Danh mục

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất dưa hấu lấy hạt trên đất cát biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 221.97 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này được thức hiện nhằm các mục đích: Xác định ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và một số chỉ tiêu về phẩm chất hạt của cây dưa hấu lấy hạt; xác định ảnh hưởng của mật độ đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa hấu lấy hạt; đề xuất mật độ thích hợp cho cây dưa hấu lấy hạt trên đất cát biển tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất dưa hấu lấy hạt trên đất cát biển tỉnh Thừa Thiên Huế TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN NĂNG SUẤT DƯA HẤU LẤY HẠT TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Hoàng Thị Thái Hòa, Đỗ Đình Thục, Đỗ Cao Anh Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Tóm tắt. Thí nghiệm gồm có 5 mật độ trồng (6.000, 7.000, 8.000, 9.000 và 10.000 cây/ha), trong đó mật độ trồng 8000 cây/ha được sử dụng làm công thức đối chứng, được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại trong hai vụ Xuân 2010 và 2011 trên đất cát biển chuyên trồng các loại dưa thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm xác định được mật độ trồng phù hợp mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ trồng khác nhau có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu như sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất và hiệu quả kinh tế. Mật độ trồng 9.000 cây/ha cho các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển tốt hơn các mật độ trồng khác, năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. 1. Đặt vấn đề Cây dưa hấu thường được trồng phổ biển ở vùng đất cát thuộc miền Trung, Việt Nam. Nhưng diện tích trồng dưa hấu để lấy hạt lại tập trung chủ yếu ở các vùng đất cát thuộc tỉnh Bình Thuận và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ. Do hạt dưa dễ bảo quản và chuyên chở nên thường được tiêu dùng quanh năm và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như cưới hỏi, ma chay, lễ tết... Hạt dưa thường được tiêu thụ nhiều vào các tháng 12 và tháng 1, vì đây là các tháng tết và tiêu thụ rải rác quanh năm. Theo kết quả điều tra năm 2009, trong cả nước năm 2008 số lượng hạt dưa được tiêu thụ là 400 tấn, tăng hơn so với năm 2007 là 120 tấn, riêng tại thành phố Huế có số lượng tiêu thụ hạt dưa năm 2008 là 9,5 - 10 tấn, năm 2007 là từ 7,5 - 8 tấn và năm 2006 là 6 - 6,5 tấn. Nhìn chung lượng hạt dưa tiêu thụ có xu hướng tăng lên qua các năm [2]. Tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích đất cát khá lớn (46.760 ha), chiếm 8,3% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh và 46,03% tổng diện tích đất đồng bằng (Lê Thanh Bồn, 1996). Đây là loại đất rất phù hợp để trồng dưa hấu. Trên thực tế, cây dưa hấu lấy hạt đã được trồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế cách đây vài năm nhưng diện tích rất nhỏ lẻ, chủ yếu ở một số xã có diện tích đất cát ven biển như Quảng Công, Điền Hòa, Phú Xuân… [3]. Hiện nay hầu như diện tích trồng này không còn do sản lượng quá nhỏ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ và chế biến. Vì vậy nghiên cứu về cây dưa hấu lấy hạt vẫn còn là vấn đề mới ở tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là việc tìm ra được qui 125 trình trồng và chăm sóc trong đó có vấn đề cần lưu tâm là mật độ. Thực tế sản xuất nông nghiệp cho thấy, cho dù có đầy đủ những giống cây trồng năng suất cao, phẩm chất tốt, cùng với điều kiện khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào, nhưng nếu mật độ trồng không phù hợp thì cây trồng cũng không đạt năng suất cao và phẩm chất tốt. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu: “Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất dưa hấu lấy hạt trên đất cát biển tỉnh Thừa Thiên Huế” với các mục đích như sau: - Xác định ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và một số chỉ tiêu về phẩm chất hạt của cây dưa hấu lấy hạt. - Xác định ảnh hưởng của mật độ đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa hấu lấy hạt. - Đề xuất mật độ thích hợp cho cây dưa hấu lấy hạt trên đất cát biển tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đất Đất tiến hành nghiên cứu trong đề tài là đất cát biển chuyên trồng các loại dưa. 2.1.2. Cây trồng Giống dưa hấu lấy hạt được sử dụng trong thí nghiệm là giống Bình Thuận hạt vừa, giống được tuyển chọn sau hai vụ trồng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh. 2.1.3. Phân bón - Phân vô cơ: Sử dụng phân NPK 16 – 16 -8 - Vôi: Vôi bột thường sử dụng tại địa phương, 40% CaO. - Phân chuồng: người dân tự sản xuất theo truyền thống 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện trong vụ Xuân 2010 (tháng 3 đến tháng 5/2010) và vụ Xuân 2011 (tháng 3 đến tháng 5/2011), tại xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Công thức thí nghiệm - Thí nghiệm gồm có 5 công thức với các mật độ trồng như sau: 6.000 cây/ha, 7.000 cây/ha, 8.000 cây/ha (đối chứng), 9.000 cây/ha và 10.000 cây/ha trên nền 750 kg 126 NPK (16 – 16 -8), 20 tấn phân chuồng và 500 kg vôi. Các công thức thí nghiệm đề xuất dựa trên điều tra thực tế về mật độ trồng sử dụng cho cây dưa hấu của nông dân, qui trình khuyến cáo của khuyến nông địa phương, yêu cầu dinh dưỡng của cây dưa và điều kiện thời tiết khí hậu tại vùng. - Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), với 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20 m2. 2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi - Một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển: chỉ tiêu về cành và hoa - Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. - Chỉ tiêu về phẩm chất hạt: P1000 hạt, P1000 nhân, chiều dài, chiều rộng và đường ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: