đăng ký sản xuất. Đanglàm ăn được, mỗi ngày ra hai trăm chiếc không đủ bán cho khách, thì bất ngờ cácông ở phòng tài chính quận Hoàn Kiếm đến khám nhà, kiểm tra đăng ký sản xuất.Tôi trình giấy tờ đủ, nhưng họ vẫn tịch thu toàn bộ công cụ, nguyện liệu, sản phẩm,thuê xe đưa về quận Hoàn Kiếm.Tôi khiếu nại, vì sao tôi ở quận Ba Đình mà HoànKiếm lại bắt! Hoàn Kiếm thấy bí, bèn thương lượng với quận Ba Đình, nhưng BaĐình, nghe đâu không làm. Thế là Hoàn Kiếm lại xe các thứ trả lại.Sản xuất ra hàng hoá, bỏ sức lao động ra mà làm, kiếm việc cho con cháu làm, chứđâu phải buôn lậu, tàng trữ của trộm cắp gì đâu, mà sao họ làm khó dễ đến nhưthế? Làm mà cũng khó, hình như không ai muốn cho mình làm. Sản xuất ra củacải, bằng các phế liệu rõ ràng ra đó, thế mà cũng gần như phạm tội.Sau vụ phòng tài chính Hoàn Kiếm làm cái việc vô nguyên tắc ấy rồi, tôi tưởng sẽđược làm ăn yên ổn, được thảnh thơi mà nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật để hànghoá cho tốt. Ai ngờ đó chỉ là một khúc dạo đầu thôi, một cái đường viền. Sau nàytôi còn phải trải qua những bận gian lao, tù tội gấp trăm ngàn lần như thế. Sau nàytôi nghĩ lại mới thấy sợ. Những tai hoạ cứ liên tiếp, cứ dắt đẩy nhau, trước tiền đồcho sau, tất cả như có thiên định.Năm ấy là năm tuổi, tôi có hạn. Đầu năm tài chính Hoàn Kiếm khám nhà, thu mườitrả hai, chả nghĩ đến đòi. Cuối năm Ba Đình lại khám nhà, bắt người. Tịch thu môtơ, khuôn mẫu, mấy tạ dép đứt, mấy cân phu gia và hàng ngàn chi tiết bút. Vụ ánđược khởi tố. Toà án Hà nội xử 30 tháng tù vì tội tàng trữ, đầu cơ, sản xuất tráiphép, vân vân …Tôi chống án nhưng không được xử phúc phẩm. Ngồi “Hỏa Lò” mười tám tháng, ởtrại Yên Bái mười hai tháng, thân tù tội cũng qua được ba mươi tháng. Nghĩ mà sợ.Tôi đâu phải là người phản nước hại dân, tôi chỉ làm ra của cải cho mọi người tiêudùng một cách chính đáng. Ra tù, tôi vẫn ấm ức, thấy mình oan uổng. Tôi kêu oan,được Toà án tối cao xử phúc phẩm ngày 25-5-1972, án số 22 xử Nguyễn Văn Chẩnphạm tội đầu cơ. Phạt: cảnh cáo và nộp phạt một trăm đồng. Tôi thưa toà rằng nhưvậy tôi bị tù oan, hai năm rưỡi tôi chống án, tại sao toà không xét? Ông chánh ántrả lời tôi giữa phiên toà là người ta quên. Như vậy tôi chỉ đáng cảnh cáo mà ngồitù ba mươi tháng!Một hôm tôi gặp lại người bạn cũ chữa xe đạp ở phố Nguyễn Thái Học. Chúng tôinói chuyện làm ăn, ông ta khuyên tôi nên đi chữa xe đạp. Tôi ...