Danh mục

Nghề đúc đồng Trà Đông với định hướng phát triển loại hình du lịch làng nghề

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 339.54 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trà Đông (còn gọi là Kẻ Chè) là một làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng và có vị trí quan trọng trong hệ thống làng nghề của xứ Thanh. Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, nghề đúc đồng Trà Đông vẫn bảo lưu được nghề cổ truyền do cha ông để lại. Vì vậy, bên cạnh việc duy trì nghề đúc đồng truyền thống, tác giả đưa ra một số giải pháp định hướng phát triển làng nghề gắn với hoạt động du lịch trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghề đúc đồng Trà Đông với định hướng phát triển loại hình du lịch làng nghề NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI NGHỀ ĐÖC ĐỒNG TRÀ ĐÔNG VỚI ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH LÀNG NGHỀ TS. Vũ Văn Tuyến1 ThS. Nguyễn Thị Giang2 Tóm tắt: Trà Đông (còn gọi là Kẻ Chè) là một làng nghề thủ công truyền thốngnổi tiếng và có vị trí quan trọng trong hệ thống làng nghề của xứ Thanh. Trải qua hàngngàn năm tồn tại và phát triển, nghề đúc đồng Trà Đông vẫn bảo lưu được nghề cổtruyền do cha ông để lại. Vì vậy, bên cạnh việc duy trì nghề đúc đồng truyền thống, tácgiả đưa ra một số giải pháp định hướng phát triển làng nghề gắn với hoạt động du lịchtrong thời gian tới. Từ khóa: Trà Đông, nghề thủ công, đúc đồng, du lịch làng nghề Dẫn nhập Thanh Hóa là một tỉnh có tiềm năng về phát triển đa dạng các loại hình du lịch.Mặt khác, trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, du lịch được định hướng trởthành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong thời gian qua, du lịch Thanh Hóa đã có nhữngbước phát triển khởi sắc, tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn còn rất khiêm tốn. Mặcdù lượng khách du lịch tăng cao, song tỷ trọng khách quốc tế, số ngày lưu trú bình quânvà mức chi tiêu bình quân của du khách còn thấp. Hệ thống sản phẩm du lịch của Thanh Hóa còn đơn điệu, thiếu tính hấp dẫn, hầuhết mới chỉ tập trung khai thác sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, các lĩnh vực khác gầnnhư đang còn bỏ ngỏ, đặc biệt là sản phẩm du lịch làng nghề. Đây là loại hình du lịchcần được khai thác và phát triển trong thời gian tới. Phát triển du lịch làng nghề chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, đượcnhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Những lợi ích tolớn của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện ở tăng trưởng kinh tế, giảiquyết việc làm cho nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thứcgìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc. Những giá trị văn hóa truyềnthống của cộng đồng cư dân địa phương là điểm hấp dẫn, tạo điều kiện thuận lợi choviệc khai thác phục vụ phát triển du lịch. Mặt khác, hoạt động du lịch góp phần quảngbá các giá trị tinh hoa văn hóa của làng nghề, nâng cao giá trị sản phẩm, đem lại lợi íchkinh tế cho cộng đồng cư dân địa phương. Trên thực tế hiện nay, nhiều làng nghề truyền1, 2 Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa2 119 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔIthống ở Thanh Hóa đang đứng trước nguy cơ mai một, vì vậy việc phát triển làng nghềgắn với hoạt động du lịch là giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóatruyền thống mà cha ông ta đã để lại. 1. Sự hình thành và phát triển nghề đúc đồng Trà Đông Trong hệ thống làng nghề của xứ Thanh, làng đúc đồng Trà Đông (xã ThiệuTrung, huyện Thiệu Hóa) là làng nghề nổi tiếng. Xa xưa, làng có tên là Trà Sơn trang,tên Nôm là Kẻ Chè - một vùng đất cổ, nằm trong địa vực của nền văn hóa Đông Sơn.Các nhà nghiên cứu đã xác nhận, đồ đồng Trà Đông có mặt trong các sản phẩm của vănhóa Đông Sơn, mà những sản phẩm tiêu biểu là trống đồng và thạp đồng… Các kết quả nghiên cứu khảo cổ học đã xác định, vào thời đại đồng thau, cáchngày nay trên 3.500 năm, lưu vực sông Mã và sông Chu đã trở thành trung tâm cư trúcủa người Việt cổ trên đất Thanh Hóa. Cư dân nơi đây đã biến đầm lầy, cồn hoangthành những vùng đất màu mỡ để xây dựng những xóm làng đầu tiên. Đó là tiền đề đểhọ sáng tạo ra nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng. Đóng góp một phần vào thành tựu đó,chắc chắn không thể thiếu vai trò của những cư dân Việt cổ Trà Đông. Về nguồn gốc nghề đúc đồng: Đến nay, người Trà Đông vẫn lưu truyền truyềnthuyết tổ nghề của làng là Đức Khổng Minh Không. Đây cũng là vị tổ nghề của làngnghề đúc Tống Xá (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) và một số làng khác. Theo truyềnthuyết, Khổng Minh Không truyền dạy nghề đúc cho nhiều nơi như: Ngũ Xá (Hà Nội),Đề Kiều (Bắc Ninh) và một số làng ở tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa3. Tục truyền tại làngTrà Đông, Khổng Minh Không đã truyền dạy nghề cho hai người họ Vũ của làng. Tuynhiên, quá trình truyền nghề của ông cho những người họ Vũ này ra sao, đến nay khôngcòn nguồn tài liệu thành văn nào cho biết. Các bậc cao niên trong làng chỉ biết mộttrong hai người này là Vũ Đạt và các cụ luôn nhớ đến câu “Đất họ Lê, nghề họ Vũ”. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945, nghề đúc đồng Trà Đông có quymô sản xuất nhỏ lẻ, trình độ sản xuất thủ công lạc hậu. Sau Cách mạng tháng Tám, tình 3 Khổng Minh Khô ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: