Danh mục

Nghệ sĩ Lê Khanh

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 69.11 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh là một phụ nữ đẹp. Điều ấy thì khỏi phải bàn. Đã từng có dịp Tết, mấy tờ báo trân trọng “treo” ảnh chị lên trang bìa, làm bức tranh Tết, thay cho hoa đào, hay ảnh hoa hậu, ảnh diễn viên thời trang. Lê Khanh là một tài năng sân khấu đặc biệt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ sĩ Lê KhanhLê Khanh Page 1 of 4 Lê Khanh Trần Đăng Khoa Nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh là một phụ nữ đẹp. Điều ấy thì khỏi phải bàn. Đã từng có dịp Tết, mấy tờ báo trân trọng “treo” ảnh chị lên trang bìa, làm bức tranh Tết, thay cho hoa đào, hay ảnh hoa hậu, ảnh diễn viên thời trang. Lê Khanh là một tài năng sân khấu đặc biệt. Điều ấy thì cũng chẳng có gì phải băn khoăn nữa. Chị đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý nhất dành cho những người hoạt động sân khấu, điện ảnh: Danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Những điều ấy thì ai cũng biết. Nhưng còn có một biệt tài nữa của Lê Khanh mà rất ít người biết. Đó là tài văn. Tài sáng tác kịch bản sân khấu. Điều này, tôi biết được cũng rất tình cờ. Cách đây mấy năm, vào một buổi trưa, Lê Khanh điện cho tôi. Vợ chồng chị có nhã ý mời tôi đi uống cà phê, “hay ăn nhẹ một cái gì đó mà bác thích”. Thú thực, tôi rất ngại ngồi ở hàng quán. Vả lại, rượu, thuốc lá, cà phê..., những thứ các văn nghệ sĩ mê đắm thì tôi lại dị ứng. Tôi chẳng dùng được loại nào. Bàn tiệc mà có Trần Đăng Khoa là mất ngon. Ngồi với y, tẻ ngắt như ngồi với cái ụ mối. Rõ thật phí cả rượu! Tôi biết thân biết phận như vậy nên rất ít la cà ở các quán xá, sợ làm hỏng bữa nhậu của bạn bè. Nhưng vốn là một người làm báo, lại hay viết báo vặt, tôi cũng muốn tiếp xúc với Lê Khanh. Đối với tôi, chị vẫn là một vùng bí ẩn mà tôi chưa biết. Chúng tôi ngồi trong một quán cà phê khá tĩnh mịch. Lê Khanh thổ lộ với tôi rằng, chị muốn thể nghiệm đưa chèo lên sân khấu kịch nói. Nghĩa là chị muốn có một vở hài kịch, là kịch nói, nhưng lại diễn theo lối chèo. Tôi cũng nói thẳng với Lê Khanh rằng, chọc cho thiên hạ cười không phải là sở trường của Lê Khanh. Khanh rất hợp với những vai phụ nữ sang trọng, đài các và quý phái. Ví như vai Chiêu Thánh trong vở kịch “Rừng trúc” của Nguyễn Đình Thi, hay gần đây nhất, vai người vợ trong kịch Bến bờ xa lắc của Lê Thu Hạnh vừa phát trong chương trình Sân khấu truyền hình. Lê Khanh thật sự xuất thần. Những vở kịch ấy thành công cũng là nhờ những vai diễn xuất sắc của Lê Khanh. “Thế mà em cũng đã chọc cười rồi đấy - Lê Khanh tủm tỉm - Bữa nào anh xem thử nhé”. Vở hài kịch đầu tiên Lê Khanh sắm vai mà tôi được xem là một vở hài kịch ngắn của Trung Quốc. Chị vào vai một bà già điếc nhà quê. Tôi hoàn toàn bất ngờ, không còn nhận ra Lê Khanh nữa. Những khán giả hâm mộ Lê Khanh cũng kinh ngạc vì sự “lột xác” rất tài tình của chị. Hàng trăm khán giảhttp://www.viet-studies.org/TranDangKhoa_LeKhanh.htm 1/2/2007Lê Khanh Page 2 of 4 cười ngặt nghẽo. Mỗi cử chỉ, lời nói của “bà cụ” nhà quê đều làm cho người ta phải bật cười. Cái cười khá sâu sắc, thâm thuý, không hề rẻ tiền chút nào. Sau buổi biểu diễn, chúng tôi lại ngồi trong quán cà phê quen thuộc. Lê Khanh muốn tôi viết cho chị một cái kịch ngắn, lấy đề tài là “Thị Nở lên tỉnh”. Tôi hơi ngần ngại. Bởi nhân vật Thị Nở của Nam Cao đã có rất nhiều người khai thác. Đã có cả một vở kịch về Thị Nở với Chí Phèo rồi. “Không, em sẽ làm theo kiểu khác. Kịch nói nhưng lại diễn theo kiểu chèo, và toàn bộ vở kịch chỉ có mỗi một nhân vật. Nghĩa là độc diễn. Làm thế rất khó. Nhưng khó mà làm được thì mới hay. Vì kịch phải có vấn đề, có nhân vật và phải có từ hai nhân vật trở lên thì mới có xung đột. Đằng này chỉ có một nhân vật thôi mà vẫn phải tạo ra xung đột. Nghĩa là nó vẫn phải là một vở kịch nghiêm chỉnh”. Tôi rất thích cái ý tưởng khá táo bạo của Lê Khanh. Và tôi nghĩ nghệ thuật là thế. Nghĩa là anh phải dấn thân, phải tạo ra một cái gì đó thật mới mẻ mà trước anh không có. “Em muốn sử dụng mảng miếng của chèo. Chèo có một thế mạnh là tính ước lệ rất cao. Ta có thể tận dụng thế mạnh đó, và phải cách tân nó cho phù hợp với đời sống hiện đại. Có thế mới thu hút được người xem và giữ gìn được bản sắc của truyền thống chèo”. Tôi rất tâm đắc với những suy nghĩ của Lê Khanh. Sở dĩ bộ ba vở chèo “Bài ca giữ nước” của Tào Mạt được khán giả nồng nhiệt đón nhận vì ông đã cách tân, làm mới loại hình nghệ thuật truyền thống có từ lâu đời này. Chèo của Tào Mạt thực chất là kịch hát. Những câu hát trong cả ba vở chèo nổi tiếng này thực chất là ca khúc của Tào Mạt. Tào Mạt sáng tác dựa theo cái hơi của chèo. Lê Khanh không làm kịch hát mà là kịch nói. Kịch nói nhưng lại diễn theo lối chèo cổ, chèo sân đình ngày xưa. “Em muốn cộng tác với anh. Vì anh có vốn ngôn ngữ nhà quê. Anh cũng có chất hài hước nữa. Làm trò cho thiên hạ cười mà thiên hạ họ lại không cười thì vô duyên lắm. Trước khi điện cho anh, em có hỏi ý kiến chú Nguyễn Đình Nghi. Chú Nghi cũng bảo, chọn thằng Khoa cộng tác là được, vì nó là thằng nhà quê, nó hiểu người quê. Em rất muốn kéo anh sang với sân khấu!”. Lê Khanh cười rất vui. Còn tôi thì thực sự bối rối. Tôi không mấy tin ở khả năng viết kịch của mình, mặc dù đạo diễn Phạm Thị Thành cũng đã mấy lần xui tôi nên viết kịch. Còn nhà soạn kịch Sĩ Hanh thì nói thẳng thừng: “Đối thoại trong các truyện của mày là đối thoại kịch. ...

Tài liệu được xem nhiều: