Danh mục

Nghị quyết của Quốc hội là văn bản Luật hay văn bản dưới luật?

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 251.60 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo quy định của pháp luật, Quốc hội có thẩm quyền ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) là Hiến pháp, luật và nghị quyết. Nếu Hiến pháp là văn bản thể hiện quyền lập hiến, luật là văn bản thể hiện quyền lập pháp của Quốc hội, thì nghị quyết không được xác định rõ là văn bản luật hay văn bản dưới luật. Hơn nữa, có những nghị quyết của Quốc hội dùng để quy định chế độ làm việc của Quốc hội hoặc dùng để phê chuẩn điều ước quốc tế1, song...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghị quyết của Quốc hội là văn bản Luật hay văn bản dưới luật? Nghị quyết của Quốc hội là văn bản Luật hay văn bản dưới luật? Theo quy định của pháp luật, Quốc hội có thẩm quyền ban hành các loạivăn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) là Hiến pháp, luật và nghị quyết.Nếu Hiến pháp là văn bản thể hiện quyền lập hiến, luật là văn bản thể hiệnquyền lập pháp của Quốc hội, thì nghị quyết không được xác định rõ là vănbản luật hay văn bản dưới luật. Hơn nữa, có những nghị quyết của Quốc hộidùng để quy định chế độ làm việc của Quốc hội hoặc dùng để phê chuẩn điềuước quốc tế1, song cũng có nghị quyết dùng để bổ sung, sửa đổi Hiến pháp2.Thực tế này, cùng với những quy định thiếu chi tiết của Luật Ban hành vănbản quy phạm pháp luật năm 2008 (Luật BHVBQPPL) có thể dẫn đến nhữngcách hiểu khác nhau trong giới nghiên cứu pháp luật và cả trong thực tiễn ápdụng pháp luật. 1. Quan niệm về lập hiến, lập pháp và lập quy Theo nghĩa đơn giản nhất, lập hiến là “làm Hiến pháp”, lập pháp là “làm luật”,còn lập quy là ban hành văn bản dưới luật, nhằm thi hành Hiến pháp và luật. Ởnước ta, quyền lập quy được xác định theo hướng loại trừ3 vì ngoài những vấn đềcơ bản thuộc quyền lập pháp, việc cụ thể hóa những nội dung từ quyền lập pháphoặc những nội dung còn lại đều thuộc quyền lập quy. Vì vậy, quyền lập quy phảituân thủ quyền lập pháp và các nội dung lập quy không được trái, không được tự ýthu hẹp hay mở rộng quyền lập pháp. Tuy nhiên, quyền lập quy có thể được giaovề cho UBND cấp tỉnh trong những trường hợp thuộc quyền tự chủ của địaphương4. Vì lẽ đó, các nhà nghiên cứu thường ít khi dùng khái niệm “quyền lậpquy” để chỉ hoạt động ban hành văn bản dưới luật của cơ quan nhà nước khác ởtrung ương, ngoại trừ việc dùng cho cơ quan hành chính nhà nước là Chính phủ.Thay vào đó, ta có thể dùng khái niệm “thẩm quyền ban hành văn bản dưới luật”.Theo quy định của pháp luật, Quốc hội Việt Nam là cơ quan duy nhất có quyềnlập hiến và lập pháp5. Đây là thẩm quyền đặc thù của Quốc hội mà các cơ quankhác như Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao… không có. Tuy nhiên, điều nàykhông có nghĩa là Quốc hội bị giới hạn ở quyền ban hành văn bản dưới luật bởingoài thẩm quyền lập hiến và lập pháp, Quốc hội còn rất nhiều nhiệm vụ, quyềnhạn khác được quy định từ Khoản 2 đến Khoản 14 Điều 84 Hiến pháp năm 1992đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001. Vì vậy, có thể nói, trong hoạtđộng ban hành VBQPPL, Quốc hội Việt Nam có ba tư cách: Quốc hội lập hiến,Quốc hội lập pháp và Quốc hội ban hành văn bản dưới luật. 2. Nội dung của Hiến pháp, luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành Về nội dung, Hiến pháp, luật và nghị quyết sử dụng để điều chỉnh các mối quanhệ có tính chất, phạm vi khác nhau, cụ thể: Hiến pháp là VBQPPL có giá trị pháp lý cao nhất - đạo luật “mẹ”- quy địnhnhững vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, vănhóa, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, nguyên tắc tổ chức và hoạtđộng của hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Vì vậy, Hiến pháp còn đượcxem là “cam kết tối cao” của Nhà nước trước nhân dân. Đây là cơ sở để hình thànhnên khung pháp lý của quốc gia và là cơ sở để xây dựng các đạo luật. Tất cả cácVBQPPL đều phải tuyệt đối tuân thủ Hiến pháp. Ở nước ta, chỉ có Quốc hội mới cóquyền sửa đổi Hiến pháp, việc sửa đổi phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểuQuốc hội tán thành (Điều 147 Hiến pháp năm 1992). Bộ luật, luật của Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xãhội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, vănhoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạtđộng của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụcủa công dân. Nói cách khác, bộ luật, luật dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơbản thuộc các lĩnh vực về đối nội và đối ngoại của quốc gia. Bộ luật, luật có tínhchất cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp theo những ngành luật hoặc các lĩnhvực pháp luật chuyên biệt, ví dụ: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhânvà gia đình… Trong khoa học pháp lý, bộ luật và luật đều được gọi là đạo luật; sựkhác nhau giữa bộ luật và luật thường không nhiều. Tuy nhiên, bộ luật thường điềuchỉnh các nhóm quan hệ xã hội rộng lớn và có tính bao quát; bộ luật là “xươngsống” của một ngành luật. Ngoài ra, các bộ luật lớn còn chứa đựng những nguyêntắc chi phối các ngành luật lân cận. Ví dụ: các quy định của Bộ luật Dân sự có thểđược viện dẫn trong khi giải quyết các quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, quanhệ pháp luật thương mại… Trong khi đó, văn bản luật có phạm vi điều chỉnh không rộng lắm. Một văn bảnluật không nhất thiết tạo ra một ngành luật vì một ngành luật có thể sử dụng nhiềuvăn bản luật làm cơ sở. Ví dụ: Luật Tố tụng hành chính năm 2010 là nguồn cơ bảncủa ngành luật tố tụng hành chính; nhưng Luật Luật sư không tạo ra ngành luậtriêng. Nghị quyết của Quốc hội được sử ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: