Danh mục

Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật chăm sóc tới sinh trưởng và phát triển của giống hoa hồng Bishop’s Castle tại Thái Nguyên

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 249.92 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được triển khai tại Thái Nguyên trong thời gian từ tháng 1-5/2018 nhằm mục đích xác định công thức (CT) chăm sóc phù hợp và có hiệu quả nhất cho giống hoa hồng Bishop’s Castle trồng trong chậu tại Thái Nguyên. Thí nghiệm gồm 3 CT với các kỹ thuật chăm sóc khác nhau, được thiết kế theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật chăm sóc tới sinh trưởng và phát triển của giống hoa hồng Bishop’s Castle tại Thái NguyênHà Minh Tuân và ĐtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ187(11): 173 - 177NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬTCHĂM SÓC TỚI SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂNCỦA GIỐNG HOA HỒNG BISHOP’S CASTLE TẠI THÁI NGUYÊNHà Minh Tuân*, Nguyễn Minh TuấnTrường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái NguyênTÓM TẮTNghiên cứu được triển khai tại Thái Nguyên trong thời gian từ tháng 1-5/2018 nhằm mục đích xácđịnh công thức (CT) chăm sóc phù hợp và có hiệu quả nhất cho giống hoa hồng Bishop’s Castletrồng trong chậu tại Thái Nguyên. Thí nghiệm gồm 3 CT với các kỹ thuật chăm sóc khác nhau,được thiết kế theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Các chỉ tiêu theo dõi được áp dụng theo quy chuẩnQCVN 01-95:2012 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Phạm Đình Thụy (2012). Kếtquả nghiên cứu cho thấy, CT3 (áp dụng kỹ thuật đốn tỉa + bón phân bổ sung) có các chỉ số về sinhtrưởng, phát triển và chất lượng hoa cao hơn so với hai công thức còn lại.Từ khóa: Hoa hồng nhập nội; giá thể; sinh trưởng; năng suất; chất lượng hoa.ĐẶT VẤN ĐỀ*Thái Nguyên là một trong những tỉnh nằm ởkhu vực trung du và miền núi phía Bắc. Đâycũng là nơi có hoạt động sản xuất nôngnghiệp tương đối phát triển. Hiện nay quátrình đô thị hóa và mức sống của người dânđô thị được nâng cao, do đó nhu cầu về giảitrí và thẩm mĩ được cải thiện đáng kể, đặcbiệt là nhu cầu trồng hoa và cây cảnh trongchậu ở nhà tại thành phố. Nhu cầu về sự đadạng của các loài hoa hồng, trong đó có giốnghoa hồng nhập nội, ngày càng gia tăng trongnhững năm gần đây. Trong đó, giốngBishop’s Castle (Rosa ‘Bishops Castle’) mớiđược mang về trồng tại Thái Nguyên, và đượcsơ bộ đánh giá là giống hoa đẹp và nhiềungười tiêu dùng ưa chuộng [2]. Tuy nhiên, tậpquán sản xuất và quy trình áp dụng còn nhiềuhạn chế, dẫn đến sản xuất và chất lượng hoacòn chưa được cao. Do đó, việc nghiên cứuvà phát triển quy trình sản xuất cho giống hoanày là cần thiết.Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời giannghiên cứuĐề tài được triển khai nhằm mục đích xácđịnh công thức chăm sóc phù hợp và hiệu quảnhất cho giống hoa hồng Bishop’s Castletrồng trong chậu tại Thái Nguyên.Đối tượng nghiên cứu: Hoa hồngngoại Bishop’sCastle (têngọikhác AUSbecks rose) được nhân giống bởiDavid Austin (2007). Bông hoa hồng ngoạiBishop’s Castle có một màu hồng thuần khiết,và chỉ trở nên nhạt màu nhẹ dưới ánh mặttrời, hoa to, có hương thơm mang hươngthơm của các giống hồng cổ điển. Bishop’sCastle là dạng hồng bụi có thể đạt chiều caotrên 1,5 m khi trồng ở xứ nóng. Thânhồng Bishop’s Castle mềm dẻo, dễ uốnsửa. Bishop’s Castle có lá chét 5 hoặc lá chétở lá già. Lá hồng xanh bóng, bầu tròn. Thânhồng Bishop’s Castle có số lượng gai ở mứctrung bình, gai tương đối to. Đặc biệt, giốnghoa này có sức sống rất khỏe [4]. Giống hoahồng nhập nội Bishop’s Castle (RosaBishops Castle) sử dụng cho nghiên cứu nàyở độ tuổi 16 tháng, được cơ sở sản xuấtTường Vi Garden nhập từ Thái Lan và giâmtại vườn tại Trường Đại học Nông Lâm TháiNguyên. Các cây thí nghiệm được lựa chọnkỹ lưỡng và được bấm toàn bộ mầm để đảmbảo độ đồng đều trước khi cho vào các chậugiá thể thí nghiệm.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUVật liệu nghiên cứu:*- Đất: Đất thịt phơi khô, đập nhỏ, sàng râynhằm loại bỏ các vật hỗn tạp và sỏi đá.Email: haminhtuan@tuaf.edu.vn173Hà Minh Tuân và ĐtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ- Trấu hun: Vỏ trấu đem hun không hoàntoàn, có tính thoát nước, nhẹ và xốp.- Mụn xơ dừa: Mụn xơ dừa được mua tạiViện nghiên cứu và phát triển Lâm nghiệp –Trường Đại học Nông Lâm, Đại học TháiNguyên. Xơ dừa đã được xử lý bằng cáchngâm xơ dừa với nước vôi bột hòa tan trongvòng 1 tháng sau đó vớt xơ dừa ra rửa sạch lạivới nước và phơi khô. Mục đích của việc xửlý xơ dừa nhằm loại bỏ tannin và lignin, hailoại chất có ảnh hưởng lớn tới bộ rễ cây trồng.- NPK (15:15:15): Được cung cấp từ cơ sởsản xuất Tường Vi Garden và nhập từ TháiLan, với tên thương phẩm là Kaimook Blue,do công ty Hydro Thai Ltd. sản xuất. Loạiphân này giúp cây sinh trưởng và phát triểncân đối, thúc đẩy nhanh quá trình nảy chồi vàđẻ nhánh (thông qua vai trò của đạm), khảnăng phát dục (ra hoa) thuận lợi và ra hoa sớm(thông qua vài trò của lân), và giúp cây cứngcáp, khả năng chống chịu sâu bệnh, và màu sắcđộ bền hoa cao (thông qua vai trò của Kali).- Phân chuồng hoai mục: Có tính thoát nước,nhẹ, xốp, giàu dinh dưỡng. Loại phân chuồng sửdụng cho thí nghiệm là phân bò đã được ủ hoaimục 1,5 tháng trước khi dùng cho thí nghiệm.- Vỏ trấu khô: Có tính thoát nước, nhẹ, xốp.Địa điểm nghiên cứu: Tại Trung tâm khảonghiệm và chuyển giao giống cây trồng –Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - xãQuyết Thắng, thành phố Thái Nguyên.Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2018 đếntháng 5/2018. Ngày triển khai thí nghiệmtrồng hoa hồng trên các giá thể: Ngày 31tháng 1 năm 2018.Nội dung nghiên cứuNghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật đốn tỉa vàbón phân bổ sung đến khả năng sinh trưởng,phát triển và chất lượng của hoa hồng Bishop’sCastle trong vụ Xuân tại Thái Nguyên.Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp bố trí thí nghiệm187(11): 173 - 177Thí nghiệm này gồm 3 công thức, bố trí theokhối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lầnnhắc lại, mỗi công thức 15 chậu.Khoảng cách giữa các chậu: 40 x 40 cm(tương đương 6 cây/m2).Kích thước chậu (túi bầu trồng chuyên dụng)(rộng/cao): 20 cm x 30 cm.Các công thức thí nghiệm gồm:CT1: Đối chứng, không tác động các biệnpháp kỹ thuật sau trồng (ngoại trừ tưới nướcnhư các công thức khác).CT2: Áp dụng kỹ thuật đốn tỉa (theo dõithường xuyên và đốn tỉa những cành vô hiệu,và cành lá già, và cành, lá bị sâu bệnh trongquá trình thí nghiệm).CT3: Áp dụng kỹ thuật đốn tỉa + bón phân bổsung theo quy trình sau:Ở thời điểm 10 ngày sau trồng, bón NPK(15:15:15) theo tỷ lệ 1 muỗng cà phê/4 lítnước, tưới đẫm vào lúc sáng hoặc chiề ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: