Ảnh hưởng của thức ăn và mật độ lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng nghêu Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) tại Thái Bình
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 710.53 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của loại thức ăn (4 nghiệm thức) và mật độ ương (4 nghiệm thức) lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu giai đoạn ấu trùng chữ D được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2013 tại Tiền Hải, Thái Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng thức ăn là hỗn hợp tảo đơn bào với tỷ lệ (70% I. galbana, 20% Chlorella sp, 10% N. oculata) cho tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng là tốt nhất (1.071µm và 11,66%).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của thức ăn và mật độ lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng nghêu Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) tại Thái Bình Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG NGHÊU Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) TẠI THÁI BÌNH EFFECTS OF FOOD AND DENSITY ON GROWTH AND SURVIVAL RATE OF WHITE CLAM LARVAE Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) IN THAI BINH Nguyễn Thị Hằng1, Lại Văn Hùng2 Ngày nhận bài: 13/5/2015; Ngày phản biện thông qua: 24/7/2015; Ngày duyệt đăng: 15/12/2015 TÓM TẮT Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của loại thức ăn (4 nghiệm thức) và mật độ ương (4 nghiệm thức) lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu giai đoạn ấu trùng chữ D được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2013 tại Tiền Hải, Thái Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng thức ăn là hỗn hợp tảo đơn bào với tỷ lệ (70% I. galbana, 20% Chlorella sp, 10% N. oculata) cho tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng là tốt nhất (1.071µm và 11,66%). Ở mật độ ương 5 cá thể/ml tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu là nhanh nhất (1.040μm và 10,33%). Từ khóa: mật độ ương, thức ăn, sinh trưởng, tỷ lệ sống, nghêu Bến Tre ABSTRACT The experiments on effects of food and density on growth rate and survival rate of white clam larvae were carried out from May to November, 2013 at Tien Hai, Thai Binh. The results showed that using combined algae as food (70% I. galbana, 20% Chlorella sp, 10% N. oculata) had maximum of growth rate (1,071µm) and survival rate (11.66%). At density of 5 individuals/ml, the larvae at D stage of this species reached high growth rate and survival rate (1,040μm and 10.33%, respectively). Keywords: rearing densities, food, survival rate, white clam I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) là loại động vật thân mềm có giá trị kinh tế ở Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nghêu của cả nước trong năm 2009 đạt 17.624 tấn, trị giá trên 37,2 triệu USD, giá xuất khẩu trung bình đạt 2,11 USD/kg. Việc sản xuất giống nhân tạo và di giống nghêu Bến Tre thành công từ miền Nam ra nuôi ở 1 2 miền Bắc vào năm 2004 đã mở ra một hướng phát triển mới cho cộng đồng dân cư ven biển miền Bắc trong việc tìm đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, sinh trưởng nhanh và giá trị kinh tế cao [1, 2]. Đáp ứng được các yêu cầu đó, nghêu Bến Tre đã được người dân lựa chọn và đưa vào nuôi thử nghiệm ở một số tỉnh ven biển miền Bắc và đã cho kết quả tốt [3]. Nguyễn Thị Hằng: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2012 – Trường Đại học Nha Trang PGS.TS. Lại Văn Hùng: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang 114 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Hiện nay, nghề nuôi nghêu nước ta chủ yếu theo phương thức quảng canh cải tiến, phần lớn dựa vào nguồn giống tự nhiên. Trong khi đó, việc khai thác con giống một cách ồ ạt, thiếu trách nhiệm đã làm cho nguồn lợi tự nhiên ngày càng suy giảm nghiêm trọng [4]. Tuy nhiên cho đến nay, quy trình sản xuất giống nghêu chưa có hiệu quả cao, thường không ổn định khi triển khai sản xuất đại trà, đặc biệt là tỷ lệ sống của ấu trùng thấp và năng suất trong quá trình ương không ổn định. Điều này chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai yếu tố là thức ăn và mật độ ương nuôi. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra loại thức ăn và mật độ nuôi phù hợp là rất cần thiết, giúp tăng tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu nuôi, nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất giống. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại Doanh nghiệp sản xuất giống thủy sản xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2013. 2. Vật liệu và phương pháp bố trí thí nghiệm Đối tượng nghiên cứu là nghêu giai đoạn veliger (ấu trùng chữ D). Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn sử dụng hỗn hợp của ba loài vi tảo (Isochrysis galbana, Chlorella sp, Số 4/2015 Nannochloropsis oculata) theo các tỷ lệ % lượng tảo khác nhau thành 4 nghiệm thức: Nghiệm thức 1 (NT1): 70% Chlorella sp, 20% N. oculata, 10% I. galbana; Nghiệm thức 2 (NT2): 70% N. oculata, 20% Chlorella sp, 10% I. galbana; Nghiệm thức 3 (NT3): 70% I. galbana, 20% Chlorella sp, 10% N. oculata; Nghiệm thức 4 (NT4): 1/3 I. galbana, 1/3 Chlorella sp, 1/3 N. oculata. Mật độ hỗn hợp tảo cho ăn phụ thuộc theo từng giai đoạn phát triển của ấu trùng nghêu, duy trì với mật độ ban đầu là là 10.000 tb/ml, mỗi ngày cho ăn 3 lần/ngày: sáng 7h, chiều 14h, tối 20h và cứ sau mỗi ngày tăng lên 500 tb/ml cho đến khi đạt mật độ cao nhất là 15.000 tb/ml. Mật độ ương nuôi ban đầu là 5 ấu trùng/ml trong thể tích thí nghiệm 10 lít, duy trì sục khí liên tục, thay nước từ ngày thứ 2 (25%); thứ 4 (50%), thứ 6 (100%). Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương được bố trí trong bể xi măng hình vuông (kích thước 2 x 2 x 1m) với 4 nghiệm thức mật độ: 5, 10, 15, 20 ấu trùng/ml. Sử dụng thức ăn là hỗn hợp 70% I. galbana, 20% Chlorella sp, 10% N. oculata với mật độ ban đầu là là 10.000 tb/ml, mỗi ngày cho ăn 3 lần/ ngày: sáng 7h, chiều 14h, tối 20h và cứ sau mỗi ngày tăng lên 500 tb/ml cho đến khi mật độ tảo là 15.000 tb/ml. Các nghiệm thức được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn và lặp lại 3 lần. Hình 1. Ấu trùng nghêu Bến Tre giai đoạn chữ D và giai đoạn bám đáy TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 115 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản 3. Phương pháp thu thập số liệu Các yếu tố môi trường của các nghiệm thức thí nghiệm được xác định hàng ngày bằng các phương pháp sau: nhiệt độ đo bằng nhiệt kế bách phân, độ chính xác 0,5oC; độ mặn đo bằng khúc xạ kế, độ chính xác 0,5‰; hàm lượng oxy hoà tan (DO) bằng máy HANNA, độ chính xác 0,2 mg/L; pH đo bằng máy HANNA, độ chính xác 0,1 đơn vị. Mẫu nghêu được thu định kỳ 2 ngày/lần, số lượng 30 con/nghiệm thức để xác định chiều dài (μm) và tỷ lệ sống (%) theo các công thức sau: - Chiều dài (μm) của nghêu được xác định bằng trắc vi thị kính. - ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của thức ăn và mật độ lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng nghêu Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) tại Thái Bình Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG NGHÊU Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) TẠI THÁI BÌNH EFFECTS OF FOOD AND DENSITY ON GROWTH AND SURVIVAL RATE OF WHITE CLAM LARVAE Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) IN THAI BINH Nguyễn Thị Hằng1, Lại Văn Hùng2 Ngày nhận bài: 13/5/2015; Ngày phản biện thông qua: 24/7/2015; Ngày duyệt đăng: 15/12/2015 TÓM TẮT Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của loại thức ăn (4 nghiệm thức) và mật độ ương (4 nghiệm thức) lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu giai đoạn ấu trùng chữ D được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2013 tại Tiền Hải, Thái Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng thức ăn là hỗn hợp tảo đơn bào với tỷ lệ (70% I. galbana, 20% Chlorella sp, 10% N. oculata) cho tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng là tốt nhất (1.071µm và 11,66%). Ở mật độ ương 5 cá thể/ml tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu là nhanh nhất (1.040μm và 10,33%). Từ khóa: mật độ ương, thức ăn, sinh trưởng, tỷ lệ sống, nghêu Bến Tre ABSTRACT The experiments on effects of food and density on growth rate and survival rate of white clam larvae were carried out from May to November, 2013 at Tien Hai, Thai Binh. The results showed that using combined algae as food (70% I. galbana, 20% Chlorella sp, 10% N. oculata) had maximum of growth rate (1,071µm) and survival rate (11.66%). At density of 5 individuals/ml, the larvae at D stage of this species reached high growth rate and survival rate (1,040μm and 10.33%, respectively). Keywords: rearing densities, food, survival rate, white clam I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) là loại động vật thân mềm có giá trị kinh tế ở Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nghêu của cả nước trong năm 2009 đạt 17.624 tấn, trị giá trên 37,2 triệu USD, giá xuất khẩu trung bình đạt 2,11 USD/kg. Việc sản xuất giống nhân tạo và di giống nghêu Bến Tre thành công từ miền Nam ra nuôi ở 1 2 miền Bắc vào năm 2004 đã mở ra một hướng phát triển mới cho cộng đồng dân cư ven biển miền Bắc trong việc tìm đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, sinh trưởng nhanh và giá trị kinh tế cao [1, 2]. Đáp ứng được các yêu cầu đó, nghêu Bến Tre đã được người dân lựa chọn và đưa vào nuôi thử nghiệm ở một số tỉnh ven biển miền Bắc và đã cho kết quả tốt [3]. Nguyễn Thị Hằng: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2012 – Trường Đại học Nha Trang PGS.TS. Lại Văn Hùng: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang 114 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Hiện nay, nghề nuôi nghêu nước ta chủ yếu theo phương thức quảng canh cải tiến, phần lớn dựa vào nguồn giống tự nhiên. Trong khi đó, việc khai thác con giống một cách ồ ạt, thiếu trách nhiệm đã làm cho nguồn lợi tự nhiên ngày càng suy giảm nghiêm trọng [4]. Tuy nhiên cho đến nay, quy trình sản xuất giống nghêu chưa có hiệu quả cao, thường không ổn định khi triển khai sản xuất đại trà, đặc biệt là tỷ lệ sống của ấu trùng thấp và năng suất trong quá trình ương không ổn định. Điều này chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai yếu tố là thức ăn và mật độ ương nuôi. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra loại thức ăn và mật độ nuôi phù hợp là rất cần thiết, giúp tăng tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu nuôi, nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất giống. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại Doanh nghiệp sản xuất giống thủy sản xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2013. 2. Vật liệu và phương pháp bố trí thí nghiệm Đối tượng nghiên cứu là nghêu giai đoạn veliger (ấu trùng chữ D). Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn sử dụng hỗn hợp của ba loài vi tảo (Isochrysis galbana, Chlorella sp, Số 4/2015 Nannochloropsis oculata) theo các tỷ lệ % lượng tảo khác nhau thành 4 nghiệm thức: Nghiệm thức 1 (NT1): 70% Chlorella sp, 20% N. oculata, 10% I. galbana; Nghiệm thức 2 (NT2): 70% N. oculata, 20% Chlorella sp, 10% I. galbana; Nghiệm thức 3 (NT3): 70% I. galbana, 20% Chlorella sp, 10% N. oculata; Nghiệm thức 4 (NT4): 1/3 I. galbana, 1/3 Chlorella sp, 1/3 N. oculata. Mật độ hỗn hợp tảo cho ăn phụ thuộc theo từng giai đoạn phát triển của ấu trùng nghêu, duy trì với mật độ ban đầu là là 10.000 tb/ml, mỗi ngày cho ăn 3 lần/ngày: sáng 7h, chiều 14h, tối 20h và cứ sau mỗi ngày tăng lên 500 tb/ml cho đến khi đạt mật độ cao nhất là 15.000 tb/ml. Mật độ ương nuôi ban đầu là 5 ấu trùng/ml trong thể tích thí nghiệm 10 lít, duy trì sục khí liên tục, thay nước từ ngày thứ 2 (25%); thứ 4 (50%), thứ 6 (100%). Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương được bố trí trong bể xi măng hình vuông (kích thước 2 x 2 x 1m) với 4 nghiệm thức mật độ: 5, 10, 15, 20 ấu trùng/ml. Sử dụng thức ăn là hỗn hợp 70% I. galbana, 20% Chlorella sp, 10% N. oculata với mật độ ban đầu là là 10.000 tb/ml, mỗi ngày cho ăn 3 lần/ ngày: sáng 7h, chiều 14h, tối 20h và cứ sau mỗi ngày tăng lên 500 tb/ml cho đến khi mật độ tảo là 15.000 tb/ml. Các nghiệm thức được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn và lặp lại 3 lần. Hình 1. Ấu trùng nghêu Bến Tre giai đoạn chữ D và giai đoạn bám đáy TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 115 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản 3. Phương pháp thu thập số liệu Các yếu tố môi trường của các nghiệm thức thí nghiệm được xác định hàng ngày bằng các phương pháp sau: nhiệt độ đo bằng nhiệt kế bách phân, độ chính xác 0,5oC; độ mặn đo bằng khúc xạ kế, độ chính xác 0,5‰; hàm lượng oxy hoà tan (DO) bằng máy HANNA, độ chính xác 0,2 mg/L; pH đo bằng máy HANNA, độ chính xác 0,1 đơn vị. Mẫu nghêu được thu định kỳ 2 ngày/lần, số lượng 30 con/nghiệm thức để xác định chiều dài (μm) và tỷ lệ sống (%) theo các công thức sau: - Chiều dài (μm) của nghêu được xác định bằng trắc vi thị kính. - ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ảnh hưởng của thức ăn Mật độ sinh trưởng Tỉ lệ sống nghêu Ấu trùng nghêu Meretrix lyrata Nghêu Meretrix lyrataGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 35 1 0
-
7 trang 24 0 0
-
Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 05/2015
144 trang 21 0 0 -
8 trang 15 0 0
-
130 trang 15 0 0
-
8 trang 13 0 0
-
Luận văn thạc sĩ: Khoa học nông nghiệp
111 trang 12 0 0 -
51 trang 11 0 0
-
7 trang 10 0 0
-
8 trang 9 0 0