Nghề nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) ở đồng bằng sông Cửu Long trước thách thức của biến đối khí hậu và các biện pháp thích ứng
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 857.52 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghề nuôi cá tra phát triển mạnh trong những năm gần đây, đóng góp quan trọng vào sản lượng thủy sản nuôi và góp phần phát triển kinh tế xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay hình thức nuôi chủ yếu trong ao đất dọc theo các nhánh sông Tiền và Hậu có chế độ thủy văn bị chi phối bởi lưu lượng dòng chảy biến động theo mùa và chế độ thủy triều. Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh nhất của biến đổi khí hậu thông qua hiện tượng nước biển dâng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghề nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) ở đồng bằng sông Cửu Long trước thách thức của biến đối khí hậu và các biện pháp thích ứng Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 VAÁN ÑEÀ TRAO ÑOÅI NGHỀ NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRƯỚC THÁCH THỨC CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG IMPACTS OF CLIMATE CHANGE ON PANGASIUS FARMING SECTOR IN MEKONG DELTA, VIETNAM AND THE ADAPTATION MEASURES Nguyễn Lâm Anh1 Ngày nhận bài: 29/12/2015; Ngày phản biện thông qua: 07/3/2016; Ngày duyệt đăng: 15/6/2016 TÓM TẮT Nghề nuôi cá tra phát triển mạnh trong những năm gần đây, đóng góp quan trọng vào sản lượng thủy sản nuôi và góp phần phát triển kinh tế xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay hình thức nuôi chủ yếu trong ao đất dọc theo các nhánh sông Tiền và Hậu có chế độ thủy văn bị chi phối bởi lưu lượng dòng chảy biến động theo mùa và chế độ thủy triều. Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh nhất của biến đổi khí hậu thông qua hiện tượng nước biển dâng. Khi mực nước biển dâng, vùng nuôi cá tra ở An Giang và Đồng Tháp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vào mùa mưa khi các đỉnh lũ lên cao hơn và quá trình ngập lụt kéo dài hơn hiện nay. Trong khi đó, diện tích phù hợp nuôi cá tra ở vùng ven biển sẽ bị đe dọa bởi quá trình xâm nhập mặn trong mùa khô vào sâu hơn trong đất liền, kéo dài với độ mặn cao. Để đối phó với những tác hại do mực nước biển dâng, người nuôi cá tra phải tăng chi phí cho việc nâng cao đê bao, điều chỉnh thời vụ, giảm mật độ thả, thả con giống kích thước lớn hơn và cải tiến kỹ thuật chăm sóc. Các tổ chức liên quan như chính quyền, viện nghiên cứu, các công ty thủy sản có thể can thiệp về mặt chính sách, hệ thống đê điều, sản xuất giống cá tra chịu mặn và nâng cao nhận thức của người nuôi để giúp cho nghề nuôi cá tra ứng phó hiệu quả với tác động của biến đổi khí hậu. Từ khóa: nghề nuôi cá tra, đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng biến đổi khí hậu, giải pháp ứng phó ABSTRACT The rapid growth of the pangasius farming sector in recent years has contributed significantly to the aquaculture product and socio-economic development in Mekong Delta. At present, pangasius have been cultured in earthern ponds along the Tien and Hau rivers. The hydrological regime of Tien and Hau rivers have been affected by seasonal river discharges and tidal ranges. Vietnam was ranked among the top five countries most affected by rising sea levels. Sea level rise will increase the water level and prolong the inundation areas in the rainy season, whereas expand the salt water intrusion with high salinity in the dry season. These cause the vulnerability of suitable areas of pangasius farming. To deal with climate change impacts, the pangasius farmers have to invest more cost for increasing and maintaining pond dyke heigh, adjust the crop period, decrease stock density, stock lager fish and improve pond culture techniques. Taking into account the involvement and control of several stakeholders such as government, institutes, fisheries companies through creating relevent policy, improving flood protection dyke, developing salinity tolerant pangasius strain, and enhancing the awareness building of farmers to effectively adapt to climate change of pangasius farming sector in Mekong Delta. Keywords: pangasius farming, Mekong Delta, climate change impacts, adaptation 1 Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang 130 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản I. MỞ ĐẦU Theo báo cáo của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO, 2014) trong những năm từ 2007 đến 2012, sản lượng khai thác thủy sản thế giới có dấu hiệu chững lại quanh mốc 90 triệu tấn/năm, trong khi sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng ổn định từ 49,9 triệu tấn (2007) lên 66,6 triệu tấn (2012) đóng góp ngày càng có ý nghĩa vào an ninh lương thực toàn cầu. Số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (2014) cũng cho thấy ở đồng bằng sông Cửu Long sản lượng khai thác thủy sản tăng 2 lần từ 363 nghìn tấn lên 646 nghìn tấn trong khi sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 8 lần từ 267 nghìn tấn đến 2.132 nghìn tấn trong những năm 1995-2011. Có thể thấy rõ sự phát triển thần kỳ của nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long có đóng góp lớn của nghề nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) (Phan và nnk, 2009; De Silva và Phuong, 2011; VASEP, 2013). Theo VASEP (2013), sản lượng cá tra năm 2012 đạt 1.190 nghìn tấn, xuất khẩu đi 142 nước trên thế giới và mang lại giá trị 1,7 tỷ USD. Nghề nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long ngày càng phát triển với hình thức chủ yếu hiện nay là nuôi thâm canh trong ao đất (Phan và nnk, 2009; Bui và nnk, 2012) dọc theo các nhánh sông Tiền và sông Hậu (hình 1). Hai con sông này có chế độ thủy văn dao động phụ thuộc vào biên độ thủy triều và lưu lượng dòng chảy biến động theo mùa Số 2/2016 (Wassmann và nnk, 2004). Lũ lụt trong mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11) và xâm nhập mặn trong mùa khô (tháng 12 đến tháng 4) sẽ ảnh hưởng đến diện tích phù hợp để nuôi cá tra. Theo báo cáo của Vụ Nuôi trồng thủy sản (2008) và các tác giả De Silva và Phuong (2011), độ mặn lớn hơn 4‰ sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cá tra. Những tác động này sẽ càng trở nên nguy hại hơn bởi mực nước biển dâng do tác động của biến đổi khí hậu. Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) (2007) dự báo mực nước biển toàn cầu sẽ dâng cao hơn trong thế kỷ 21 so với giai đoạn 1961 đến 2003. Báo cáo đánh giá lần thứ 5 (AR5) của IPCC (2013) tái khẳng định tỷ lệ tăng trung bình mực nước biển vẫn tiếp diễn từ đầu thế kỷ 20. Việt Nam được dự báo là một trong năm nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất do mực nước biển dâng (Dasgupta và nnk, 2007). Năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (Bộ TNMT) đã xây dựng các kịch bản về biến đổi khí hậu và nước biển dâng và tiếp tục cập nhật vào năm 2011 dựa trên các kịch bản phát thải khí nhà kính khác nhau của IPCC, và đã dự báo mực nước biển dâng vào năm 2100 ở nước ta là vào khoảng 75cm (Bộ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghề nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) ở đồng bằng sông Cửu Long trước thách thức của biến đối khí hậu và các biện pháp thích ứng Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016 VAÁN ÑEÀ TRAO ÑOÅI NGHỀ NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRƯỚC THÁCH THỨC CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG IMPACTS OF CLIMATE CHANGE ON PANGASIUS FARMING SECTOR IN MEKONG DELTA, VIETNAM AND THE ADAPTATION MEASURES Nguyễn Lâm Anh1 Ngày nhận bài: 29/12/2015; Ngày phản biện thông qua: 07/3/2016; Ngày duyệt đăng: 15/6/2016 TÓM TẮT Nghề nuôi cá tra phát triển mạnh trong những năm gần đây, đóng góp quan trọng vào sản lượng thủy sản nuôi và góp phần phát triển kinh tế xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay hình thức nuôi chủ yếu trong ao đất dọc theo các nhánh sông Tiền và Hậu có chế độ thủy văn bị chi phối bởi lưu lượng dòng chảy biến động theo mùa và chế độ thủy triều. Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh nhất của biến đổi khí hậu thông qua hiện tượng nước biển dâng. Khi mực nước biển dâng, vùng nuôi cá tra ở An Giang và Đồng Tháp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vào mùa mưa khi các đỉnh lũ lên cao hơn và quá trình ngập lụt kéo dài hơn hiện nay. Trong khi đó, diện tích phù hợp nuôi cá tra ở vùng ven biển sẽ bị đe dọa bởi quá trình xâm nhập mặn trong mùa khô vào sâu hơn trong đất liền, kéo dài với độ mặn cao. Để đối phó với những tác hại do mực nước biển dâng, người nuôi cá tra phải tăng chi phí cho việc nâng cao đê bao, điều chỉnh thời vụ, giảm mật độ thả, thả con giống kích thước lớn hơn và cải tiến kỹ thuật chăm sóc. Các tổ chức liên quan như chính quyền, viện nghiên cứu, các công ty thủy sản có thể can thiệp về mặt chính sách, hệ thống đê điều, sản xuất giống cá tra chịu mặn và nâng cao nhận thức của người nuôi để giúp cho nghề nuôi cá tra ứng phó hiệu quả với tác động của biến đổi khí hậu. Từ khóa: nghề nuôi cá tra, đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng biến đổi khí hậu, giải pháp ứng phó ABSTRACT The rapid growth of the pangasius farming sector in recent years has contributed significantly to the aquaculture product and socio-economic development in Mekong Delta. At present, pangasius have been cultured in earthern ponds along the Tien and Hau rivers. The hydrological regime of Tien and Hau rivers have been affected by seasonal river discharges and tidal ranges. Vietnam was ranked among the top five countries most affected by rising sea levels. Sea level rise will increase the water level and prolong the inundation areas in the rainy season, whereas expand the salt water intrusion with high salinity in the dry season. These cause the vulnerability of suitable areas of pangasius farming. To deal with climate change impacts, the pangasius farmers have to invest more cost for increasing and maintaining pond dyke heigh, adjust the crop period, decrease stock density, stock lager fish and improve pond culture techniques. Taking into account the involvement and control of several stakeholders such as government, institutes, fisheries companies through creating relevent policy, improving flood protection dyke, developing salinity tolerant pangasius strain, and enhancing the awareness building of farmers to effectively adapt to climate change of pangasius farming sector in Mekong Delta. Keywords: pangasius farming, Mekong Delta, climate change impacts, adaptation 1 Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang 130 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản I. MỞ ĐẦU Theo báo cáo của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO, 2014) trong những năm từ 2007 đến 2012, sản lượng khai thác thủy sản thế giới có dấu hiệu chững lại quanh mốc 90 triệu tấn/năm, trong khi sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng ổn định từ 49,9 triệu tấn (2007) lên 66,6 triệu tấn (2012) đóng góp ngày càng có ý nghĩa vào an ninh lương thực toàn cầu. Số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (2014) cũng cho thấy ở đồng bằng sông Cửu Long sản lượng khai thác thủy sản tăng 2 lần từ 363 nghìn tấn lên 646 nghìn tấn trong khi sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 8 lần từ 267 nghìn tấn đến 2.132 nghìn tấn trong những năm 1995-2011. Có thể thấy rõ sự phát triển thần kỳ của nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long có đóng góp lớn của nghề nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) (Phan và nnk, 2009; De Silva và Phuong, 2011; VASEP, 2013). Theo VASEP (2013), sản lượng cá tra năm 2012 đạt 1.190 nghìn tấn, xuất khẩu đi 142 nước trên thế giới và mang lại giá trị 1,7 tỷ USD. Nghề nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long ngày càng phát triển với hình thức chủ yếu hiện nay là nuôi thâm canh trong ao đất (Phan và nnk, 2009; Bui và nnk, 2012) dọc theo các nhánh sông Tiền và sông Hậu (hình 1). Hai con sông này có chế độ thủy văn dao động phụ thuộc vào biên độ thủy triều và lưu lượng dòng chảy biến động theo mùa Số 2/2016 (Wassmann và nnk, 2004). Lũ lụt trong mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11) và xâm nhập mặn trong mùa khô (tháng 12 đến tháng 4) sẽ ảnh hưởng đến diện tích phù hợp để nuôi cá tra. Theo báo cáo của Vụ Nuôi trồng thủy sản (2008) và các tác giả De Silva và Phuong (2011), độ mặn lớn hơn 4‰ sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cá tra. Những tác động này sẽ càng trở nên nguy hại hơn bởi mực nước biển dâng do tác động của biến đổi khí hậu. Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) (2007) dự báo mực nước biển toàn cầu sẽ dâng cao hơn trong thế kỷ 21 so với giai đoạn 1961 đến 2003. Báo cáo đánh giá lần thứ 5 (AR5) của IPCC (2013) tái khẳng định tỷ lệ tăng trung bình mực nước biển vẫn tiếp diễn từ đầu thế kỷ 20. Việt Nam được dự báo là một trong năm nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất do mực nước biển dâng (Dasgupta và nnk, 2007). Năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (Bộ TNMT) đã xây dựng các kịch bản về biến đổi khí hậu và nước biển dâng và tiếp tục cập nhật vào năm 2011 dựa trên các kịch bản phát thải khí nhà kính khác nhau của IPCC, và đã dự báo mực nước biển dâng vào năm 2100 ở nước ta là vào khoảng 75cm (Bộ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghề nuôi cá tra Pangasianodon hypophthalmus Sauvage Biến đối khí hậu Biện pháp thích ứng Nghề nuôi cá tra Đồng bằng sông Cửu Long Ảnh hưởng biến đổi khí hậu Giải pháp ứng phóGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức
6 trang 328 0 0 -
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 286 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 231 1 0 -
13 trang 205 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 191 0 0 -
161 trang 178 0 0
-
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 175 0 0 -
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 168 0 0 -
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 160 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Mai Anh Tuấn, Thanh Hóa
10 trang 149 0 0