Khi phân tích nghĩa của từ, chúng ta đã tạm thời cô lập hoá hai bình diện ngôn ngữ và lời nói để xem xét nghĩa của từ trong ngôn ngữ như một hệ thống tĩnh. Còn một vấn đề nữa là trong hoạt động ngôn ngữ thì về phương diện nghĩa, từ sẽ như thế nào? Tuy ngôn ngữ và lời nói không tách biệt nhau, nhưng về nguyên tắc nghiên cứu, nhiều khi sự cô lập hoá tạm thời như vậy vẫn là cần thiết và hữu ích. 1. Khi từ đi vào hoạt động ngôn ngữ, nghĩa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghĩa của từ trong hoạt động ngôn ngữ
Nghĩa của từ trong hoạt động ngôn ngữ
Khi phân tích nghĩa của từ, chúng ta đã tạm thời cô lập hoá hai bình diện ngôn
ngữ và lời nói để xem xét nghĩa của t ừ trong ngôn ngữ như một hệ thống tĩnh.
Còn một vấn đề nữa là trong hoạt động ngôn ngữ thì về phương diện nghĩa, từ
sẽ như thế nào?
Tuy ngôn ngữ và lời nói không tách biệt nhau, nh ưng về nguyên tắc nghiên
cứu, nhiều khi sự cô lập hoá tạm thời nh ư vậy vẫn là cần thiết và hữu ích.
1. Khi từ đi vào hoạt động ngôn ngữ, nghĩa của nó đ ược hiện thực hoá, cụ thể
hoá và được xác định. Lúc đó, các thành phần nghĩa trong c ơ cấu nghĩa của từ
sẽ giảm dần tính trừu t ượng và khái quát đến mức tổi thiểu để đạt tới tính xác
định, tính cụ thể ở mức tối đa.
Ví dụ, từ chân trong tiếng Việt, với t ư cách là đơn vị của ngôn ngữ có 6
nghĩa khác nhau (theo Từ điển tiếng Việt. H., 1988). Cơ cấu đó đã được xây
dựng nên một cách khái quát, và khi nhận thức từ này dưới dạng một từ của
ngôn ngữ, từ từ điển, thì người ta hướng đến nó như một cái nhìn tổng thể
chung. Chỉ khi nào đi vào những phát ngôn cụ thể nh ư:
– Mong cho chân c ứng đá mềm.
– Chân đi chữ bát, mắt thì hướng thiên.
– ...
thì một trong 6 nghĩa của từ này mới được bộc lộ, được cụ thể hoá và được xác
định. Chính vì không bị ràng buộc cố định vào một hoặc một phạm vi sự vật
nào đó nên các đơn vị từ ngữ mới có được khả năng hoạt động rộng rãi và trở
nên có tính khái quát cao, để rồi, khi đi vào hoạt động trong văn bản mới trở
thành cụ thể và xác định.
2. Mặt khác, cũng trong hoạt động ngôn ngữ, đồng thời với sự giảm thiểu tính
khái quát thì t ừ lại có thể được gia tăng những sắc thái mới, nội dung mới do
chính sự vật mà nó biểu thị đem lại. Chẳng hạn, xét các từ máu, lửa, rũ, bùn
trong câu:
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà. (Nguyễn Đình Thi)
Ở đây, các từ nêu trên không chỉ đơn thuần mang các nội dung ngữ nghĩa vốn
có của chúng nữa. Chúng đã mang những sắc thái mới, sắc thái bổ sung m à chỉ
trong những bối cảnh sử dụng như ở diễn từ (discourse) này mới có được. Các
biểu vật máu, lửa, bùn,... không phải chỉ là máu, lửa và bùn như trong t ừ điển
chỉ ra, giải thích nữa.
Cái gọi là các nghĩa ngữ cảnh của từ đã được xây dựng và nảy sinh trong
những điều kiện như vậy. Và cái gọi là các phép ẩn dụ, hoán dụ tu từ học cũng
được thực hiện trên cơ sở đó. Ví dụ:
Ông đã ngủ một giấc 30 năm, rồi đến khi đất n ước hoàn toàn giải phóng ông
mới bừng tỉnh.
Trong giao tiếp, nhiều khi nghĩa ngữ cảnh, nghĩa lâm thời, nghĩa đ ược hiểu
ngầm, hiểu lại,... nhờ các thủ pháp tu từ, mới chính l à cái quan trọng hàng đầu,
nhất là trong khi xây dựng, tiếp nhận và phân tích các diễn từ, các văn bản
nghệ thuật.
Ví dụ 1. Số từ 100 trong câu ca dao:
Yêu nhau vạn sự chẳng nề
Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng
không còn là số đếm đúng 100 nữa. Nó đã mang nghĩa nhiều và chỉ được nhận
thức với ý nghĩa đó mà thôi.
Ví dụ 2. Các từ ngày mai, nhen, l ửa, tia, hồng trong đoạn văn sau đây cũng
vậy. Chúng không c òn chỉ biểu thị nghĩa trực tiêp như trong từ điển nữa. Đó
chỉ là các nghĩa cơ sở, làm nền tảng cho người ta nhận thức các nghĩa chuyển
tiếp xa hơn:
Tôi muốn nói với các em một điều: các em ng ày mai lớn lên, ai chẳng có một
sự nghiệp? Và trong số các em sao lại chẳng có những anh h ùng? Khi ấy, hãy
nhìn lại mà xem, trong sự nghiệp m à chúng ta đã làm, đừng bao giờ quên một
tia lửa hồng mà người thầy giáo thân yêu của chúng ta đã nhen lên trong lòng
chúng ta ngay t ừ những ngày thơ ấu (Xuân Trình).
3. Các từ kết hợp vớ nhau theo quy tắc ngữ pháp và ngữ nghĩa, bộc lộ khả năng
kết hợp từ vựng và kết hợp ngữ pháp của mình, nhưng hai loại quy tắc này
không phải bao giờ cũng song hành với nhau.
a – Có những câu hoàn toàn đúng về mặt ngữ pháp, nhưng lại không chấp nhận
được về mặt ngữ nghĩa hoặc logic (trong điề u kiện thông thường). Ví dụ:
– Những tư tưởng xanh lục không màu đang ngủ một cách giận dữ (N.
Chomsky)
– Thóc giống cắn chuột trong bồ
Hàng trăm lá mạ đuổi vồ con trâu. (ca dao)
b – Ngược lại, có những câu lại chứa những kết hợp từ đ ược chấp nhận, được
hiểu về mặt ngữ nghĩa, nh ưng rõ ràng là có cái gì đó bất thường về ngữ pháp.
Ở đây, từ dã có những biến động, thậm chí biến động rất quan trọng về bản
chất từ vựng ngữ nghĩa cũng nh ư bản chất ngữ pháp của mình. Hiện tượng vẫn
quen gọi là lâm thời chuyển nghĩa từ loại, cũng nh ư việc sử dụng từ vốn thuộc
phạm trù này trong ý nghĩa, chức năng của từ thuộc phạm tr ù khác,... là những
ví dụ chứng minh cho tính linh động nh ư thế.
Chẳng hạn:
– Tôi thấy chúng tôi thay đổi. Tiếng nói khác đi. Mặt hơi trứng cá (Nam
Cao).
– Tôi ra con xe. Tôi nhảy con mã sang bên này. Tôi vào t ướng thì bên kia hết
chiếu.
c – Khi kết hợp với nhau, các từ chẳng những phải tuân theo quy tắc ngữ pháp
mà còn phải tuân theo quy tắc ngữ nghĩa. Chung phải t ương hợp với nhau về
nghĩa.
Người ta coi hai từ A và B là tương hợp ...