Danh mục

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách gieo trồng tổ hợp ngô lai Il3 x Il6 trong vụ Xuân và vụ Thu năm 2010 tại một số tỉnh vùng Đông Bắc

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 342.30 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kết quả nghiên cứu vụ Xuân và Thu năm 2010 trên THL IL3 x IL6 tại Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Sơn Dương – Tuyên Quang, Chợ Mới – Bắc Kạn cho thấy mật độ 7,1 vạn cây/ha với khoảng cách hàng 50 cm và cây cách cây 28 cm thích hợp cho THL IL3 x IL6. Với mật độ khoảng cách này tạo cho quần thể ngô đạt đến mức độ tối ƣu trong tiếp nhận ánh sáng mặt trời và nhiệt độ, tạo điều kiện cho cây ngô sinh trưởng phát triển tốt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách gieo trồng tổ hợp ngô lai Il3 x Il6 trong vụ Xuân và vụ Thu năm 2010 tại một số tỉnh vùng Đông Bắc Dương Thị Nguyên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 105 - 110 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH GIEO TRỒNG TỔ HỢP NGÔ LAI IL3 x IL6 TRONG VỤ XUÂN VÀ VỤ THU NĂM 2010 TẠI MỘT SỐ TỈNH VÙNG ĐÔNG BẮC Dương Thị Nguyên*, Luân Thị Đẹp, Mai Xuân Triệu Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu vụ Xuân và Thu năm 2010 trên THL IL3 x IL6 tại Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Sơn Dƣơng – Tuyên Quang, Chợ Mới – Bắc Kạn cho thấy mật độ 7,1 vạn cây/ha với khoảng cách hàng 50 cm và cây cách cây 28 cm thích hợp cho THL IL3 x IL6. Với mật độ khoảng cách này tạo cho quần thể ngô đạt đến mức độ tối ƣu trong tiếp nhận ánh sáng mặt trời và nhiệt độ, tạo điều kiện cho cây ngô sinh trƣởng phát triển tốt. Thời gian sinh trƣởng trung bình trong vụ Xuân là 111 ngày, vụ Thu là 98 ngày; khả năng chống chịu tốt với bệnh khô vằn; chống chịu khá với sâu đục thân và bệnh đốm lá; năng suất thực thu đạt cao nhất (dao động từ 82,34 – 86,23 tạ/ha), vƣợt đối chứng từ 16,8 – 18,9%. Từ khóa: Ngô lai, khoảng cách hàng, mật độ, năng suất. ĐẶT VẤN ĐỀ* Năng suất của cây trồng nói chung và của cây ngô nói riêng đƣợc xác định trên cơ sở năng suất của cá thể và năng suất của quần thể. Để đạt đƣợc năng suất tối ƣu trên ruộng ngô, nhà nông học cần phải xác định một mật độ phù hợp để tối đa cả năng suất cá thể và năng suất quần thể. Theo Trần Hồng Uy (1985) [4], ở ngô có sự tƣơng tác chặt giữa giống và mật độ trồng, có nghĩa là mỗi một giống ngô sẽ cho năng suất cao ở một mật độ gieo trồng thích hợp. Để xác định mật độ và khoảng cách gieo trồng thích hợp cho tổ hợp lai (THL) IL3 x IL6 tại một số tỉnh vùng Đông Bắc, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu về các mật độ và khoảng cách gieo trồng trong vụ Xuân và vụ Thu năm 2010 tại một số tỉnh vùng Đông Bắc. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu Từ kết quả đánh giá đặc điểm nông sinh học và đánh giá khả năng kết hợp ở chỉ tiêu năng suất của các THL luân giao qua 3 vụ thí nghiệm (vụ Thu 2008, vụ Xuân và vụ Thu 2009) tại Thái Nguyên và Phú Thọ, chúng tôi đã chọn đƣợc 1 THL ƣu tú là IL3 x IL6 cho năng suất cao và ổn định. * Phương pháp nghiên cứu - Thí nghiệm đƣợc triển khai trong vụ Xuân và vụ Thu năm 2010 tại trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên, huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 8,0; 9,6 và 11,2 m2 tùy từng công thức, mỗi ô gồm 4 hàng, mỗi hàng dài 4m với khoảng cách tùy từng mật độ khác nhau. Mọi chỉ tiêu theo dõi đánh giá đƣợc thực hiện ở 2 hàng giữa của ô. - Các chỉ tiêu theo dõi: Thời gian sinh trƣởng, chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá, chỉ số diện tích lá, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu. - Phƣơng pháp theo dõi: Theo quy phạm khảo nghiệm giống ngô Quốc gia số 10 TCN 341 - 2006 [1]. Số liệu đƣợc xử lý bằng phần mềm SAS. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách trồng đến thời gian sinh trưởng (TGST) và đặc điểm hình thái Số liệu bảng 1 cho thấy TGST của THL IL3 x IL6 không có sự sai khác giữa các mật độ và khoảng cách trồng trong cùng một vụ. Vụ Xuân, TGST của THL IL3 x IL6 là 111 ngày và vụ Thu là 98 ngày. Chiều cao cây của THL Tel: 945514967; Email: nguyentuaf1@gmail.com Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 http://www.lrc-tnu.edu.vn Dương Thị Nguyên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ IL3 x IL6 với mật độ khoảng cách trồng khác nhau biến động từ 182,3 – 184,0 cm (vụ Xuân) và từ 185,0 – 187,3 cm (vụ Thu). Chiều cao đóng bắp của THL IL3 x IL6 biến động từ 87,1 – 88,5 cm (vụ Xuân) và từ 82,2 – 90,4 cm (vụ Thu). Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây qua 2 vụ thí nghiệm biến động từ 47,7 – 48,1%. Số lá/cây của THL IL3 x IL6 ở các mật độ và khoảng cách trồng khác nhau ít có sự biến động giữa vụ Xuân và vụ Thu. Trong vụ Xuân, các công thức thí nghiệm có số lá/cây từ 19,2 – 19,4 lá; vụ Thu, số lá/cây dao động từ 19,1 – 19,5 lá. Không có sự sai khác về TGST, chiều cao cây, chiều cao đóng bắp và số lá/cây giữa các mật độ, khoảng cách trồng trong thí nghiệm và so với đối chứng (kể cả 2 vụ thí nghiệm). Ngƣợc lại, mật độ khoảng cách trồng có ảnh hƣởng rất lớn đến chỉ số diện tích lá (CSDTL) của THL IL3 x IL6 trong cả vụ Xuân và vụ Thu. Vụ Xuân, các công thức thí nghiệm có CSDTL biến động từ 3,16 – 4,56 m2 lá/m2 đất, đối chứng đạt 3,70 m2 lá/m2 đất. CSDTL của THL IL3 x IL6 tăng dần theo mức tăng của mật độ gieo trồng trong các công thức nghiên cứu. Ở mật độ 5 vạn cây/ha CSDTL đạt từ 3,16 – 3,22 m2 lá/m2 đất, thấp hơn so với đối 85(09)/1: 105 - 110 chứng, trong khi ở mật độ 8 vạn cây CSDTL đạt từ 4,48 – 4,56 m2 lá/m2 đất, cao hơn so với đối chứng và các mật độ khác ở mức độ tin cậy P ≥ 0,95. Vụ Thu, các công thức thí nghiệm có CSDTL đạt từ 3,10 – 4,45 m2 lá/m2 đất, đối chứng là 3,70 m2 lá/m2 đất. Cũng giống nhƣ vụ Xuân, trong vụ Thu mật độ 8 vạn cây/ha CSDTL đạt cao nhất (4,35 – 4,45 m2 lá/m2 đất). Có sự sai khác có ý nghĩa về CSDTL giữa các mật độ trồng ở mức độ tin cậy P ≥ 0,95 (kể cả 2 vụ thí nghiệm) [2]. Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách gieo trồng đến tình hình sâu bệnh hại Qua kết quả bảng 2 cho thấy, tỷ lệ cây bị sâu đục thân hại tăng dần theo chiều tăng của mật độ và cao nhất ở mật độ 8 vạn cây. Mật độ 5; 6; 7,1 vạn cây/ha, tỷ lệ sâu đục thân thấp, đƣợc đánh giá ở thang điểm 1 ở cả 2 vụ thí nghiệm, tƣơng đƣơng so với đối chứng. Mật độ 8 vạn cây/ha, tỷ lệ cây bị hại trong cả 2 vụ đƣợc đánh giá ở thang điểm 2, cao hơn so với các mật độ khác và đối chứng. Bệnh khô vằn ở mật độ 5; 6; 7,1 vạn cây/ha có tỷ lệ bệnh dao động từ 2,4 – 2,9% (vụ Xuân) và từ 1,5 – 1,9% (vụ Thu) tƣơng đƣơng với đối chứng. Bảng 1. Ảnh hƣởng của mật độ khoảng cách trồng đến thời gian sinh trƣởng và đặc điểm hình thái của THL IL3 x IL ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: