Danh mục

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến năng suất, chất lượng sắn

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.29 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vật liệu nghiên cứu là 2 giống sắn triển vọng KM414 và KM98-7 và các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, phân hữu cơ NTT. Đề tài được tiến hành trên 2 loại đất (đất gò đồi và đất bãi) tại 02 tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang trong năm 2012.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến năng suất, chất lượng sắn Nguyễn Viết Hƣng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 27 - 32 NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN HỮU CƠ ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG SẮN Nguyễn Viết Hƣng*, Thái Thị Ngọc Trâm, Hoàng Kim Diệu, Hà Thái Nguyên, Vũ Anh Thu Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Vật liệu nghiên cứu là 2 giống sắn triển vọng KM414 và KM98-7 và các loại phân hữu cơ nhƣ phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, phân hữu cơ NTT. Đề tài đƣợc tiến hành trên 2 loại đất (đất gò đồi và đất bãi) tại 02 tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang trong năm 2012. Bố trí theo phƣơng pháp ngẫu nhiên hoàn toàn mỗi công thức thí nghiệm 30m2. Mỗi công thức bao gồm 5 tấn phân hữu cơ + 120Kg N + 60 Kg P205 + 120 Kg K20/ha, đối chứng với công thức bón phân hữu cơ nhƣ nông dân (1 tấn phân chuồng). Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của một số loại phân hữu cơ nhƣ phân hữu cơ Sông Gianh, phân chuồng và phân hữu cơ NTT ở cùng một lƣợng là 5 tấn/ha cho thấy: Loại phân hữu cơ tốt nhất cho sắn là phân hữu cơ NTT cho năng suất củ tƣơi cao nhất (43,8 44,1 tấn/ha), lãi thuần cao nhất (52,66 - 53,2 triệu đồng/ha). Từ khóa: Phân chuồng, phân hữu cơ, phân vi sinh, sắn, cải tạo đất. ĐẶT VẤN ĐỀ* Sắn (Manihot esculenta Crantz) là loại cây lƣơng thực quan trọng thứ 3 trong nền nông nghiệp thế giới chỉ sau lúa gạo và lúa mì. Tại châu Phi, châu Á và Mỹ Latin, hàng triệu ngƣời sử dụng sắn nhƣ là nguồn lƣơng thực chủ yếu nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực. Đồng thời, sắn cũng là cây thức ăn gia súc, cây nhiên liệu sinh học, cây hàng hóa xuất khẩu quan trọng trên thế giới và Việt Nam. Tại Việt Nam, sắn là cây lƣơng thực có diện tích trồng và sản lƣợng lớn đứng hàng thứ ba sau lúa và ngô. Diện tích và năng suất sắn cũng tăng mạnh, từ hơn 277,4 ngàn ha với năng suất 8 tấn/ha (năm 1995) đến năm 2011 diện tích trồng sắn tăng gấp đôi là 560 ngàn ha, năng suất đạt 17,6 tấn/ha cao hơn 2,2 lần so với năm 1995. Năng suất sắn của Việt Nam hiện nay đứng khoảng thứ 10 trong số các quốc gia năng suất cao, tuy nhiên, năng suất 17,6 tấn/ha chỉ tƣơng đƣơng 50% so với năng suất sắn tại Ấn Độ, thấp hơn năng suất sắn tại Campuchia khoảng 18%, thấp hơn Indonesia 15% và thấp hơn Thái Lan là 9%. Nhƣ vậy, nếu nhƣ diện tích sắn của Việt Nam khó có khả năng gia tăng trong những năm tới do sự cạnh tranh của các loại cây khác cũng * Tel: 0912 386 574; Email: hathuyduc2002@yahoo.com nhƣ do quy hoạch sử dụng đất thì chúng ta vẫn còn triển vọng tăng trƣởng sản lƣợng nhờ gia tăng năng suất nếu đƣợc đầu tƣ đúng hƣớng về công tác chọn tạo giống và kỹ thuật canh tác sắn bền vững. Nhiều kết quả nghiên cứu của các tác giả khác nhau cho thấy bón phân hữu cơ làm giảm dung trọng đất, tăng độ xốp, điều hoà đƣợc chế độ nhiệt và ẩm độ trong đất, dung tích hấp thu của đất đƣợc cải thiện, nhờ đó khả năng trao đổi ion và khoáng chất của đất đƣợc tốt hơn. Phân hữu cơ còn có tác dụng chuyển lân từ dạng khó tiêu thành dạng dễ tiêu cho cây trồng [6]. Một số nghiên cứu về cải tạo đất phiến thạch sét thoái hóa bằng bón phân chuồng và phân xanh tăng năng suất của cả hai cây trồng trong hệ thống xen canh (sắn/lạc) cho thấy: Năng suất thân lá lạc tăng 134%, lạc quả tăng 23 - 39%, năng suất sắn tăng lên 13 - 37%. Kết quả phân tích đất sau các vụ thu hoạch đƣợc vùi phụ phế phẩm cây họ đậu xen trong sắn sau 3 năm đã tăng tổng số của chất hữu cơ tầng canh tác lên 0,22% và tầng dƣới 0,19%. Các công thức có bón phân chuồng tầng đất mặt tăng đƣợc 0,28 - 0,61%, tầng đất dƣới tăng 0,25 - 0,82%. Hàm lƣợng Nitơ tổng số cũng đƣợc tăng lên sau 3 năm sản xuất liên tục trên cơ cấu sắn xen đậu đen/lạc và vùi tàn dƣ hữu cơ của cây 27 Nguyễn Viết Hƣng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ đậu đen/lạc tại chỗ. Bón phân hữu cơ cũng cải thiện chế độ lân và kali dễ tiêu trong đất. Thông qua bón phân và trồng bằng cây phân xanh cải tạo đất phiến thạch thoái hóa. Bón phân chuồng, phân xanh (thân lá cốt khí) làm tăng lân và kali dễ tiêu. Lân dễ tiêu tăng 3,45 - 7,14 ppm, và kali dễ tiêu tăng 2,33 đến 4,68 mg K/100 g đất so với trƣớc khi thí nghiệm. Với đặc điểm canh tác nhiều năm liền, cộng với đặc thù là đất đồi độ phì nhiêu thấp, hàng năm lại thƣờng bị rửa trôi nên việc trồng sắn hiện nay cũng đang đối diện với thách thức về sự suy thoái dinh dƣỡng đất trồng. Việc bón phân đầu tƣ cho cây sắn ban đầu cũng nhƣ sự hoàn trả lại đất chất hữu cơ từ thân lá chƣa bù đắp đƣợc lƣợng dinh dƣỡng mà đất mất đi hàng năm. Do vậy, bón phân hữu cơ cho sắn là giải pháp hữu hiệu giúp bổ sung dinh dƣỡng cho đất, đồng thời cải tạo đất, bảo vệ môi trƣờng. Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi tiến hành Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến năng suất, chất lượng sắn. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu là 2 giống sắn triển vọng KM414 và KM98-7. Các loại phân hữu cơ nhƣ phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, phân hữu cơ NTT. Đề tài đƣợc tiến hành trên 2 loại đất (đất gò đồi và đất bãi) tại 02 tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang trong năm 2012. Thí nghiệm đƣợc bố trí chính quy 04 công thức 03 lần nhắc lại trên đồng ruộng của nông dân. Bố trí theo phƣơng pháp ngẫu nhiên hoàn toàn mỗi công thức thí nghiệm 30m2. Mỗi một điểm nghiên cứu đƣợc triển khai trên 02 loại đất (đất gò đồi và đất bãi). Công thức 1: Bón nhƣ nông dân - 1 tấn phân chuồng (Đối chứng) Công thức 2: 5 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + 120Kg N + 60 Kg P205 + 120 Kg K20/ha Công thức 3: 5 tấn phân chuồng + 120Kg N + 60 Kg P205 + 120 Kg K20/ha Công thức 4: 5 tấn phân hữu cơ sinh học NTT + 120Kg N + 60 Kg P205 + 120 Kg K20/ha. 28 118(04): 27 - 32 Quy trình kỹ thuật và các chỉ tiêu theo dõi tuân theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống sắn QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Ảnh hƣởng của loại phân hữu cơ đến năng suất, chất lƣợng của giống sắn KM414 trên đất đồi Trên đất gò đồi, năng suất củ tƣơi của các công thức dao động từ 32,5 – 43,8 tấn/ha, năng suất thân ...

Tài liệu được xem nhiều: