Danh mục

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển của giống dưa chuột lai GL1-2 vụ xuân hè năm 2017 tại Thái Nguyên

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 248.63 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển của giống dưa chuột lai GL1-2 tại Thái Nguyên. Thí nghiệm gồm 4 công thức với các mật độ trồng là 4 vạn cây/ha, 3 vạn cây/ha, 2,3 vạn cây/ha và 2 vạn cây/ha, được tiến hành trên nền phân bón chung. Kết quả thí nghiệm cho thấy mật độ ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng, năng suất giống dưa chuột lai GL1-2.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển của giống dưa chuột lai GL1-2 vụ xuân hè năm 2017 tại Thái Nguyên Lê Thị Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/1): 21 - 26 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG DƯA CHUỘT LAI GL1- 2 VỤ XUÂN HÈ NĂM 2017 TẠI THÁI NGUYÊN Lê Thị Thu1, Phạm Thị Mỹ Linh2, Trần Thị Minh Hằng3, Đỗ Xuân Trường4 1 Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên , 2Viện nghiên cứu Rau quả Trung ương, 3 Học viện Nông nghiệp Việt Nam, 4Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển của giống dưa chuột lai GL1-2 tại Thái Nguyên. Thí nghiệm gồm 4 công thức với các mật độ trồng là 4 vạn cây/ha, 3 vạn cây/ha, 2,3 vạn cây/ha và 2 vạn cây/ha, được tiến hành trên nền phân bón chung. Kết quả thí nghiệm cho thấy mật độ ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng, năng suất giống dưa chuột lai GL1-2. Giống sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở mật độ 3 vạn cây/ha. Công thức được trồng với mật độ 2 vạn cây/ha cho năng suất 35,74 tấn/ha và hiệu quả kinh tế thấp nhất 72.224 nghìn đồng. Mật độ trồng 3 vạn cây/ha cho năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất 49,08 tấn/ha và 127.412 nghìn đồng/ha. Từ khóa: Dưa chuột lai, mật độ trồng, Thái Nguyên, trung du miền núi phía Bắc, GL1-2 ĐẶT VẤN ĐỀ* Các giống dưa chuột lai F1 sử dụng trong nước chủ yếu là các giống của nước ngoài với giá thành cao và không chủ động được nguồn giống. Giống dưa chuột lai F1 chọn tạo trong nước đã thu được những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, các giống dưa chuột mới đều cần phải nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp với từng vùng sản xuất nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng sinh học của giống mới [3], [5]. Nghiên cứu thực hiện nhằm xác định được mật độ trồng thích hợp nhất đối với giống dưa chuột lai GL1-2 tại Thái Nguyên, góp phần nâng cao được năng suất và hiệu quả kinh tế của trồng dưa chuột. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành trên giống dưa chuột lai F1 GL1-2 do Viện nghiên cứu Rau quả chọn tạo. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trong vụ xuân hè năm 2017 tại Thành phố Thái Nguyên. Thí nghiệm được thiết kế theo khối ngẫu * Tel: 0917 561364; Email: thucdkttn@gmail.com nhiên hoàn chỉnh (RCBD) gồm 4 công thức và 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 7,2 m2 [2], [5]. Các công thức thí nghiệm cụ thể như sau: Công thức 1: 70 cm x 30 cm (4,0 vạn cây/ha) Công thức 2: 70 cm x 40 cm (3,0 vạn cây/ha) Công thức 3: 70 cm x 50 cm (2,4 vạn cây/ha) Công thức 4: 70 cm x 60 cm (2,0 vạn cây/ha) Áp dụng biện pháp trồng và chăm sóc cây dưa chuột của Viện Nghiên cứu Rau quả Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: Theo dõi và lấy số liệu ở 10 cây/ô, lấy mẫu theo phương pháp đường chéo. Các chỉ tiêu theo dõi gồm: Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng (ngày); các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển: Chiều dài thân chính (cm), số lá trên thân chính (lá), số hoa đực, hoa cái trên cây (hoa/cây), tỷ lệ hoa cái/hoa đực (%), tỷ lệ đậu quả (%) [1], [5]; Các chỉ tiêu về tình hình sâu, bệnh hại được áp dụng theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia ban hành số QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT [4]. Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại. Cấp 3: 1 đến 5% diện tích lá bị hại. Cấp 5: > 5 đến 25% diện tích lá bị hại. Cấp 7: > 25 đến 50% diện tích lá bị hại. Cấp 9: > 50% diện tích lá bị hại. 21 Lê Thị Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ - Đánh giá tỷ lệ nhiễm bệnh do virus bằng cách tính % số cây bị hại: Số cây bị hại/ô Tỷ lệ bệnh = ----------------------- x100 (%) Tổng số cây/ô Đặc điểm cấu trúc quả dưa chuột lai: Chiều dài quả (cm), đường kính quả (cm), độ dày thịt quả (cm); yếu tố cấu thành năng suất và năng suất dưa chuột: Số quả trung bình trên cây (quả), khối lượng trung bình quả (gram), năng suất thực thu (tấn/ha). Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng chương trình Excel 2010 và CROPSTAT 5.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng chính của giống GL1-2 vụ xuân hè 2017 Qua theo dõi thời gian sinh trưởng của các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của giống dưa chuột lai GL1-2 vụ xuân hè năm 2017 của các công thức thí nghiệm thu được kết quả được thể hiện qua bảng 1. Qua kết quả theo dõi cho thấy, thời gian xuất hiện hoa cái đầu tiên của các công thức thí nghiệm đều từ 30 ngày sau gieo đến 31 ngày sau gieo. Thời gian thu quả đầu tiên từ 6 đến 7 ngày sau khi cây ra hoa cái đầu tiên. 188(12/1): 21 - 26 Tổng thời gian sinh trưởng của cây từ 75,33 – 79,67 ngày. Thời gian cho thu quả dao động từ 38,67 – 42,67 ngày. Trong đó công thức 4 với mật độ trồng 2 vạn cây/ha có thời gian cho thu quả đạt dài nhất, dài hơn các công thức còn lại từ 2 đến 4 ngày. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng của cây Khả năng sinh trưởng của cây là yếu tố chịu nhiều ảnh hưởng bởi mật độ trồng. Qua theo dõi ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của giống dưa chuột lai GL1-2, kết quả thu được ở bảng 2. Qua số liệu cho thấy, khả năng ra lá của cây đạt từ 22,77 lá đến 23,75 lá trên cây, đây là chỉ tiêu sinh trưởng nhưng không bị ảnh hưởng bởi mật độ trồng. Mật độ trồng khác nhau đã ảnh hưởng nhiều đến chiều cao cây và số nhánh trên cây. Mật độ 4 vạn cây/ha cho cây có chiều cao thân chính lớn nhất là 209,00 cm. Mật độ trồng càng thưa chiều cao thân chính càng giảm, chiều cao đạt thấp nhất là 175,26 cm ở công thức 4 (2 vạn cây/ha). Số nhánh cũng chịu ảnh hưởng bởi mật độ trồng, khoảng cách trồng càng lớn thì khả năng ra nhánh của cây càng mạnh. Bảng 1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ nảy mầm và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của giống dưa chuột GL1-2 vụ xuân hè 2017 Công thức Mật độ (vạn cây) CT1 (4 vạn cây/ha) (Đ/C) CT2 (3 vạn cây/ha) CT3 (2,4 vạn cây/ha) CT4 (2 vạn cây/ha) 4,0 3,0 2,4 2,0 Thời gian từ gie ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: