Danh mục

Ngành ngân hàng với tăng trưởng xanh

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 465.32 KB      Lượt xem: 44      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Ngành ngân hàng với tăng trưởng xanh" tổng kết một số kết quả triển khai ngân hàng xanh đến nay, đồng thời cũng đưa ra một số khuyến nghị chính sách đối với ngành ngân hàng hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngành ngân hàng với tăng trưởng xanh KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP NGÀNH NGÂN HÀNG VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH TS. Nguyễn Thị Hiền Phó viện trưởng - Viện Chiến lược Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Email: nguyenhienclpt@yahoo.com Tóm tắt: Với vai trò là một trong những trụ cột của hệ thống tài chính, ngành ngân hàng đã và đang được giao những trọng trách nhất định tại Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh (TTX). Thực tiễn triển khai ngân hàng xanh trong những năm qua đã cho thấy nhiều kết quả tích cực. Nhận thức của các ngân hàng đối với ngân hàng xanh, TTX có sự chuyển biến rõ rệt. Tín dụng xanh tăng trưởng liên tục và các ngân hàng ngày càng quan tâm quản trị rủi ro môi trường xã hội. Cùng với đó là các hoạt động xanh hóa ngân hàng thông qua đẩy mạnh chuyển đổi số. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng còn một số điểm hạn chế. Trên cơ sở tổng kết một số kết quả triển khai ngân hàng xanh đến nay, bài viết cũng đưa ra một số khuyến nghị chính sách. Từ khóa: tăng trưởng xanh, tín dụng xanh, ngân hàng xanh, xanh hóa ngân hàng, quản trị rủi ro môi trường xã hội 1. Định hướng TTX tại Việt Nam và nhiệm vụ đặt ra đối với ngành ngân hàng WB (2020) nhận định, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển từ nông nghiệp sang sản xuất và dịch vụ trong hai thập kỷ qua, nhưng tài nguyên thiên nhiên vẫn đóng vai trò quan trọng. Trong khi đó, hiệu quả sử dụng môi trường hiện đang còn thấp và Việt Nam cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của các rủi ro liên quan đến khí hậu. Trước những tác động nghiêm trọng đó, Chính phủ Việt Nam đã sớm nhìn nhận về tầm quan trọng, đồng thời đặt ra mục tiêu tăng cường bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Chiến lược quốc gia về TTX giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (được ban hành tại Quyết định số 1658/QĐ-TTg, ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ) đã khẳng định: TTX góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội. Để thực thi TTX thì không thể không đề cập đến tài chính xanh Từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy, với vai trò là một trung gian tài chính quan trọng, sự đóng góp của ngân hàng thể hiện ở 2 khía cạnh cơ bản: (i) Thực hiện chức năng trung gian vốn, “xanh hóa” dòng vốn đầu tư, định hướng nguồn lực tài chính vào những lĩnh vực xanh, hạn chế dòng vốn vào những dự án gây ảnh hưởng tới môi trường, góp phần thúc đẩy các khách hàng vay vốn chuyển đổi dự án và 58 Kinh tế và Dự báo KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP mục đích sử dụng vốn vay sang các dự án thân thiện với môi trường; (ii) Bản thân các ngân hàng cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, phát triển ngân hàng điện tử, thực hiện các biện pháp về xanh hóa hoạt động ngân hàng, góp phần thiết thực hướng tới một xã hội xanh. Trong công cuộc hướng đến TTX và triển khai các giải pháp để thực hiện các cam kết COP26 tại Việt Nam, Chính phủ cũng đã giao cho ngành ngân hàng những nhiệm vụ hết sức quan trọng. Đó là: “Hoàn thiện thể chế và tăng cường năng lực hoạt động tài chính - tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM) phục vụ TTX” (Kế hoạch hành động quốc gia về TTX giai đoạn 2014-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 403/2014/QĐ-TTg, ngày 20/3/2014); “Nghiên cứu, xây dựng mô hình phát triển ngân hàng xanh; ban hành các chính sách tín dụng ưu đãi cho các dự án đầu tư xanh” (Chiến lược quốc gia về TTX của Việt Nam giai đoạn 2021-2030 ban hành theo Quyết định số 1658/QĐ-TTg, ngày 01/10/2021). Những nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn 2021-2030 đã được đưa ra là: hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho tín dụng xanh và ngân hàng xanh; nghiên cứu, đề xuất xây dựng các giải pháp tập trung nguồn lực cho tín dụng xanh; tăng cường triển khai đánh giá rủi ro môi trường và xã hội (MTXH) trong cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng TCTD (theo Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về TTX giai đoạn 2021-2030). 2. Những chính sách ngành ngân hàng đã ban hành nhằm triển khai ngân hàng xanh Để thực thi các chức năng và nhiệm vụ đã được phân công, trong giai đoạn 2012-2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành các đề án, kế hoạch về ngân hàng xanh, tín dụng xanh. Chỉ thị số 03/CT-NHNN, ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng với mục tiêu thực hiện rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện thể chế tín dụng cho phù hợp với mục tiêu TTX; định hướng cho các TCTD tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường và xã hội, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện TTX, qua đó thực hiện mục tiêu TTX và phát triển kinh tế bền vững. Quyết định số 1552/QĐ-NHNN, ngày 06/8/2015 ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về TTX đến năm 2020 bám sát nhằm cụ thể hóa, triển khai các nhiệm vụ ngành ngân hàng được giao tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg, ngày 15/9/2012 và Quyết định số 403/QĐ-TTg, ngày 20/3/2014. Các nhiệm vụ đặt ra tập trung vào các trụ cột chính: (i) Rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện thể chế về ngân hàng và tín dụng phù hợp với các mục tiêu TTX, trong đó, nhấn mạnh việc bổ sung nội dung v ...

Tài liệu được xem nhiều: