Danh mục

Nghị định số 200-CP

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 262.61 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghị định số 200-CP về việc ban hành Điều lệ lập kế hoạch nhập khẩu, ký kết hợp đồng, giao nhận và trả tiền hàng nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghị định số 200-CP HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ****** Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 200-CP Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 1973 NGHỊ ĐỊNHBAN HÀNH ĐIỀU LỆ LẬP KẾ HOẠCH NHẬP KHẨU, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG, GIAO NHẬN VÀ TRẢ TIỀN HÀNG NHẬP KHẨU. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦCăn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14 tháng 7 năm 1960;Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp hội nghị thường vụ củaHội đồng Chính phủ ngày 13 tháng 9 năm 1973. NGHỊ ĐỊNHĐiều 1. – Nay ban hành, kèm theo nghị định này, bản Điều lệ lập kế hoạch nhập khẩu, kýkết hợp đồng, giao nhận và trả tiền hàng nhập khẩu.Điều 2. – Điều lệ này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1974.Điều 3. – Những quy định trước đây không phù hợp với bản điều lệ này đều bãi bỏ.Điều 4. – Các ông Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương,Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng giám đốc Ngân hàngNhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước và các Bộ hữu quan chịu trách nhiệm thihành nghị định này. T.M. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÓ THỦ TƯỚNG Lê Thanh Nghị ĐIỀU LỆLẬP KẾ HOẠCH NHẬP KHẨU, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG,GIAO NHẬN VÀ TRẢ TIỀN HÀNG NHẬP KHẨU.Để góp phần cải tiến quản lý kinh tế, đưa việc quản lý công tác nhập khẩu vào nề nếp từkhâu lập kế hoạch đến khâu trả tiền hàng nhập khẩu, phân rõ và tăng cường trách nhiệmcủa các ngành, các đơn vị có liên quan, thúc đẩy hạch toán kinh tế, lưu thông hàng hóa vàbảo đảm nộp nhanh, gọn cho ngân sách các khoản thu của Nhà nước về nguồn hàng nhậpkhẩu, Hội đồng Chính phủ quy định Điều lệ lập kế hoạch nhập khẩu, ký kết hợp đồng,giao nhận và trả tiền hàng nhập khẩu.Chương 1 NGUYÊN TẮC CHUNGĐiều 1. – Kế hoạch nhập khẩu phải thể hiện đường lối phương hướng phát triển kinh tếvà các chính sách nhập khẩu, bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước, tiết kiệm ngoạihối, tận dụng mọi nguồn thiết bị, vật tư kỹ thuật và hàng hóa sẵn có trong nước và phảiđược Hội đồng Chính phủ xét duyệt. Trong khi chưa có kế hoạch nhập khẩu dài hạn, phảilập kế hoạch nhập khẩu trước năm kế hoạch một năm.Điều 2. – Kế hoạch nhập khẩu là một bộ phận của kế hoạch cân đối thiết bị, vật tư kỹthuật, hàng hóa, gắn liền với kế hoạch sản xuất, xây dựng, vận tải và lưu thông hàng hóatrong nước.Thiết bị, vật tư kỹ thuật, hàng hóa nhập khẩu phải có vốn thanh toán trong nước; vốnthanh toán phải được cân đối trong kế hoạch tài vụ, sản xuất và kinh doanh của các ngànhhoặc ngân sách Nhà nước.Điều 3. – Kế hoạch nhập khẩu phải được xây dựng từ cơ sở căn cứ trên những đơn hàngyêu cầu nhập khẩu của các đơn vị cơ sở.Các tổ chức cung ứng của các Bộ sau đây có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu nhập khẩu vậttư kỹ thuật, thiết bị, hàng hóa của các ngành, các đơn vị cơ sở;- Vật tư kỹ thuật thông dụng do Bộ vật tư tổng hợp;- Vật tư kỹ thuật chuyên dụng do các Bộ có nhu cầu, tự lập kế hoạch;- Hàng hóa tiêu dùng thực phẩm và một số nguyên liệu gia công do Bộ Nội thương tổnghợp;- Lương thực do Bộ Lương thực thực phẩm tổng hợp;- Vật tư quan trọng mà nhu cầu phần lớn tập trung vào một Bộ, nhưng các Bộ khác cũngcó yêu cầu lẻ tẻ thì do Bộ có nhu cầu lớn tổng hợp.- Đối với những mặt hàng số lượng ít thì tùy theo loại giao cho Bộ Nội thương hoặc Bộvật tư kinh doanh theo phương thức thương nghiệp; các Bộ này có trách nhiệm tìm hiểuvà tổng hợp nhu cầu của các ngành để đặt hàng với cơ quan ngoại thương.Điều 4. – Bộ Ngoại thương có trách nhiệm chỉ đạo các Tổng công ty xuất nhập khẩu thựchiện kế hoạch nhập khẩu. Các Tổng công ty này phải hướng dẫn các ngành, các đơn vịlập đơn hàng, thông báo giá cả hàng nhập khẩu tính bằng tiền trong nước, ký hợp đồngkinh tế với các đơn vị đặt hàng và chịu trách nhiệm về hàng hóa nhập khẩu từ khi ký kếthợp đồng với nước ngoài cho đến khi giao xong hàng cho các đơn vị đặt hàng.Điều 5. - Các cơ quan vận tải (ga, cảng) có trách nhiệm tiếp nhận hàng hóa nhập khẩutrên các phương tiện vận tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng hóa đó trong quá trình xếpdỡ, lưu kho, lưu bãi và giao cho các đơn vị đặt hàng theo lệnh giao hàng của Tổng côngty đã nhập hàng đó.Điều 6. – Các đơn vị đặt hàng phải trả tiền hàng nhập khẩu cho các Tổng công ty xuấtnhập khẩu khi lô hàng đầu tiên được dỡ từ trên tầu biển, hoặc khi toa xe chở hàng đã vàosân ga giao nhận. Căn cứ để trả tiền là các hóa đơn do các Tổng công ty xuấ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: