Nêu giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật của Tuyên ngôn độc lập
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nêu giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật của Tuyên ngôn độc lập Nêu giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật của Tuyên ngôn độc lập Phân tích và chứng minh rằng “Tuyên ngôn độc lập” không chỉ là mộtvăn kiện lịch sử vô giá mà còn là một tác phẩm văn học vô giá. 1. Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là một tác gia lớn của nền văn học dân tộc ViệtNam. Người viết thành công trên nhiều thể loại văn chính luận, truyện ký, thơ ca và ởthể loại nào cũng có những tác phẩm xuất sắc mẫu mực. Riêng ở thể loại văn chínhluận, Hồ Chí Minh đã chứng tỏ mình là một cây bút xuất sắc mẫu mực mà dẫn chứnghùng hồn là tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” 1945. “Tuyên ngôn độc lập” là một bảntuyên bố lịch sử được chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại vườn hoa Ba Đình vào ngày 2 – 9– 1945. Bản “Tuyên ngôn độc lập” vừa tuyên bố nền độc lập của dân tộc Việt Namvừa bác bỏ luận điệu xâm lược của kẻ thù. “Tuyên ngôn độc lập” là một án văn chínhluận vừa có giá trị pháp lí, giá trị lịch sử, giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật cao.“Tuyên ngôn độc lập” không chỉ là một văn kiện lịch sử vô giá mà còn là một tácphẩm văn học vô giá. 2 .a. Một văn bản được gọi là văn kiện lịch sử khi nó ra đời trong một hoàncảnh lịch sử trọng đại, khi văn kiện đó có nội dung liên quan đến những sự kiện lịchsử của dân tộc, đánh dấu một giai đoạn một bước ngoặc lịch sử của dân tộc. Hiểu theonghĩa như vây ta thấy “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử vì văn kiện nàyxuất hiện sau khi cách mạng tháng Tám thành công, đánh dấu một giai đoạn mới củanước Việt Nam, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tuyên bố với thế giới vềquyền độc lập tự chủ và quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập dân tộc của nhân dânViệt Nam. Khi đã là một văn kiện đòi hỏi phải có kết cấu rõ ràng, có mục đích nộidung và kết luận tuyên bố. “Tuyên ngôn độc lập” được kết cấu hết sức chặt chẽ. Cơ sở lí luận của việc ra đời của nước Việt Nam là ở đây, chủ tịch Hồ ChíMinh đã trích lại, diễn giải mở rộng những chân lí bất hủ của nhân loại được ghi trongtuyên ngôn độc lập của Mỹ, tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp, trong đónhấn mạnh mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do vàquyền mưu cầu hạnh phúc. Trên cơ sở ấy, Bác nhấn mạnh và suy rộng ra mọi dân tộcđều có quyền tự do bình đẳng. Cơ sở lí luận đó đã là căn cứ để chúng ta tuyên bố vềnền độc lập của mình, sự ra đời của nước Việt Nam là phù hợp với đạo lí quốc tế vàchắc chắn sẽ được nhân loại thừa nhận. Thực dân Pháp với chiêu bài khai hoá bảo hộnhưng trong thực tế chúng không hề bảo hộ mà là đàn áp cách mạng Việt Nam, làmcho kinh tế xã hội đời sống của chúng ta suy sụp, vơ vét tài sản của nhân dân ta gây ranạn đói 1945. Mặc khác trong vòng 5 năm chúng bán nước ta hai lần cho Nhật vì vậychúng ta có quyền thoát li khỏi Pháp, Pháp không có quyền gì ở Việt Nam và chúng tacó quyền tuyên bố độc lập. Nhân dân Việt Nam đã đoàn kết cùng nhau đứng dậy đấutrang kháng chiến và giành lại đất nước từ phát xít Nhật cho nên chúng ta có quyềnlàm chủ đất nước mình. Các nước trong phe đồng minh đã công nhận độc lập cácnước trong phe đồng minh, vì vậy không thể không công nhận độc lập của Việt Namđã từng đứng về phe đồng minh chống phát xít. Tất cả những cơ sở lí luận và thực tế ở trên cho thấy sự xuất hiện của nước ViệtNam là một điều tất yếu phù hợp với đạo lí quốc tế và nguyện vọng của nhân dân ViệtNam. Kết luận của bản tuyên ngôn, sự ra đời của nước Việt Nam là tất yếu và thaymặt nhân dân Việt Nam chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố về sự ra đời của nước ViệtNam cùng quyết tâm bảo vệ nền độc lập ấy. b. Tác phẩm được gọi là tác phẩm văn học khi tác phẩm ấy sử dụng ngôn ngữvăn học như chọn lọc giàu hình ảnh giàu cảm xúc và xây dựng được những hìnhtượng nghệ thuật có tính chất điển hình. Hiểu theo nghĩa như vậy “Tuyên ngôn độclập” là một tác phẩm văn học bởi lẽ trong đó tác giả đã sử dụng hệ thống ngôn ngữgiàu hình ảnh, cô đọng, xúc tích và tạo nên bức chân dung về người cộng sản Hồ ChíMinh đại nhân, đại dũng, đại trí. Trong bản tuyên ngôn xuyên suốt là những luận điểm chính trị nhưng người tavẫn nhận ra tình cảm nhân ái của Bác. Đó là Người xúc động đau đớn khi nhắc đếnnỗi đau của nhân dân, nhắc đến hai triệu người chết đói 1945, tới hình ảnh các cuộckhởi nghĩa của chúng ta bị dìm trong biển máu, Người cũng xúc động khi sử dụngnhững từ như “nhân dân ta”, “đồng bào ta”, “các nhà tư sản của ta”. Đặc biệt là giữachừng bản tuyên ngôn Người dừng lại rồi hỏi “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” đólà bằng chứng đại nhân. Trong bản tuyên ngôn Người cực lực lên án nhiều tội ác của bọn thực dân, phátxít đối với các dân tộc trên tất cả các mặt kinh tế văn hoá xã hội, Người khẳng địnhrằng sự ra đời của nước Việt Nam là tất yếu, thay mặt nhân dân Việt Nam Ngườikhẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập dân tộc. Phẩm chất ấy của Ngườicũng là dũng khí của dân tộc Việt Nam. Trong tuyên ngôn Người đã chọn lọc và trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếngcủa thế giới là tuyên ngôn độc lập của Mỹ và tuyên ngôn nhân quyền và dân quyềncủa Pháp. Từ nội dung hạn hẹp của bản tuyên ngôn Người đã phát triển rộng thành ýnghĩa rộng lớn hơn. Chỉ có thể là một người có kiến thức uyên bác mới có cách lậpluận bố cục chặt chẽ, có đủ lí luận và thực tế như bản tuyên ngôn. Đặc biệt là sự hiểubiết và thâm thuý đã khiến Bác sử dụng có hiểu quả nghệ thuật “gậy ông đập lưngông”, khi trích lại tuyên ngôn của Pháp và Mỹ muốn ngầm cảnh báo rằng nếu Pháp vàMỹ xâm lược Việt Nam chúng đã đi ngược lại những điều được cả thế giới công nhậnđồng thời chúng đã tự chà đạp lên chính lời dạy của tổ tiên chúng. Cách sử dụng từ ngữ chọn lọc giàu hình ảnh, trong tuyên ngôn người ta thấykhi quy nạp vấn đề Bác thường sử dụng những cụm từ như “sự thật là”, suy rônggj ralà”, khi cần khái quát Bác thường sử dụng nh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phân tích bài Tuyên Ngôn độc lập Bài văn mẫu Tuyên ngôn Độc lập Môn Ngữ văn lớp 12 Văn mẫu bậc THPT Giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn Tính nghệ thuật của Tuyên ngôn độc lậpTài liệu cùng danh mục:
-
9 trang 3370 1 0
-
Nghị luận về câu nói: 'Hãy cho tôi một điểm tựa. Tôi sẽ nâng bổng cả Trái Đất lên'
3 trang 1215 0 0 -
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 782 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 737 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 702 0 0 -
5 trang 682 5 0
-
6 trang 604 0 0
-
2 trang 454 0 0
-
Nghị luận về lối sống thụ động trong giới trẻ hiện nay
8 trang 452 0 0 -
Nghị luận xã hội về vai trò của sự trải nghiệm đối với tuổi trẻ
3 trang 391 4 0
Tài liệu mới:
-
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT thành phố Vinh
52 trang 0 0 0 -
172 trang 0 0 0
-
7 trang 0 0 0
-
Khảo sát lực cắn tối đa của phục hình tháo lắp toàn hàm hai hàm
6 trang 0 0 0 -
6 trang 0 0 0
-
Kết quả khởi phát chuyển dạ bằng oxytocin và dinoprostone trên thai trên 37 tuần
7 trang 0 0 0 -
Nghiên cứu chuyển đổi dạng bào chế của thược dược cam thảo thang sang dạng thạch
8 trang 0 0 0 -
7 trang 0 0 0
-
Kết quả điều trị dị dạng đường dẫn khí phổi bẩm sinh bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực
6 trang 1 0 0 -
7 trang 0 0 0