Danh mục

Nghệ thuật xây dựng tình huống trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 245.01 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết thử nghiệm vận dụng lí thuyết phong cách học để tìm hiểu nghệ thuật xử lí khéo léo và tài tình các thủ pháp miêu tả, kể chuyện trong việc xây dựng tình huống ở truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật xây dựng tình huống trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG TRÀO PHÚNG TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN Nguyễn Thị Thanh Hương1 TÓM TẮT Xuất phát từ sự đổi mới về cách nhìn, Nguyễn Công Hoan đã có những cách tân đặcsắc về nghệ thuật. Nhà văn tỏ ra có sở trường khi xử lý các thủ pháp trào phúng hết sức điêuluyện và mới lạ của một ngôn ngữ hài hước để xây dựng tình huống trong truyện nhằm tạo ratiếng cười với nhiều sắc thái và cung bậc. Đó là cách dùng từ tài tình, cách tổ chức lời văn độcđáo, sáng tạo phép so sánh và nghệ thuật kể chuyện có duyên kết thúc bất ngờ tạo kịch tính. Tấtcả đã khẳng định một phong cách trào phúng bậc thầy Nguyễn Công Hoan. Từ khoá: Tình huống trào phúng trong truyện. 1. MỞ ĐẦU Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Công Hoan được coi là một trongnhững bậc thầy về truyện ngắn trào phúng. Với ông, cái hay ở những truyện ngắn trào phúnglà hay ở chiều sâu sự khái quát nhờ việc phát hiện ra các tình huống đời sống. Và nhà văn đãrất thành công trong việc tạo dựng tình huống truyện. Ở bài viết này, chúng tôi thử nghiệmvận dụng lí thuyết phong cách học để tìm hiểu nghệ thuật xử lí khéo léo và tài tình các thủpháp miêu tả, kể chuyện trong việc xây dựng tình huống ở truyện ngắn của Nguyễn CôngHoan. Đồng thời, khẳng định chức năng nghệ thuật thẩm mĩ của ngôn ngữ đối với việc xâydựng tình huống truyện. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chúng tôi quan niệm: Tình huống truyện là tình huống do lời kể trong văn bản truyện,mang dấu ấn của nhà văn, tạo nên khung cảnh cho các cuộc thoại giữa các nhân vật. Nó bao gồmcác nhân tố: bối cảnh thời gian, bối cảnh không gian, nhân vật tiếp xúc nảy sinh vấn đề... Vì vậy,tìm hiểu nghệ thuật xây dựng tình huống trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan chínhlà tìm hiểu nghệ thuật sử dụng các thủ pháp miêu tả, kể chuyện trong lời kể của truyện. Để tạo nên hiệu quả trào phúng trong các truyện ngắn, Nguyễn Công Hoan đã tập trungxây dựng các kiểu tình huống khác nhau. Hầu hết, mỗi truyện ngắn của ông đều gắn với mộttình huống. Đó là tình huống gây cười mang tính nghịch lí, phi lí, oái oăm của cảnh đời ngangchướng trong xã hội. Nó tạo ra kết cấu những màn cảnh giàu kịch tính mà mỗi màn cảnh có mộtcách tạo tình huống riêng. 2.1. Cách dùng từ ngữ 2.1.1. Lớp từ láy để miêu tả Lớp từ này được sử dụng với tần số cao thuộc các kiểu láy khác nhau nhưng chủ yếuvẫn là từ láy hình tượng và từ láy biểu thái nhằm miêu tả không gian, thời gian, nhân vật và bộc1 ThS. Giảng viên Khoa Khoa học xã hội, trường Đại học Hồng Đức44 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011lộ tình cảm. Chỉ xét riêng trong một truyện “Báo hiếu: trả nghĩa cha”, từ láy xuất hiện 27 lần:loanh quanh, tè he, đen đủi, dăn deo, lóng cóng, lúng túng, phóm phém, cồm cộp, hả hê, lốnhố, rón rén, thình lình, nhăn nhó, hơ hớ, lẩy bẩy, láu lỉnh, tròn tròn, lộp cộp, hầm hầm, ngơngơ ngác ngác… Đặc biệt, các từ láy được kết hợp trong những ngữ cảnh thích hợp gia tăng sắc thái hàihước. - Từ láy kết hợp với danh từ, động từ, đại từ đứng trước làm chủ ngữ và sau là hư từ“như” tạo phép so sánh gợi hình ảnh, tăng sự mỉa mai, giễu cợt. Danh từ (động từ, đại từ) + từ láy + như… Ví dụ: “Anh rập rình như nằm trên giường lò xo”. (Thịt người chết)[2tr.222] - Các từ láy kết hợp với nhau tăng sắc thái hài hước. Danh từ + từ láy 1 + từ láy 2…. Ví dụ: “Mùi nước hoa thoang thoảng, lẫn với mùi phấn hồng đượm đà, làm cho chàngthênh thênh, nhẹ nhõm”. (Kiếp tài tình)[2,tr.423] 2.1.2. Lớp động từ hành động để kể chuyện. Nhà văn đã sử dụng lớp từ này nhằm tạo kịch tính của truyện. Có những truyện như mộtmàn kịch, nhân vật hành động liên tục gắn liền với các động từ như: Thằng ăn cắp, Thanh!Dạ, Thằng Quýt(I), Thằng Quýt(II)… Rõ nét là những động từ hoạt động, những động từ chỉkết quả, trạng thái của hiện tượng. - Nguyễn Công Hoan đã khéo léo kết hợp các động từ hoạt động với danh từ để chỉ kếtquả, trạng thái của hiện tượng tạo câu ngắn kế tiếp nhau. Danh từ + Động từ hoạt động (động từ chỉ trạng thái) Ví dụ: “Người ngã. Hàng đổ. Bát vỡ”. “Áo lấm. Khăn xổ. Tóc rũ.” (Thằng ăn cắp)[2,tr.187] - Để diễn tả hành động của nhân vật liên tục, nhanh, lặp đi lặp lại nhằm tăng tính kịch,hài hước hoặc để miêu tả tình huống truyện, nhà văn kết hợp động từ hoạt động với các phụ từ“vẫn”, “lại”, “vừa”… “V ...

Tài liệu được xem nhiều: