Nghệ thuật kiến trúc ngôi nhà chung của Chúa và Yàng
Số trang: 2
Loại file: pdf
Dung lượng: 102.07 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nhà thờ Cam Ly (Đà Lạt) được xây dựng nǎm 1959, là một công trình kiến trúc độc đáo dành cho đồng bào công giáo các dân tộc thiểu số, với hình dáng của nhà rông Tây Nguyên cùng hình tượng các loài vật linh thiêng và quen thuộc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật kiến trúc ngôi nhà chung của Chúa và Yàng Nghệ thuật kiến trúc ngôi nhà chung của Chúa và YàngNhà thờ Cam Ly (Đà Lạt) được xây dựng nǎm 1959, là một công trình kiến trúc độc đáo dànhcho đồng bào công giáo các dân tộc thiểu số, với hình dáng của nhà rông Tây Nguyên cùng hìnhtượng các loài vật linh thiêng và quen thuộc...Trong số gần 100 công trình kiến trúc công giáo xuất hiện ở Đà Lạt từ thập niên 20 đến thập niên60 của thế kỷ vừa rồi, nhà thờ Cam Ly được xây dựng riêng cho đồng bào các dân tộc thiểu sốvì thế mang một sắc thái độc đáo, khác hẳn với các giáo đường dành cho người Kinh. Nhữngngười tạo tác nên ngôi nhà thờ đã thể hiện sự hội nhập vǎn hóa qua nghệ thuật kiến trúc khicho gương mặt chúa trời hòa nhập với gương mặt của Yàng (trời) mà những người dân nơi đâyđã nghìn nǎm sùng bái.Khai sinh ra ý tưởng về ngôi nhà chung của Chúa và Yàng là linh mục người pháp Boutary vàngười thể hiện thành công ý tưởng này là nhà thầu Nguyễn Thanh Hồ. Công trình được khởicông vào cuối nǎm 1959 và hoàn thành tám nǎm sau đó. Cách không xa dòng thác Cam Ly, trênmột quả đồi thơ mộng mà diện tích ban đầu khoảng 20 ha, nhìn bên ngoài toàn bộ giáo đườngtựa như một ngôi nhà rông của đồng bào Tây Nguyên. Hai mái nhà nhìn ngang giống như lưỡirìu, dốc đứng 17 m được lợp bằng 80.000 viên ngói với tổng trọng lượng tương đương 90 tấn.Để chịu đựng được sức nặng của ngôi nhà với cột, kèo, giằng bằng bê-tông, sắt và gỗ, móngcủa công trình đã được gia cố hết sức kỹ lưỡng. Riêng phần móng nhà thầu đã phải cật lực làmtrong vòng nửa nǎm.Trước cổng chính nhà thờ là hai hình tượng hổ và phượng hoàng - những loài vật quen thuộctrong hiện thực và trong ý thức của đồng bào thiểu số. Hổ tượng trưng cho sức mạnh và phượnghoàng thể hiện sự tinh khôn. Mặt khác, các nhà tạo tác cũng ngầm ví von các cư dân Thượngbản tính gần với tự nhiên vốn như chúa sơn lâm nhưng đã trở nên tốt lành, thanh dịu như chimphượng nhờ các tín điều tôn giáo. Cùng tư duy đó, nội thất thánh đường còn xuất hiện nhiềuhình ảnh các loài vật khác thể hiện bản tính của chúng, như sự trong sáng của nai, sự gần gũicủa chim và cá... Đặc biệt bên cung thánh bằng gỗ thông dưới chân thánh giá có treo ba đầu trâutheo thứ tự cao thấp. Trâu là linh vật mà người thiểu số ở Tây Nguyên thường dùng làm vậtphẩm để giao tiếp với Yàng của họ, trong trường hợp này là kính dâng Thiên Chúa như mộtthông điệp biểu lộ lòng sùng kính.Sau ba khung cửa lớn là nội thất giáo đường với diện tích gần 400 m2, một không gian vừa uhuyền, thâm nghiêm vừa khoáng đạt, phóng túng. Cảm giác đó có được là do hiệu quả các giảipháp kiến trúc. Nối với những bức tường lửng có độ cao khoảng 3m được xây bằng đá chẻ là hệthống cửa kính mầu xanh-nâu-vàng trong các khung gỗ. Các khung cửa liền nhau và giáp máinày cùng với 20 vì kèo tương ứng đều cách điệu hoa vǎn Tây Nguyên mà chủ đạo là hình vuôngvà hình tam giác - tượng trưng cho mặt trǎng và mặt trời trong môtip bản địa về quan niệm vũtrụ. Đối xứng phải trái là 16 bức tranh đá trong đó có 14 bức diễn tả các chặng thương khó củaChúa Jesus và ngày ngài thọ nạn, phục sinh...Ở ngôi nhà chung của Chúa và Yàng, cùng với nghệ thuật sắp đặt và các giải pháp kiến trúc, cácnhà tạo tác đã kết hợp hài hòa và thành công giữa tư duy mộc mạc, tự nhiên của đồng bào cácdân tộc thiểu số với triết lý tôn giáo nhân bản và sâu sắc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật kiến trúc ngôi nhà chung của Chúa và Yàng Nghệ thuật kiến trúc ngôi nhà chung của Chúa và YàngNhà thờ Cam Ly (Đà Lạt) được xây dựng nǎm 1959, là một công trình kiến trúc độc đáo dànhcho đồng bào công giáo các dân tộc thiểu số, với hình dáng của nhà rông Tây Nguyên cùng hìnhtượng các loài vật linh thiêng và quen thuộc...Trong số gần 100 công trình kiến trúc công giáo xuất hiện ở Đà Lạt từ thập niên 20 đến thập niên60 của thế kỷ vừa rồi, nhà thờ Cam Ly được xây dựng riêng cho đồng bào các dân tộc thiểu sốvì thế mang một sắc thái độc đáo, khác hẳn với các giáo đường dành cho người Kinh. Nhữngngười tạo tác nên ngôi nhà thờ đã thể hiện sự hội nhập vǎn hóa qua nghệ thuật kiến trúc khicho gương mặt chúa trời hòa nhập với gương mặt của Yàng (trời) mà những người dân nơi đâyđã nghìn nǎm sùng bái.Khai sinh ra ý tưởng về ngôi nhà chung của Chúa và Yàng là linh mục người pháp Boutary vàngười thể hiện thành công ý tưởng này là nhà thầu Nguyễn Thanh Hồ. Công trình được khởicông vào cuối nǎm 1959 và hoàn thành tám nǎm sau đó. Cách không xa dòng thác Cam Ly, trênmột quả đồi thơ mộng mà diện tích ban đầu khoảng 20 ha, nhìn bên ngoài toàn bộ giáo đườngtựa như một ngôi nhà rông của đồng bào Tây Nguyên. Hai mái nhà nhìn ngang giống như lưỡirìu, dốc đứng 17 m được lợp bằng 80.000 viên ngói với tổng trọng lượng tương đương 90 tấn.Để chịu đựng được sức nặng của ngôi nhà với cột, kèo, giằng bằng bê-tông, sắt và gỗ, móngcủa công trình đã được gia cố hết sức kỹ lưỡng. Riêng phần móng nhà thầu đã phải cật lực làmtrong vòng nửa nǎm.Trước cổng chính nhà thờ là hai hình tượng hổ và phượng hoàng - những loài vật quen thuộctrong hiện thực và trong ý thức của đồng bào thiểu số. Hổ tượng trưng cho sức mạnh và phượnghoàng thể hiện sự tinh khôn. Mặt khác, các nhà tạo tác cũng ngầm ví von các cư dân Thượngbản tính gần với tự nhiên vốn như chúa sơn lâm nhưng đã trở nên tốt lành, thanh dịu như chimphượng nhờ các tín điều tôn giáo. Cùng tư duy đó, nội thất thánh đường còn xuất hiện nhiềuhình ảnh các loài vật khác thể hiện bản tính của chúng, như sự trong sáng của nai, sự gần gũicủa chim và cá... Đặc biệt bên cung thánh bằng gỗ thông dưới chân thánh giá có treo ba đầu trâutheo thứ tự cao thấp. Trâu là linh vật mà người thiểu số ở Tây Nguyên thường dùng làm vậtphẩm để giao tiếp với Yàng của họ, trong trường hợp này là kính dâng Thiên Chúa như mộtthông điệp biểu lộ lòng sùng kính.Sau ba khung cửa lớn là nội thất giáo đường với diện tích gần 400 m2, một không gian vừa uhuyền, thâm nghiêm vừa khoáng đạt, phóng túng. Cảm giác đó có được là do hiệu quả các giảipháp kiến trúc. Nối với những bức tường lửng có độ cao khoảng 3m được xây bằng đá chẻ là hệthống cửa kính mầu xanh-nâu-vàng trong các khung gỗ. Các khung cửa liền nhau và giáp máinày cùng với 20 vì kèo tương ứng đều cách điệu hoa vǎn Tây Nguyên mà chủ đạo là hình vuôngvà hình tam giác - tượng trưng cho mặt trǎng và mặt trời trong môtip bản địa về quan niệm vũtrụ. Đối xứng phải trái là 16 bức tranh đá trong đó có 14 bức diễn tả các chặng thương khó củaChúa Jesus và ngày ngài thọ nạn, phục sinh...Ở ngôi nhà chung của Chúa và Yàng, cùng với nghệ thuật sắp đặt và các giải pháp kiến trúc, cácnhà tạo tác đã kết hợp hài hòa và thành công giữa tư duy mộc mạc, tự nhiên của đồng bào cácdân tộc thiểu số với triết lý tôn giáo nhân bản và sâu sắc.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
khoa học xã hội văn hóa nghệ thuật phong tục tập quán lịch sử văn hóaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 253 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 246 0 0 -
Bù sáng: Chụp tay không cài đặt
5 trang 216 0 0 -
4 trang 204 0 0
-
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 204 0 0 -
Nghệ thuật sử dụng hiệu quả công cụ tài chính
3 trang 170 0 0 -
3 trang 153 0 0
-
Tiểu luận: Xã hội học chính trị - xã hội học dân sự
15 trang 122 0 0 -
14 trang 117 0 0
-
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 114 0 0