Danh mục

Nghi lễ tang ma trong đời sống của người Thổ ở Giai Xuân, Tân Kỳ

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 177.14 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tang ma là một hình thức tín ngưỡng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần phản ánh đặc trưng văn hoá, phong tục tập quán cổ truyền của từng cộng đồng tộc người. Bài viết này giới thiệu về nghi lễ tang ma của người Thổ ở Giai Xuân, Tân Kỳ, Nghệ An, góp phần tái hiện phần nào bức tranh sinh hoạt văn hoá xã hội tộc người của người Thổ trước đây nói chung và người Thổ ở Giai Xuân, Tân Kỳ hiện nay nói riêng. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghi lễ tang ma trong đời sống của người Thổ ở Giai Xuân, Tân Kỳ Nghi lễ tang ma trong đời sống của người Thổ ở Giai Xuân, Tân KỳTang ma là một hình thức tín ngưỡng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xãhội, góp phần phản ánh đặc trưng văn hoá, phong tục tập quán cổ truyền của từngcộng đồng tộc người. Bài viết này giới thiệu về nghi lễ tang ma của người Thổ ởGiai Xuân, Tân Kỳ, Nghệ An, góp phần tái hiện phần nào bức tranh sinh hoạt vănhoá xã hội tộc người của người Thổ trước đây nói chung và người Thổ ở GiaiXuân, Tân Kỳ hiện nay nói riêng. Qua đó đưa ra những ý kiến đóng góp vào chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng đời sống vănhoá mới đối với các dân tộc miền núi, nhằm đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, thựchiện hiệu quả cuộc cách mạng văn hoá tư tưởng rộng khắp ở các v Tang ma là một hình thức tín ngưỡng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xãhội, góp phần phản ánh đặc trưng văn hoá, phong tục tập quán cổ truyền của từngcộng đồng tộc người. Bài viết này giới thiệu về nghi lễ tang ma của người Thổ ởGiai Xuân, Tân Kỳ, Nghệ An, góp phần tái hiện phần nào bức tranh sinh hoạt vănhoá xã hội tộc người của người Thổ trước đây nói chung và người Thổ ở GiaiXuân, Tân Kỳ hiện nay nói riêng. Qua đó đưa ra những ý kiến đóng góp vào chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng đời sống vănhoá mới đối với các dân tộc miền núi, nhằm đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, thựchiện hiệu quả cuộc cách mạng văn hoá tư tưởng rộng khắp ở các vùng dân tộcthiểu số, từ đó góp phần gìn giữ và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹptrong đời sống cộng đồng tộc người. Dân tộc Thổ là một cộng đồng cư dân gồm nhiều nhóm địa phương như Kẹo,Mọn, Cuối, Đan Lai, Ly Hà, Tày Poọng. Theo kết quả điều tra dân số ngày1/4/1999, cộng đồng Thổ ở nước ta có 68.394 người (chiếm 0,09% dân số cảnước), hiện nay cư trú ở miền núi Nghệ An và Thanh Hoá, đây vốn là giao điểmcủa các luồng di cư xuôi ngược trong tiến trình lịch sử. Do những biến động lịchsử, xã hội khác nhau, những nhóm người Mường từ vùng miền Tây Thanh Hoá dichuyển vào phía Nam gặp gỡ với người Việt từ các huyện ven biển Diễn Châu,Quỳnh Lưu, Thanh Chương ngược lên hoà nhập với cư dân địa phương ở đây.Những người tha hương cùng chung cảnh ngộ ấy ngày một hoà nhập vào nhauthành một cộng đồng chung - Dân tộc Thổ (Nguyễn Văn Huy (2001), tr. 162). Ở Nghệ An, dân tộc Thổ có 56.345 người (1/4/1999) sinh sống ở các huyệnNghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Con Cuông và Tương Dương. Trong đó, huyệnTân Kỳ là nơi cộng đồng người Thổ sống tập trung đông nhất, chủ yếu ở 3 xã GiaiXuân, Tân Hợp và Tân Xuân với số dân 14.642 người, chiếm khoảng 10% dân sốtoàn huyện. Người Thổ nơi đây được chia làm hai nhóm địa phương với một sốnét khác biệt về ngôn ngữ và đặc trưng sinh hoạt văn hoá trong đời sống cộngđồng tộc người là Thổ Mọn và Thổ Cuối. Theo gia phả của một số dòng họ ngườiThổ nơi đây cho biết, Thổ Mọn thực chất vốn là người Mường di cư từ vùngThanh Hoá vào, Thổ Cuối được coi là cư dân tại chỗ (Nguyễn Đình Lộc (1993),tr.36) với địa bàn cư trú chủ yếu là xã Giai Xuân. Xưa kia, nghi lễ tang ma của người Thổ ở Giai Xuân rất phức tạp và tốn kém,phải giết trâu mổ lợn, cúng bái linh đình. Một đám tang ở vùng Giai Xuân trướcCách mạng tháng Tám năm 1945 phải giết tới 12 con trâu (Nguyễn Văn Huy(2001), tr. 163). Cũng như nhiều dân tộc anh em khác, họ cho rằng đám tang lànghi lễ để tiễn đưa linh hồn của người chết sang một thế giới khác. Thế giới đóchưa phải là hết mà người chết lại tiếp tục một cuộc sống mới. Người Thổ nơi đâycũng có quan niệm về con người có ba hồn bảy vía hoặc ba hồn chín vía nhưngười Kinh. Với những quan niệm như trên, người Thổ đã chuẩn bị cho một lễ tang rất chuđáo, cẩn thận và cũng rất phức tạp, tốn kém nhằm tiễn đưa linh hồn người chết vềvới thế giới bên kia. 1. Quá trình chuẩn bị tang lễ * Báo tang Khi trong gia đình có người chết, chủ nhà lập tức phải sắm một lễ nhỏ gồm: cau,trầu và một chai rượu đến báo với Trùm làng(*). Trùm làng đánh ba hồi chín tiếngtrống (có làng đánh đồng thời cả cồng và trống) để báo hiệu cho cả làng biết tronglàng có người vừa mới qua đời. Đồng thời chủ nhà cũng phân công người đi báo tin cho con cháu, họ hàng ởnhững nơi xa biết để cùng đến tổ chức tang lễ, cắt đặt mọi việc cho đám tang nhưmời thầy Mo, mời phường nhạc, làm quan tài, làm nhà mồ, sắm sửa áo tang, khăntang... Biết tin có người chết, mọi người trong làng đều đến viếng. Nếu là anh em, bàcon, thông gia hoặc bạn bè thân thiết thì đem theo bốn chai rượu, một thúng gạovà một con lợn để giúp gia chủ làm cỗ bàn mời khách đến chia buồn cùng gia đình.Nếu là dân làng bình thường thì đến thắp nén hương, có thể mang theo tiền để biếuchủ nhà hoặc không mang gì cả. Những người đến viếng có thể ở lại đám tang,phụ giúp chủ nhà làm một số công việc lặt vặt trong đám tang hoặc chỉ để chia sẻlàm vơi đi không khí tang tóc trong gia đình. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: